5. Nội dung mụn học, hỡnh thức tổ chức dạy học
NHÂN HỌC TRIẾT HỌC
Philosophical Anthropology
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Đỗ Minh Hợp Chức danh, học hàm, học vị: TS. NCV chính Thời gian làm việc: 8h. – 16h.30 Địa điểm làm việc: Viện Triết học thuộc Viện KHXHVN Địa chỉ liên hệ: + Cơ quan: Viện Triết học, 59 Láng Hạ, Hà Nội + Nhà riêng: E5, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
+ Điện thoại CQ: 5141134 + Điện thoại NR: 8549892
+ Điện thoại di động: 0912968466 Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Tây - Tôn giáo học
- Toàn cầu học triết học
1.2. Họ và tên: Nguyễn Vũ Hảo
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Tây - Triết học văn hoá
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Nhân học triết học (môn lý thuyết) - Mã môn học: PHI 6025
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Lựa chọn - Môn học tiên quyết: PHI 6007
- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, gác 1, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức:trang bị cho học viên những kiến thức căn bản, có hệ thống về con người, làm cho họ nắm được một số nguyên lý tối hậu xuất phát từ vị trí của con người trong thế giới và do vấn đề về mục đích tồn tại của bản thân mình đặt ra, qua đó học viên thấy rõ mối liên hệ mật thiết giữa triết học và cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
* Mục tiêu kỹ năng: học viên có được cái nhỡn khỏi quỏt, cú thể so sỏnh và tổng hợp những quan điểm và phương pháp tiếp cận cơ bản của các trào lưu triết học khác nhau về con người trong vũ trụ cả về mặt lịch sử lẫn về mặt hệ thống.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Nhõn học triết học là môn khoa học nghiên cứu phổ quát về con người và tồn tại người trong thế giới dưới giác độ triết học. Đây là khoa học tổng hợp đặt nền tảng triết học cho các chuyên ngành cụ thể khác nhau liên quan đến con người như nhân học văn hóa, nhân học đạo đức, xó hội học, tõm lý học, văn hóa học, giáo dục học, dân tộc học, tôn giáo học, y học, tâm thần học, sinh lý học, v.v..
Vị trí của nhân học triết học trong hệ thống các khoa học về con người, nhất là quan hệ giữa nhân học sinh lý và nhân học triết học, giữa các bộ môn khoa học nhân văn và nhân học triết học, giữa dân tộc học, văn hoá học và nhân học triết học, giữa triết học và nhân học.
Cuộc cách mạng nhân học diễn ra trong thế kỷ XX, quan niệm của triết học duy lý về con người, những bước ngoặt diễn ra trong phân tâm học và chú giải học xét từ góc độ nhận thức về con người. Khái niệm ”tự do” trong hệ thống khái niệm của nhân học triết học.
Bản tính hai mặt của con người, quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội, giữa cái tự nhiên và cái văn hoá, giữa cái thần thánh và cái có tính người trong con người. Vấn đề nguồn gốc xã hội – tâm lý của ý thức.
Bản chất của tình yêu như hình thức biểu hiện của bản tính đích thực người. Những vấn đề liên quan tới khoa học tình dục (scientia sexualis).
Con người với tư cách kẻ sáng tạo và tạo phẩm của văn hoá. Con người trong sinh hoạt hàng ngày. Vấn đềđạo đức, pháp luật và công bằng trong nhân học triết học.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học Lên lớp: 20 Nội dung Lý thuyết 20 Bài tập 0 Thảo luận 0 Thực hành 0 Tự nghiên cứu: 10 Tổng 30
(Nhân học triết học: những vấn đề và triển vọng) 1.1. Sinh học và nhân học
1.2. Dân tộc học và văn hoá học 1.3. Triết học và nhân học
Chương 2. Con người qua tấm gương tư tưởng của mình 2.1. Nhân học triết học ở thế kỷ XX 2.2. Nhân học lý tính 2.3. Phân tâm học và chú giải học 2.4. Chiến lược tự do 4 2 6
Chương 3. Con người đứng giữa thú vật và
Thượng đế
3.1. Bản tính hai mặt của con người 3.2. Nguồn gốc tâm lý – xã hội của ý thức 3.3. Tinh thần và thể xác
3.4. Trái tim và linh hồn 3.5. Siêu hình học tình yêu 2.6. Scientia sexualis
4 2 6
Chương 4. Con người với tư cách kẻ sáng tạo và tạo phẩm của văn hoá
4.1. Triết học xã hội và thế giới sinh hoạt hàng ngày
4.2. Lý luận nhận thức và cấu trúc của thế giới sinh hoạt hàng ngày
4.3. Không gian văn hoá
4.4. Quá trình văn minh ở phương Tây
4 2 6
Chương 5. Đạo đức, pháp luật và công bằng 5.1. Đánh giá lại giá trị
5.2. Giá trị và tồn tại
5.3. Trung thực và công bằng 5.4. Công bằng và phá huỷ 5.5. Đạo đức và pháp luật
5.6. Tổng kết: Tư tưởng về con người trong thời đại hậu nhân học
4 2 6
6.2. Tài liệu tham khảo
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Đỗ Minh Hợp (2006): Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb. HN. 2. Lưu Phóng Đồng (1994): Triết học phương Tây hiện đại, Nxb. CTQG.
3. Nguyễn Hào Hải (2001): Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
4. Đaviđôvích V. E. (người dịch: Hồ Sĩ Quý, Lưu Minh Văn, Nguyễn Anh Tuấn, 2003):
Dưới lăng kính triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia
5. Quang Chiến (chủ biên, 2000): Chân dung triết gia Đức, Viện Triết học.
6. Đặng Hà Chi: Nhân học triết học, Báo cáo Hội thảo khoa học Quốc tế “Triết học phương Tây trong thế kỷ XX”, Hà Nội, tháng 11/2006
7. Nguyễn Văn Huyên (1997): Vấn đề con người và tương lai loài người trong triết học I Cantơ, T/C Triết học, No 4, tr.12.
8. I. Kant (Bùi Văn Nam Sơn dịch, 2004): Phê phán lý tính thuần tuý, Nxb. Văn học. 9. Phạm Minh Lăng (2003): Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
10. Vũ Minh Tâm (1996): Tư tưởng triết học về con người, Nxb. Giáo dục. 11. Trần Đức Thảo (2004): Sự hình thành con người, Nxb. Đại học QG HN.
12. Trần Đức Thảo (1988): Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con
người”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
Wesites, 1) http//www.philosophy.ru/; 2) http//www.cpv.org.vn/; 3) http//www.phil.cam.ac.uk/.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu: điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 % - Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường Chủ nhiệm khoa Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC