III.1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 97)

I. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VIỆN TRỢ

III.1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

LĨNH VỰC KHÁC

Trong các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, thể thao, hợp tác trong năng lượng nguyên tử, công nghệ thông tin... mối quan hệ này đã có nhiều kết quả bước đầu khá tốt đẹp. Những quan hệ này đang mở ra những triển vọng mới cho quan hệ hai nước, nâng lên một mức "toàn diện" như lãnh đạo hai nước đã cam kết.

Về hợp tác giáo dục, hai nước đã tăng cường thường xuyên các mối quan hệ giáo dục với nhau. Việc trao đổi học sinh giữa hai nước đã diễn ra tuy nhiên vẫn còn nhiều

chưa đạt được kết quả như mong muốn do cả điều kiện khách quan và chủ quan. Việc đào tạo tiếng Việt tại Hàn Quốc và tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế như số lượng chưa đông và chất lượng chưa cao, số lượng các trường đào tạo tiếng ở tại cả hai nước vẫn còn khá khiêm tốn. Điều này không khỏi dẫn đến những khó khăn trong việc hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.

Trong quan hệ về du lịch giữa hai nước, mối quan hệ này tăng theo sự hợp tác về kinh tế và ngày càng có nhiều người dân hai nước qua lại lẫn nhau để kinh doanh và du lịch.

Quan hệ trong hợp tác về lao động cũng đạt được kết quả khả quan. Phía Hàn Quốc tiếp nhận 30% tổng số lao động Việt Nam đưa đi xuất khẩu lao động và ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động Việt Nam được làm việc tại nước này. Mới đây, Hàn Quốc vừa thông qua Luật lao động có sửa đổi ít nhiều điều, trong đó người lao động nước ngoài có trách nhiệm và được tôn trọng đối xử như người lao động Hàn Quốc. Hy vọng những sửa đổi này kết hợp với những cải tiến trong công tác tuyển chọn, đào tạo, và chuẩn bị cho người lao động ra làm việc ở nước ngoài của Hàn Quốc sẽ giúp cải thiện tình hình và do vậy quan hệ hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển.

Về lĩnh vực viện trợ phát triển, từ giữa những năm 90 về sau này, Việt Nam là nước được ưu tiên viện trợ không hoàn lại, và hưởng những ưu đãi trong hợp tác kỹ thuật của Hàn Quốc. Từ năm 1991 đến 2003, KOICA đã viện trợ không hoàn lại 41 triệu USD cho 25 dự án, điều tra nghiên cứu 5 đề án, mời 1.437 nghiên cứu sinh Việt Nam, gửi 33 chuyên gia, gửi 102 đoàn từ thiện, viện trợ hàng hoá trị giá 680 nghìn USD, viện trợ khẩn cấp 420 nghìn USD [10; 4]. Các dự án chính mà phía Hàn Quốc sử dụng nguồn viện trợ là: xây dựng trường học, bệnh viện ở miền Trung; thành lập trường kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn; thành lập phòng giao dịch chứng khoán; thành lập trường đào tạo việc làm; xây dựng trung tâm khoa học kỹ thuật Việt - Hàn. Tuy nguồn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam của Hàn Quốc vẫn đang ở trong quy mô nhỏ, nhưng việc hợp tác và thi hành hành nhanh chóng các chương trình có vốn từ khoản viện trợ được

đánh giá rất cao. Đặc biệt trong hai năm 2001-2002 Hàn Quốc đã viện trợ 2 triệu USD cho xây dựng 40 trường tiểu học và khoảng 3 triệu USD trong hai năm (2002-2004) cho xây dựng bệnh viện ở khu vực miền Trung. Một đặc điểm là gần như tất cả các nguồn viện trợ không hoàn lại, hoặc được vay ưu đãi đều được đầu tư vào khu vực miền Trung, nơi quân lính Hàn Quốc trước kia đóng và hành quân ở đây.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)