- Tên môn học: Những vấn đề triết học về văn hoá (môn lý thuyết) - Mã môn học: PHI 6022
- Số tín chỉ: 2 - Môn học: tự chọn
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức: học viên nắm được bản chất, cấu trúc, chức năng của văn hoá. Phân biệt được cách tiếp cận triết học về văn hoá với cách tiếp cận của một số khoa học khác về văn
hoá. Nắm được hệ những vấn đề chung thuộc phạm vi nghiên cứu của triết học về văn hoá và những vấn đề triết học văn hoá cấp thiết đang đặt ra hiện nay.
- Mục tiêu kỹ năng: học viên hình thành kỹ năng phân tích, ứng dụng tri thức và phương pháp triết học trong nghiên cứu một vấn đề cụ thể.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học gồm 3 nội dung chính sau đây:
Văn hoá với tư cách là đối tượng nghiên cứu của triết học
Hệ những vấn đề chung thuộc phạm vi phân tích triết học về văn hoá Một số vấn đề triết học văn hoá trong thời đại toàn cầu hoá
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp: 20 Nội dung Lý thuyết 20 Bài tập 0 Thảo luận 0 Thực hành 0 Tự nghiên cứu: 10 Tổng 30
Chương 1. Văn hoá với tư cách là đối tượng nhận thức của triết học
1.1. Khái niệm văn hoá: định nghĩa, cấu trúc, chức năng
1.2. Vấn đề văn hoá trong triết học trước Mác 1.3. Những nguyên tắc cơ bản của triết học Mác trong nhận thức về văn hoá
1.4. Phân biệt cách tiếp cận triết học với cách tiếp cận văn hoá học về văn hoá
6 4 10
Chương 2. Hệ những vấn đề chung thuộc phạm vi phân tích triết học về văn hoá
2.1. Bản chất của văn hoá 2.2. Văn hoá và xã hội 2.3. Văn hoá và con người 2.4. Văn hoá và tự nhiên
2.5. Động lực của sự phát triển văn hoá
7 3 10
Chương 3. Một số vấn đề triết học văn hoá trong thời đại toàn cầu hoá
3.1. Ý niệm về một nền văn hoá toàn cầu
3.2. Cái phổ biến và cái đặc thù - các nền văn hoá
trong cách giải quyết những vấn đề chung của nhân loại
3.3. Giao lưu văn hoá trong điều kiện toàn cầu hóa 3.4. Văn hoá chính trị trong thời đại toàn cầu hoá 3.5. Văn hoá Việt Nam trong thời đại toàn cầu hoá
6. Học liệu
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1/ Nguyễn Huy Hoàng (2000): Văn hoá trong nhận thức duy vật lịch sử của C. Mác,
Nxb. VHTT, HN
2/ Phạm Thái Việt (2006): Toàn cầu hoá: những biến đổi lớn trong đời sống chính trị
quốc tế và văn hoá, Nxb. KHXH
3/ Hồ Sĩ Quý (1999): Tìm hiểu về văn hoá và văn minh, Nxb. CTQG 4/ Đỗ Huy (2005): Văn hoá và phát triển, Nxb. CTQG
5/ Trần Ngọc Thêm (1997): Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Tp HCM 6/ Nguyễn Huy Hoàng (2002): Mấy vấn đề triết học văn hoá., Nxb. VHTT 6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
7/ Fons Trompenaars, Charles Hampden-Turner (2006). Chinh phục các làn sóng văn hoá, Nxb. Tri thức
8/ Edgar Morin (2002): Trái đất tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới, Nxb. KHXH
9/ Karad Lorenz (2007): Những vấn đề lớn của nhân loại, Nxb. Hà Nội
10/ E.A. Poznhiacop (1999): Triết học văn hoá, Nxb. Inturreclama, Matxcơva (tiếng Nga)
11/ V.E. Đaviđovich, Iu.A. Zđanop (1979): Bản chất của văn hoá, Nxb. RGU (tiếng Nga)
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu: điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 % - Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường Chủ nhiệm khoa Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CHÂU Á VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY
The Conception of Asian Values and its Meaning in the Context of Contemporary Intergration
1. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Nguyễn Vũ Hảo
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: 14.00 – 17.00 thứ 2, thứ 6 hàng tuần
Địa điểm làm việc: tại phòng Phó Chủ nhiệm khoa, khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ quan: Khoa Triết học, Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi + Nhà riêng: Nhà 3, Ngõ 176, phố Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân + Điện thoại CQ: 858 7008
+ Điện thoại NR: 565 3530
+ Điện thoại di động: 0912 817816
Email: nguyenvuhao@hotmail.com Các hướng nghiên cứu chính: - Lịch sử triết học phương Tây - Triết học phương Tây hiện đại - Triết học mácxít
1.2. Họ và tên: Hồ Sĩ Quý
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ. Các hướng nghiên cứu chính:
- Triết học văn hoá - Triết học về con người
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Quan niệm về giá trị châu Á và ý nghĩa của nó trong bối cảnh hội nhập hiện nay (môn lý thuyết)
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Lựa chọn
Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
3. Mục tiêu môn học * Mục tiêu kiến thức: * Mục tiêu kiến thức:
- Nắm được nội dung cơ bản của quan niệm về giá trị châu Á: khái niệm giá trị châu Á, cuộc tranh luận về giá trị châu Á, những nền tảng lý luận của giá trị châu Á.
- Hiểu được giá trị châu Á trong tương quan của nó với giá trị văn hóa truyền thống, giá trị châu Âu, giá trị nhân loại.
- Hiểu được khái quát những tác động tiềm tàng của giá trị châu Á đối với đời sống tinh thần xã hội cũng nhưđối với chiến lược phát triển ở các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam.
- Hiểu được xu hướng biến đổi của giá trị châu Á và ý nghĩa của quan niệm về giá trị châu Á trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
* Mục tiêu kỹ năng:
- Nắm được kỹ năng phân tích, tổng hợp và các cách đặt vấn đề khác nhau trong việc tiếp cận đến quan niệm triết học về giá trị châu Á.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, nguyên thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đưa ra và phát triển quan niệm về giá trị châu Á, theo đó dường như có những giá trịđặc trưng cho các nước châu Á, đặc biệt là những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore và các nước khác ởĐông Nam Á có cộng đồng lớn người Hoa sinh sống. Các giá trị châu Á được coi là có vai trò rất lớn đối với sự phát triển thần kỳ của những con rồng châu Á.
Môn học này cho phép học viên nắm vững quan niệm về các giá trị châu Á, vai trò và ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần xã hội cũng nhưđối với chiến lược phát triển ở các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Môn học còn cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến cuộc tranh luận ở các nước phương Tây và phương Đông về giá trị châu Á. Đặc biệt, môn học còn giúp học viên hiểu rõ giá trị châu Á trong mối tương quan với các giá trị nhân loại, giá trị phương Đông, giá trị phương Tây trong bối cảnh đối thoại giữa các nền văn hóa, và xung đột giữa các nền văn minh như S. Huntington đã cảnh báo.