4. Tóm tắt nội dung môn học:
TRIẾT HỌC VỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Philosophy of Religion in the Current Period
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Vui
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Các hướng nghiên cứu chính: - Lịch sử triết học - Tôn giáo học 1.2. Họ và tên: Hồ Trọng Hoài Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ Các hướng nghiên cứu chính: - Tôn giáo học - Triết học xã hội 1.3. Họ và tên: Nguyễn Đức Lữ Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ Các hướng nghiên cứu chính: - Tôn giáo học - Triết học lịch sử 1.4. Họ và tên: Đỗ Minh Hợp Chức danh, học hàm, học vị: TS. NCV chính Thời gian làm việc: 8h. – 16h.30 Địa điểm làm việc: Viện Triết học thuộc Viện KHXHVN Địa chỉ liên hệ: + Cơ quan: Viện Triết học, 59 Láng Hạ, Hà Nội + Nhà riêng: E5, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
+ Điện thoại CQ: 5141134 + Điện thoại NR: 8549892
+ Điện thoại di động: 0912968466 Các hướng nghiên cứu chính:
- Bản thể luận - Tôn giáo học
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Triết học về tôn giáo trong thời đại ngày nay (môn lý thuyết) - Mã môn học: PHI 602
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: lựa chọn
- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, gác 1, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức: sinh viên cần hiểu biết nội dung đặc thù của tha hóa trong thế giới hiện đại và hạn chế của các tôn giáo truyền thống trong việc giải quyết vấn đề tha hóa này như là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các giáo thuyết mới; cần nắm bắt được nội dung triết học của các tôn giáo hiện đại, vai trò của nó đối với sinh hoạt tôn giáo nói riêng và đời sống xã hội nói chung của con người hiện đại; những hạn chế của con đường giải thoát con người khỏi tha hóa do các tôn giáo hiện đại đưa ra.
* Mục tiêu kỹ năng: vận dụng kiến thức nhận được để làm sáng tỏ thực trạng đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay, cũng như ảnh hưởng có thể của các tôn giáo hiện đại đến triết lý nhân sinh của người Việt Nam hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiếp biến văn hóa toàn cầu.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Khái niệm triết học tôn giáo, phân biệt giữa triết học và tôn giáo. Điều kiện ra đời và tồn tại một số khuynh hướng triết học tôn giáo hiện đại. một số chủ đề của tôn giáo hiện đại. Đặc điểm và xu hướng vận động của một số khuynh hướng triết học tôn giáo hiện đại. Vấn đề nhập thế của tôn giáo. Ảnh hưởng của một số khuynh hướng triết học tôn giáo hiện đại đối với đời sống xã hội: Tôn giáo trong mối quan hệ với các lĩnh vực tinh thần xã hội khác: Tôn giáo và văn hoá; Tôn giáo và đạo đức; Tôn giáo và khoa học; Tôn giáo và chính trị. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo hiện nay: vấn đề tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng; tôn giáo với dân tộc và thời đại; tôn giáo với nền văn minh; tôn giáo trong nền kinh tế thị trường.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp: 20 Nội dung Lý thuyết 20 Bài tập 0 Thảo luận 0 Thực hành 0 Tự nghiên cứu: 10 Tổng 30
Chương 1. Sự ra đời của các triết học tôn giáo
hiện đại với tư cách các con đường khắc phục tha
hóa của con người hiện đại
1.1. Tôn giáo với vấn đề tha hóa: quá khứ và hiện đại
1.2. Triết học tôn giáo: sự luận chứng cho các con đường khắc phục tha hóa tinh thần
1.3. Những đặc điểm chung của triết học tôn giáo hiện đại và sự phân loại các tôn giáo hiện đại
Chương 2. Các cách tiếp cận hiện đại với tôn giáo
2.1. Cách tiếp cận thần học mới 2.2. Cách tiếp cận nhân học triết học 2.3. Cách tiếp cận sinh học và tâm lý học 2.4. Cách tiếp cận dân tộc học
4 2 6
Chương 3. Thiên Chúa giáo mới
3.1. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo mới
3.2. Những nội dung triết học của Thiên Chúa giáo mới
3.3. Thiên Chúa giáo mới trong thế giới hiện đại
4 2 6
Chương 4. Các tôn giáo phương Đông mới
4.1. Sự ra đời của các tôn giáo phương Đông mới 4.2. Nội dung triết học của các tôn giáo phương Đông mới
4.3. Các tôn giáo phương Đông mới trong thế giới hiện đại
4 2 6
Chương 5. Duy khoa học giáo
5.1. Sự ra đời của Duy khoa học giáo
5.2. Nội dung triết học của Duy khoa học giáo 5.3. Duy khoa học giáo trong thế giới hiện đại
4 2 6
6. Học liệu
6.2. Tài liệu tham khảo
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2006): Tôn giáo Lý luận: Xưa và nay, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
2. Mel Thomsom (Đỗ Minh Hợp dịch, 2005): Triết học tôn giáo, Nxb. CTQG, Hà Nội. 3. Tôn giáo học nhập môn. Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2006.
5. Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại. T/c. TH, N%3, 2001. 6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
1. Đỗ Minh Hợp (2006): Diện mạo triết học phương Tây hiện đại. Nxb. HN 2. Từ điển tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, 1999.
3. Kinh Thánh. Nxb. Tôn giáo, HN., 2006. 4. K’oran. Nxb. Tôn giáo, HN., 2005.
5. Doãn Chính (Chủ biên), Vũ Quang Hà, Châu Văn Ninh (2003): Kinh văn của các trường phái triết học ấn Độ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Lê Anh Dũng (1994): Con đường tam giáo Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. HCM. 7. Thích Mãn Giác (2002): Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ, Nxb. Tp. HCM. 8. Nguyễn Hùng Hậu (2002): Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb. KHXH. 9. Vũ Khiêu (Chủ biên, 1991): Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học xã hội, HN. 10. Trần Trọng Kim (2001): Nho giáo, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
11. Thích Quảng Liên (2003): Phật giáo và triết học Tây phương, Tìm hiểu tư tưởng triết học của Gautama Buddha, Heraclite, Arthur Schopenhauer, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
Wesites, 1) http//www.philosophy.ru/; 2) http//www.cpv.org.vn/; 3) http//www.phil.cam.ac.uk/.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu: điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 % - Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường Chủ nhiệm khoa Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC