1. Thông tin giảng viên
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG KINH DỊCH
Philosophical Thought in the “Book of Change”
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Nguyễn Duy Hinh
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư
- Thời gian làm việc: 14.00 - 17.00 thứ hai hàng tuần
- Địa điểm làm việc: Phòng 7, nhà B-C, 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ quan: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội
+ Nhà riêng: Số 5, Ngách 15, Ngõ 395, Trương Định + Điện thoại: CQ: ; NR: 04 662 1502
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử Phật giáo, triết học Phật giáo - Tín ngưỡng thành hoàng làng
- Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội hiện đại 1.2. Họ và tên: Lê Văn Quán
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, tiến sĩ Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học Trung Quốc - Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
1.3. Họ và tên: Nguyễn Tài Thư
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, tiến sĩ Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học Trung Quốc - Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Tư tưởng triết học trong Kinh dịch (lý thuyết) - Mã môn học: PHI 6031
- Môn học: Lựa chọn
- Các môn học tiên quyết: PHI 6002
- Địa chỉ khoa phụ trách môn họ: Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
* Về kiến thức: Nắm được nội dung triết học cơ bản của Kinh dịch, vai trò của Kinh Dịch trong triết học Trung Quốc nói riêng, trong đời sống tinh thần xã hội Trung Hoa nói chung.
* Về kỹ năng: Môn học này giúp cho sinh viên trao dồi và nâng cao khả năng tư duy lý luận, từ đó phân tích, đánh giá các vấn đề khoa học, hướng sinh viên tới tiếp cận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để diễn giải những vấn đề trong Kinh dịch.
4. Tóm tắt nội dung môn học
- Những tiền đề tư tưởng của Kinh dịch. Vấn đề tác giả của Kinh dịch. Nội dung cơ bản của Kinh dịch, kinh của những sự chuyển hoá của vạn vật trong thế giới.
- Một số vấn đề triết học của Kinh dịch. Sự thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau và bài trừ lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong vạn vật: Âm và Dương, Càn và Khôn. Mối quan hệ giữa con người và thế giới trong Kinh dịch.
- Giá trị khoa học của những vấn đề trong Kinh dịch, định hướng hoạt động con người trong Kinh dịch.
- Kinh dịch dưới cách nhìn của phép biện chứng. Vai trò của Kinh dịch trong triết học và văn hoá Trung Hoa. Đặt vấn đề về giá trị khoa học của Kinh dịch và những cơ sở khoa học của Kinh dịch. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Kinh dịch.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp: 20 Nội dung Lý thuyết 20 Bài tập 0 Thảo luận 0 Thực hành 0 Tự nghiên cứu: 10 Tổng 30 Chương 1. Nhập môn 1.1. Tiền đề tư tưởng của Kinh dịch 1.2. Vấn đề tác giả của Kinh dịch 2 2 4
Chương 2. Tổng quan về Kinh dịch
2.1. Giới thiệu Kinh dịch
2.2. Nội dung chính của Kinh dịch
3 1 4
Chương 3. Những vấn đề triết học đặt ra trong
Kinh dịch
3.1. Thống nhất, chuyển hoá giữa Âm và Dương, giữa Càn và Khôn
3.2. Bài trừ giữa Âm và Dương, Càn và Khôn 3.3. Tính thống nhất và tính đa dạng của vạn vật trong Kinh dịch
Chương 4. Những giá trị khoa học của Kinh dịch
4.1. Những cơ sở lý luận của Kinh dịch 4.2. Những cơ sở thực tiễn của Kinh dịch
4.3. Những ảo tưởng, lạm dụng Kinh dịch trong việc bói toán, bấm quẻ
4 2 6
Chương 5. Kinh dịch dưới cách nhìn của phép biện chứng và toán học
5.1. Dưới cách nhìn của phép biện chứng 5.2. Dưới cách nhìn của toán học
4 1 5
Chương 6. Vai trò của Kinh dịch trong triết học và văn hoá Trung Hoa
6.1. Những ảnh hưởng tích cực 6.2. Một sốảnh hưởng tiêu cực 6.3. Kinh dịch dưới cách nhìn cổđại và hiện đại 3 2 5 6. Học liệu 6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Hồ Thích (2004): Trung Quốc triết học sử đại cương, Nxb. VHTT
2. Phùng Hữu Lan (1999): Trung Quốc hiện đại triết học sử, Nxb. Nhân dân, Quảng Đông, Trung Quốc
3. Nguyễn Hiến Lê: Kinh dịch, NXB TP Hồ Chí Minh, 1996 6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
4. Max Kaltenmark: Triết học Trung Hoa, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1999
5. Nguyễn Đăng Thục: Triếthọc phương Đông, 5 tập,Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1999 6. N. Konrat: Phương Đông và phương Tây (Những vấn đề triết học, triết học lịch sử, văn học Đông và Tây), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997
7. Franxoa Julien: Triết học phương Tây và minh triết phương Đông, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu: điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 % - Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường Chủ nhiệm khoa Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC