II.2/ QUAN HỆ VIỆT NAM HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 2002 II.2.1 QUAN HỆ CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 26)

II.2.1. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM - HÀN QUỐC

Ngày 22-12-1992 là một cột mốc thời khắc đáng ghi nhớ trong quan hệ của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc). Đây là ngày hai nước chính thức thiết lập ngoại giao cấp cao nhất sau những năm tháng thăng trầm trong quan hệ bằng việc ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thể hiện ý chí, nguyện vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước với mong muốn khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, xây dựng mối quan hệ hữu

nghị hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Quyết định này hoàn toàn phù hợp với xu thế của tình hình quốc tế và góp phần tích cực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Ngay sau khi thiết lập ngoại giao, hàng loạt những sự kiện quan trọng đầy ý nghĩa đã diễn ra liên tiếp và dồn dập trong hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc, tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua, đặt những nền móng tốt đẹp cho hai quốc gia thúc đẩy mối quan hệ này lên một tầm cao mới trong tương lai.

Đối với Việt Nam, năm 1986, với việc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, là một thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ, mở ra một giai đoạn mới với những chuyển biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như trong đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đường lối đối ngoại rộng mở do Đại hội VI đề ra xác định "nhiệm vụ hàng đầu là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc" [1; 99], với chủ trương "mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, bình đẳng cùng có lợi" là điều kiện thuận lợi cho cả hai nước Việt Nam - Hàn Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên vào thời điểm đó việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vẫn chưa đẩy mạnh được. Mỹ cũng đã gây ảnh hưởng để yêu cầu Hàn Quốc phải giữ khoảng cách trong việc cải thiện quan hệ đối với chính phủ Việt Nam. Phải cuối năm 1990, về căn bản, Mỹ mới thay đổi chính sách đổi với các nước Đông Dương. Theo đó, từ nửa cuối năm 1990 chính phủ Hàn Quốc mới bắt đầu chính thức cho phép các tổ chức doanh nghiệp nước này được đặt chi nhánh tại Việt Nam. Sau này, các cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai nước thường xuyên được tiến hành thông qua sứ quán của hai nước tại Thái Lan, Nhật Bản. Đồng thời việc bàn bạc về vấn đề bình thường hoá quan hệ giữa hai nước trong khoảng thời gian này cũng trở nên thuận lợi hơn. Trước tình hình khả quan trên, tháng 10-1990, phía Việt Nam ngỏ ý muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc thông qua Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan. Tháng 10-1991, vấn đề Campuchia được giải quyết với việc ký kết Hiệp định hoà bình Campuchia, qua đó

chính phủ Hàn Quốc cũng đã tỏ rõ sự ủng hộ tích cực trong việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Do vậy, tháng 12 cùng năm đoàn ngoại giao của chính phủ Hàn Quốc đã tới Hà Nội để bàn về vấn đề thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước.

Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước lúc bấy giờ chỉ còn là vấn đề thời gian, tuy nhiên đã bị trì hoãn lại 1 năm. Trong tình trạng vẫn còn sự kiềm chế của Mỹ, chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa thể nhanh chóng thiết lập ngay mối quan hệ với Việt Nam. Với lý do hiện vẫn chưa giải quyết xong các vấn đề như xác nhận sự tồn tại của tù binh Mỹ vẫn đang còn sống sót (POW - Prisoners of War), vấn đề tìm kiếm lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA - Missing in Action), chính phủ Mỹ không đồng tình với việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc được xúc tiến nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tại Mỹ diễn ra cuộc tranh cử tổng thống cộng với sự hợp tác đầy thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề MIA và POW, sự kiềm chế và gây sức ép của Chính phủ và nghị viện Mỹ đã lắng xuống nhiều. Điều này giúp hai nước Hàn Quốc - Việt Nam dễ dàng đi đến thoả thuận về thời điểm và phương thức thiết lập quan hệ ngoại giao, tiến đến bình thường hoá mối quan hệ.

Ngày 22-12-1992, với chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ok, hai nước Việt Nam - Hàn Quốc đã tuyên bố cùng ký kết việc bình thường hoá quan hệ giữa hai bên. Bản ký kết giữa hai bên cho thấy rõ quan điểm: hai nước sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác và việc hiểu biết lẫn nhau, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Trong cuộc tọa đàm cấp ngoại trưởng đầu tiên, Bộ trưởng Lee Sang Ok đã cùng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm bàn bạc về tình hình ở bán đảo Hàn Quốc, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, vấn đề hoà bình ở Campuchia, những phương án phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước sau khi thiết lập quan hệ, đồng thời hai nước cũng quyết định sẽ cùng đứng ra hợp tác cho sự phát triển phồn thịnh và hoà bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cũng trong cuộc toạ đàm, hai Bộ trưởng đã quyết định cho thành lập một Hội đồng kinh tế giữa hai nước, đứng đầu là trợ lý của các thứ trưởng ngoại giao, nhằm xúc tiến hợp tác kinh tế được nhanh chóng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lee Sang Ok trong chuyến thăm đã tiếp kiến Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Về vấn đề tham chiến của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam, Bộ trưởng Lee Sang Ok lấy làm tiếc và chân thành xin lỗi những việc đã xảy ra trong quá khứ, cho những thiệt hại của Việt Nam do binh lính Hàn Quốc trước đây gây ra. Bộ trưởng cho biết "Một thời gian trong quá khứ, quan hệ giữa hai nước đã có giai đoạn không được may mắn, vấn đề đặt ra với nhân dân hai nước là phải khắc phục được quá khứ đó, phát triển quan hệ hợp tác hướng tới tương lai" [37; 47]. Quan điểm đó của Bộ trưởng đã được Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ghi nhận và thực tế sau đó đã cho thấy phía Hàn Quốc đã có nhiều động thái tích cực nhằm hàn gắn vết thương quá khứ để mở ra một giai đoạn mới tốt đẹp trong quan hệ hai nước.

Ngày 14-5-1993, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã sang thăm hữu nghị chính thức Hàn Quốc. Trong chuyến thăm của mình, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tiến hành toạ đàm với Thủ tướng Hàn Quốc về các phương án thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa hai nước, đồng thời Thủ tướng cũng đã tới thăm Tổng thống Hàn Quốc Kim Yong Sam. Hai bên đã cùng trao đổi ý kiến về các vấn đề cùng quan tâm như phương hướng hợp tác kinh tế, tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước. Tổng thống Kim Yong Sam bày tỏ quan điểm muốn hai nước cùng vượt qua những thương đau trong quá khứ, đưa ra các nguyên tắc cùng có lợi cho cả hai bên, cùng đứng ra tăng cường quan hệ hợp tác như những người bạn đồng hành, đồng thời cũng mong muốn Việt Nam có những hỗ trợ tích cực cho các công ty Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam và trong khu vực.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gặp gỡ giới kinh doanh Hàn Quốc, cùng trao đổi ý kiến về phương án mở rộng giao lưu kinh tế, đồng thời cũng đi thị sát các khu công nghiệp Hàn Quốc như Ul San, Po Hang... Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chứng kiến quan chức hai nước Việt Nam - Hàn Quốc ký kết nhiều hiệp định như Hiệp định khuyến khích và bảo vệ đầu tư, Hiệp định về hàng không, Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kỹ thuật, kinh tế. Cũng trong năm 1993 này, để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước

trên các lĩnh vực, hai nước nhất trí thành lập Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc.

Ngày 20-5-1994, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Han Sung Ju đã chính thức sang thăm Việt Nam và đã cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Với chuyến thăm này, hai bên đã tiến hành nhận định, tổng kết hoạt động của các đại lý, văn phòng và các khu xây dựng... trong khoảng thời gian hơn 1 năm 6 tháng (tính kể từ ngày hai nước chính thức ký kết đặt quan hệ ngoại giao (22-12- 1992). Những thành công về mặt chính trị, kinh tế trong thời gian qua đã giúp Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành đối tác ổn định của nhau. Theo đó, quy định về thuế cũng sẽ thực hiện bình đẳng như người dân của mỗi nước, tránh xảy ra trùng lặp trong việc thu thuế của hàng hoá hai nước. Với quyết định như vậy, nền tảng cho việc đầu tư kinh doanh ở Việt Nam của các doanh nghiệp, các công ty Hàn Quốc đã được hoàn tất. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần coi như đã chuẩn bị cho các công ty Hàn Quốc cơ sở về mặt cơ chế để có thể tích cực hoạt động, đầu tư ở Việt Nam. Bộ trưởng Han Sung Ju thông qua toạ đàm với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã thoả thuận về việc ký kết Hiệp định văn hoá để mở rộng một cách sôi động hơn giao lưu về học thuật, văn hoá, thể thao giữa hai nước.

Trong chuyến đi này, Bộ trưởng Han Sung Ju cũng đã đến thăm Chủ tịch nước Lê Đức Anh, trình bày các ý kiến của mình về vấn đề sửa chữa lại những sai lầm trong quá khứ và cùng phát triển mối quan hệ hữu nghị, một điều mà Bộ trưởng cho là cần thiết trong ngoại giao giữa hai nước. Bộ trưởng Han Sung Ju cho rằng: "Quan hệ hai nước trong quá khứ đã từng có vết thương nhưng điều quan trọng là chúng ta phải khắc phục được nó, cùng đứng ra phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên", và Bộ trưởng cũng cảm thấy "rất là may mắn vì cả hai bên đều đã duy trì và phát triển được mối quan hệ tốt đẹp cùng có lợi cho nhau" [37; 50]. Tiếp đó, tháng 8-1994 Thủ tướng Lee Yong Dok đã tới thăm Việt Nam và có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cùng trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, và đều tỏ ý vui mừng vì quan hệ giữa hai nước mới chỉ thiết lập gần hai năm nay nhưng đã

phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực. Việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện để xác định những phương hướng, biện pháp thúc đẩy quan hệ trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam - Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Việc kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,1 tỷ USD, tăng gần 25% so với 1993 đã đưa Hàn Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ ba đồng thời cũng là nước đứng thứ ba về đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư trực tiếp của các công ty Hàn Quốc lên tới 860 triệu USD [Nhân Dân; 11/4/1995]. Để nâng cao quan hệ của hai nước lên một tầm cao mới và đi sâu vào thực chất hơn, mở ra triển vọng hợp tác sâu rộng trong tương lai, Thủ tướng Lee Yong Dok đã thay mặt chính phủ Hàn Quốc cùng phía Việt Nam ký kết Hiệp định văn hoá nhằm tạo điều kiện giúp cho Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp hai nước có cơ hội thuận lợi để hiểu nhau hơn.

Từ ngày 12 đến 17-4-1995, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã tới thăm Hàn Quốc theo lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Kim Yong Sam. Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam, điều này đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Tổng bí thư đã hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Kim Yong Sam, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước và trao đổi ý kiến về phương hướng tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, những biện pháp đưa sự hợp tác nhiều mặt lên một tầm cao mới khi giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng lịch sử, văn hoá và có nhiều tiềm năng có thể bổ sung cho nhau. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí khép lại quá khứ, hỗ trợ nhau cũng phát triển vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới

Tổng bí thư Đỗ Mười đánh giá cao chính sách của Tổng thống, chính phủ và Đảng Tự do dân chủ (Đảng cầm quyền của Tổng thống) đã coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và khẳng định chính sách của Việt Nam là mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với Hàn Quốc. Tổng bí thư cũng hoan nghênh việc Hàn Quốc chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước, cám ơn Hàn Quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực cải thiện kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục, đào tạo và mong muốn cùng với các quan hệ về mặt nhà

nước, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy các quan hệ giữa các cơ quan dân cử và các tổ chức quần chúng. Đồng thời, Tổng bí thư đề nghị chính phủ Hàn Quốc tiếp tục dành những khoản viện trợ mới cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp của Hàn Quốc tăng cường đầu tư chuyển giao công nghệ và hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam, nhất là đối với một số ngành như luyện kim, cơ khí, đóng tầu, điện tử, hoá dầu và xây dựng các khu công nghiệp tập trung.

Tổng thống Kim Yong Sam đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Tổng bí thư và tin chắc những kết quả của chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá giữa hai nước. Tổng bí thư nhấn mạnh những điểm tương đồng về lịch sử và văn hoá giữa hai nước, đặc biệt là tinh thần dân tộc và ý thức tự lực tự cường của nhân dân hai nước, và coi đây là những điều kiện để đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Tổng thống cũng nhấn mạnh việc cần phải thúc đẩy sự hợp tác giữa hai đảng cầm quyền có ý nghĩa rất quan trọng, tiếp tục những nỗ lực để phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt song phương.

Tổng bí thư cũng đã đi thị sát các tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc như Po Hang, Hyundai, Sam Sung, Daewoo... Qua việc thị sát trực tiếp tình hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc, Tổng bí thư Đỗ Mười mong muốn thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên ngày càng được mở rộng hơn nữa, góp phần vào sự phát triển của cả hai nước.

Tổng bí thư đã bàn với Tổng thống Kim Yong Sam về các phương án nâng cao phát triển quan hệ cho tương xứng với tiềm năng của hai nước, và kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc cùng tích cực tham gia hoạt động ở Việt Nam, mở rộng việc

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)