II.2.3/ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 67)

1. Các loại thuộc ngành vải sợi 435,123 347,109 396,107 423,883 404,

II.2.3/ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

LĨNH VỰC KHÁC

A. QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ - GIÁO DỤC

Bên cạnh quan hệ thương mại và đầu tư, sự hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng phát triển rất nhanh và đạt được những kết quả đầy khả quan trong mười năm qua. Nhìn lại lịch sử, mối quan hệ hợp tác văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc đã được bắt đầu ngay từ trước khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao hai nước. Đó là vào tháng 8-1988, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Olympic và đoàn Olympic của Việt Nam đã có dịp tới thăm Hàn Quốc. Tuy vậy, quan hệ hợp tác văn hoá giáo dục giữa hai nước thực sự bắt đầu từ 1992 khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Yong Dok vào tháng 8-1994, hai nước đã chính thức ký kết Hiệp định văn hoá song phương để mở đường cho những hoạt động giao lưu văn hoá. Hiệp định văn hoá gồm 15 điều, trong đó điều 2 có 6 mục quy định những định chế nhằm thúc đẩy sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, học thuật mà điển hình là việc khuyến khích các cuộc viếng thăm, trao đổi

giữa các nhà nghiên cứu, giáo viên, học sinh, giữa các chuyên gia; điều 4 của hiệp định có 5 mục quy định về việc khuyến khích hợp tác trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật... nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau của người dân hai nước.

Qua Hiệp định văn hoá này giữa hai nước đã hình thành những cơ chế pháp lý chính thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến trao đổi, giao lưu học thuật giữa hai quốc gia, đặc biệt giữa các trường đại học của hai nước.

Hàng năm chính phủ Hàn Quốc thông qua các chương trình viện trợ ODA giúp đào tạo những chương trình sau đại học cho nhiều cán bộ Việt Nam trong các ngành nghề khác nhau. Hiện có khoảng 1.500 cán bộ, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại các trường đại học Hàn Quốc [31; 68]. Ngoài ra, các khoá đào tạo công nhân Việt Nam trước khi làm việc trong các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc cũng giúp nhiều lao động Việt Nam nâng cao trình độ tay nghề và củng cố những kiến thức khoa học - kỹ thuật nói chung nhằm đáp ứng những yêu cầu của phía Hàn Quốc cũng như khu vực và thế giới đặt ra trong thời đại hiện nay.

Tại Việt Nam, ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ hữu nghị, khoa Ngữ văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội) thành lập bộ môn tiếng Hàn Quốc dù trước đó Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh đã lần lượt kết nghĩa với Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc vào các năm 1990, và 1991. Hiện nay trên toàn quốc có 4 trường đại học thành lập ngành học tiếng Hàn cụ thể như sau:

Tên trƣờng Năm

Khoa Đông phương học - ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội 1993 Đại học Ngoại ngữ Hà Nội 2001 Khoa Đông phương học - Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Tp. Hồ

Chí Minh

1994

Đại học Ngoại ngữ Thông tin Tp. Hồ Chí Minh Đại học Hồng Bàng

Ngoài ra, hàng năm cứ vào kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ đông, các trường đại học của Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, khoa Ngữ văn thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh... có tiếp nhận các nghiên cứu sinh Hàn Quốc nghiên cứu chuyên ngành tiếng Việt theo học. Họ là những học sinh tự túc đến Việt Nam với thời hạn ngắn trong 1 - 2 tháng, dài là trên một năm để nghiên cứu thực tập tiếng Việt.

Về phía Hàn Quốc, trước thời điểm có quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, cơ quan đào tạo tiếng Việt duy nhất ở Hàn Quốc là khoa tiếng Việt được thành lập năm 1966 ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc - Seoul. Trong quá khứ, mặc dù quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và chính phủ Nam Việt Nam được thiết lập từ năm 1956, nhưng ở miền Nam Việt Nam không hề có một cơ quan đào tạo tiếng Hàn nào. Sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc thiết lập năm 1992, thì ngay trong năm đó khoa tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Pusan (Phú Sơn) được thành lập và một số trường đại học Hàn Quốc đã bắt đầu xúc tiến kết nghĩa với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Bảng dưới đây cho thấy ngay sau khi quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc được thiết lập, ở Hàn Quốc lập tức có 4 trường đại học thành lập khoa đào tạo tiếng Việt.

Tên trƣờng đại học Thời điểm

Đại học Ngoại ngữ Pusan 1992 Đại học chuyên ngữ SungSim 1994 Đại học Công nghiệp Chung Nam (Đại học Chyong Un) 1998 Đại học Liên hợp Châu Á (Đại học Liên hiệp Thần học Châu Á) 1998

Nguồn:Vietnam Republic of Korea Relations: Ten Years and Beyond - Institute for International

Relations-Hanoi-December-2002- p260

Tất cả các khoa tiếng Việt trong các trường đại học kể trên của Hàn Quốc đều được thành lập bắt đầu từ năm 1992 khi hai nước đã có quan hệ hữu nghị và đặc điểm chung là tất cả đều thuộc trường tư thục. Các trường đại học này đều mới ở trong quá

trình giúp một số học sinh trong khoa muốn học thêm tiếng Việt ở trình độ sơ cấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực cho các ngành, các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam trong các viện nghiên cứu hoặc trong các trường đại học.

Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu cử lưu học sinh nhận học bổng nhà nước sang Việt Nam từ năm 1994. Bảng dưới đây cho thấy: Những lưu học sinh do Bộ giáo dục cử sang chủ yếu học văn học hoặc lịch sử và nơi học cũng chỉ giới hạn ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước khi sang Việt Nam những học sinh này đã có bằng cử nhân tiếng Việt ở Hàn Quốc.

Năm Số lƣợng Chuyên môn Nơi học Khoá học

1994 01 Văn học Đại học KHXH&NV Hà Nội 03 năm

1995 01 Lịch sử Đại học KHXH&NV Hà Nội 03 năm

1996 01 Lịch sử Đại học KHXH&NV Hà Nội 03 năm

1997 01 Lịch sử-Văn hoá Đại học KHXH&NV Hà Nội 03 năm

Nguồn: Vietnam Republic of Korea Relations: Ten Years and Beyond - Institute for International Relations - Hanoi - December - 2002 - p262

Ngoài số học bổng Nhà nước, còn có rất nhiều học sinh tự túc đã theo học tại Việt Nam với các chương trình để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

Tên trƣờng Loại học vị Chuyên môn

Đại học Sư phạm -Chương trình Cử nhân 07 người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chương trình Thạc sĩ 01 người. Thạc sĩ 01 người.

-Chương trình tiến sĩ 01 người. Tiến sĩ 01 người

-Văn học Hiện đại (Thạc sĩ 01 người).

-Văn học cổ điển (Thạc sĩ 01 người, Tiến sĩ 01 người).

-Ngôn ngữ học (Chương trình thạc sĩ 01 người)

Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội

-Chương trình cử nhân 01 người. Cử nhân 01 người, Thạc sĩ 01 người, Chương trình tiến sĩ 01 người, Tiến sĩ 01 người

-Văn học Cổ điển (Thạc sĩ 01 người) -Văn học (Chương trình tiến sỹ 01 người) -Lịch sử (Chương trình tiến sĩ 02 người, Tiến sĩ 03 người)

Đại học Kinh tế Quốc

dân Hà Nội -Chương trình tiến sĩ 01 người -Kinh tế học (Semaul Undong) Đại học Khai Phương

TP. Hồ Chí Minh -Thạc sĩ 01 người -Kinh tế học Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh

-Cử nhân 01 người, Thạc sĩ 01 người, Tiến sĩ 03 người

-Ngôn ngữ học (Thạc sĩ 01 người, Tiến sĩ 02 người)

Đại học Ngoại ngữ Hà Nội-Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Vietnam Republic of Korea Relations: Ten Years and Beyond - institute for International Relations - Hanoi - December - 2002 - p262

Tổ chức hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) từ năm 1994 đã gửi nhiều đoàn tình nguyện tới Việt Nam và năm 1995 đã cử nhân viên về hợp tác giúp Việt Nam trong việc đào tạo tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam. Sự tài trợ cho Việt Nam của KOICA trong năm 2002 đứng thứ 2 trong 134 nước trên thế giới mà tổ chức này tham gia hỗ trợ. Từ năm 1991 đến năm 2001, trong 11 năm qua KOICA đã cử tổng cộng 1.042 thực tập sinh, 28 chuyên gia, 2 giáo viên Taekwondo [78; 7].

Sự hỗ trợ của các tình nguyện viên hướng vào nhiều nội dung như: tiếng Hàn, Taekwondo, tin học, đào tạo thể thao, hộ lý, chăn nuôi gia súc, phát triển nông thôn, làm vườn... nhưng số lượng nhiều nhất là đào tạo tiếng Hàn. Trong số nhân viên về xúc tiến hợp tác thì tỷ trọng nhân viên đào tạo tiếng Hàn Quốc cũng nhiều nhất. Vào thời điểm cuối tháng 9-2002, số tình nguyện viên có 20 người, nhân viên xúc tiến hợp tác có 6 người đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy tiếng Hàn Quốc trong phạm vi cả nước Việt Nam [78; 9].

Quỹ hỗ trợ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF - Korean Fund) được thành lập với nhiệm vụ phát triển văn hóa Hàn Quốc, phổ cập tiếng Hàn và thúc đẩy ngành Hàn Quốc học ở nước ngoài, đã bắt đầu hỗ trợ cho Việt Nam từ năm 1994. Bên cạnh đó, vào tháng 12-1995, công ty điện tử Sam Sung đã ký quỹ gửi vào ngân hàng trao tặng quỹ 1 triệu USD. Từ năm 1997, Quỹ hỗ trợ giao lưu Hàn Quốc sử dụng tiền lãi của số tiền gửi trên hằng năm tổ chức thăm quan Hàn Quốc trong thời gian một tuần cho một đoàn đại biểu 15 thành viên của thế hệ trẻ Việt Nam thăm quan Hàn Quốc với các nội dung như: tìm hiểu xã hội, tham gia sinh hoạt văn hoá, thăm các nhà máy, thăm các địa danh di tích văn hoá cũng như thăm các cơ quan.... nhằm tăng cường hơn nữa sự giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Hiện tại, Quỹ KF mới hỗ trợ chủ yếu cho 2 trường đại học ở Việt Nam, số tiền và nội dung hỗ trợ hàng năm được nêu chi tiết trong bảng sau:

(USD)

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 67)