GIAI ĐOẠN (1995-1997)
Đơn vị: 1,000USD
MẶT HÀNG 1995 1996 1997
(từ tháng 1-11)
Nông, lâm, thuỷ sản 80.471 (101,4) 56.511 (-29,8) 59.905 (15,5)
-Nông sản 60.537 (206,6) 37.427 (-38,2) 40.230 (14,6)
+Ngũ cốc 6.066 (-) 11.375 (87,5) 17.562 (64,7)
+Hoa quả chế biến 6.937 (1170) 5.301 (-23,6) 3.123 (-38,4)
+Dược liệu 4.730 (55,6) 6.277 (32,7) 4.298 (-22,4) +Cà phê 33.140 (355,6) 8.772 (-73,5) 9.002 (6,0) +Cao su 6.137 (25,2) 3.065 (-50,1) 2.411 (-14,7) -Lâm sản 5.273 (2,4) 6.178 (17,2) 3.410 (-35,1) -Thuỷ sản 14.661 (-2,7) 12.905 (-12,0) 16.265 (41,5) Khoáng sản 10.838 (21,2) 33.995 (213,7) 20.862 (-38,6) -Than 9.290 (-30,0) 8.266 (-11,0) 4.168 (-49,6) -Dầu thô 24.665 (-) 15.559 (-36,9) Các sản phẩm hoá chất 9.445 (127,5) 12.414 (31,4) 12.424 (11,3) -Các sản phẩm nhựa, cao su 1.676 (194,0) 2.941 (75,5) 2.680 (-4,3)
-Da chưa thuộc 7.451 (128,2) 8.136 (9,2) 7.087 (-0,3)
Hàng dệt, may 60.026 (28,0) 74.804 (24,6) 61.442 (-11,5)
-Vải và hàng dệt 30.340 (49,4) 34.505 (13,7) 23.175 (-26,5)
-Quần áo, đồ thêu 28.239 (33,5) 38.303 (35,6) 35.395 (-1,4)
+Quần áo 21.395 (91,4) 25,768 (20,4) 27.262 (12,6)
+Mũ túi 6.844 (118,6) 12.535 (83,2) 8.133 (-30,5)
Đồ điện và điện tử 7.954 (405,3) 25.336 (218,5) 22.600 (-5,0)
-Hàng điện tử công nghiệp 250 (-21,4) 2.507 (902,8) 2.233 (-10,9)
-Các linh kiện 6.885 (646,7) 20.092 (191,8) 18.667 (-7,1) +Pin 3.035 (-) 8.986 (196,1) 10.941 (32,0) +Loa 3.164 (281,6) 5.586 (85,1) 6.041 (16,6) Các loại khác 13.106 (76,4) 27.571 (110,4) 33.875 (33,6) -Giày 2.681 (-57,3) 11.141 (315,6) 11.618 (12,5) -Đồ dùng gia đình 267 (-53,4) 4.110 (1,493) 6.588 (77,6) -Văn phòng phẩm 1.127 (-4,2) 1.281 (13,7) 759 (-35,6) -Hàng thủ công mỹ nghệ 7.219 (115,4) 6.972 (3,4) 9.620 (45,9) -Các loại hàng khác 2.825 (145,4) 6.972 (3,4) 9.620 (45,9) Tổng cộng 193.598 (72,7) 232.048 (19,6) 211.987 (-2,3)
(Số trong ngoặc là mức tăng, giảm so với năm trước)
Nguồn: Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình (1999) - Hàn trước thềm thế kỷ XXI - Nxb Thống kê - Hà Nội - tr59
Đặc điểm của xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc là luôn biến động và thay đổi. Từ năm 1995 đến 1997, xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm và khoáng sản như than đá, dầu thô liên tục giảm. Mức xuất khẩu nông lâm sản giảm từ 80,47 triệu USD năm 1995 xuống hơn 60 triệu USD năm 1997. Xuất khẩu cà phê giảm mạnh nhất từ 33,140 triệu USD xuống 9,002 triệu USD. Xuất khẩu dầu thô giảm từ 24,665 triệu USD xuống còn gần 16 triệu USD/1997. Trong năm 1997, nhiều sản phẩm xuất từ Việt Nam sang Hàn Quốc giảm mạnh. Xuất khẩu than giảm còn gần một nửa, xuất khẩu hoa quả chế biến, gỗ và các sản phẩm của gỗ giảm 1/3, trong khi đó xuất khẩu các sản phẩm như ngũ cốc, thuỷ sản, quần áo, giầy dép lại tăng lên [31; 60].
Trong cơ cấu nhập khẩu, Việt Nam nhập từ Hàn Quốc chủ yếu là các loại nguyên phụ liệu cho ngành dệt may - giầy dép, máy móc và thiết bị vận tải, các sản phẩm điện và điện tử, các sản phẩm hoá chất, các sản phẩm sắt- thép, thiết bị phụ tùng, vi tính, phân bón, ô tô, xăng dầu...Trong năm 1996, nhóm 4 loại sản phẩm đầu chiếm 71% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc, trong đó hàng nguyên liệu dệt may chiếm 27%, máy móc và thiết bị vận tải chiếm 19,5%, hàng điện và điện tử chiếm 12,4%, các sản phẩm hoá chất chiếm 11,6% [31; 60]. Trong những năm gần đây Hàn Quốc đã tăng cường xuất khẩu sang Việt Nam các hàng hoá cao cấp như xe ô tô, thiết bị thông tin, phần mềm vi tính.
Trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc, có thể thấy rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai bên. Do khả năng sản xuất và trình độ kỹ thuật còn hạn chế, Việt Nam chưa có các mặt hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh, có hàm lượng kỹ thuật cao, và đem lại lợi nhuận lớn. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại nguyên vật liệu thô trong khi cần nhập nhiều máy móc, thiết bị, hoá chất và các loại nguyên vật liệu đã qua tinh chế. Dệt may được xem là một ngành quan trọng tạo ra kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam với các nước, nhưng trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc, tỷ lệ xuất khẩu trong ngành này lại rất thấp so với mức nhập khẩu (1995: 60 triệu/360 triệu USD; 1996: 75 triệu/440 triệu USD và 1997: 61 triệu USD/401 triệu USD) [31; 60].