I. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VIỆN TRỢ
TÌNH HÌNH VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
(Đơn vị: nghìn đô)
Nội dung 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Viện trợ 21 297 999 2.291 3.312 3.649 2.755 3.126 6.193 4.736
Thứ hạng 103/120 12/128 3/133 1/143 3/137 2/140 2/138 1/126 1/128 2/132
("Thứ hạng" trên có nghĩa là vị trí của Việt Nam trong số các nước đang được viện trợ)
Nguồn: KOICA Vietnam (2003) - KOICA's activities in Vietnam - June 20, 2003
Viện trợ không hoàn lại trước đây của Hàn Quốc thông thường là cung cấp vật chất, tuy nhiên sau năm 1990 hình thức viện trợ đã được đa dạng hoá sang các lĩnh vực thực hiện dự án như khai thác nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ kinh tế thị trường, khoa học công nghệ... Các dự án viện trợ đã được chính phủ Việt Nam đánh giá cao và thông qua 18 dự án đã đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho Việt Nam. Tuy nhiên, vì không có một chỉ thị tổng hợp hay một mục đích chính chính xác nào trong công tác viện trợ cho nên đôi khi mang lại hiệu quả không cao cho kế hoạch viện trợ. Hậu quả là các công việc hỗ trợ không được tập trung lại, so với quy mô viện trợ nhỏ bé chia ra cho nhiều lĩnh vực thì đã gây khó khăn trong công tác quản lý. Đồng thời cơ quan phụ trách công
tác này là Bộ tài chính kinh tế và Bộ Ngoại giao cho nên đã tách riêng bộ phận hợp tác tài chính và hợp tác công nghệ và cho thấy sự hợp tác kém hiệu quả giữa hai Bộ. Nguồn Quỹ viện trợ phát triển (EDCF) được uỷ thác sang cho ngân hàng xuất nhập khẩu quản lý cho nên khi làm việc với các cơ quan tài chính thường gặp phải khó khăn về vấn đề thủ tục hành chính. Trước những hạn chế nêu trên, với tư cách là một nước viện trợ cho Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển 10 năm (2001-2010) và kế hoạch 5 năm (2001- 2005), Hàn Quốc cần phải có một cơ chế thực hiện các chính sách viện trợ cụ thể, và phù hợp với kế hoạch công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Việt Nam. Hàn Quốc nên chuyển giao các kinh nghiệm phát triển của mình và tập trung vào các công tác hỗ trợ phát triển nhân lực và đào tạo công nghệ mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Trong thời gian qua một số cơ quan từ thiện tôn giáo cơ đốc của Hàn Quốc đang làm việc rất tích cực tại Việt Nam trong việc tài trợ để thành lập trường dạy nghề tại thành phố Hồ Chí Minh cho thanh niên Việt Nam, tu bổ nhà thờ, xây dựng bệnh viện. Các cơ quan từ thiện của Hàn Quốc rất mong muốn làm trọn nhiệm vụ thiêng liêng để thực hiện lòng nhân ái thuần tuý cho người nghèo khổ đang cần tới sự trợ giúp không phân biệt ranh giới quốc gia, ý thức hệ và tôn giáo, đồng thời cũng muốn góp phần hàn gắn một giai đoạn trong quan hệ giữa hai nước khi Hàn Quốc đưa quân sang Việt Nam.
Tóm lại, ngày 22-12-1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ giữa Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc bằng sự thiết lập quan hệ ngoại giao cấp cao nhất (cấp đại sứ). Trước khi đạt được đỉnh cao này, mối bang giao giữa hai quốc gia gặp không ít khó khăn. Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi đang gia tăng nhanh chóng kể từ khi thiết lập quan hệ cho đến nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác đầu tư có thể xem Hàn Quốc là người đến sau so với nhiều nước mà chỉ trong một thời gian ngắn đã vươn lên chiếm giữ vị trí thứ ba sau Đài Loan, Hồng Kông với 65 công trình và 700 triệu USD (tính đến giữa năm 1994) [39; 20].
Về thương mại, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc tăng 10 lần từ 200 triệu USD năm 1992 lên 2,299 tỷ USD vào cuối năm 2001, 8 tháng đầu năm 2002,
kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt 1,676 tỷ USD trong đó Việt Nam nhập 1,375 tỷ USD và xuất 301 triệu USD [75; 14].
Về viện trợ phát triển cho đến nay Hàn Quốc đã dành cho Việt Nam 148 triệu USD tín dụng ưu đãi từ Quỹ viện trợ phát triển (EDCF) và viện trợ không hoàn lại khoảng 34 triệu USD [75; 14]. Các khoản viện trợ này đã và đang thiết thực góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Nâng cao đời sống của nhân dân tại các khu vực còn có nhiều khó khăn, góp phần xoá đi những mặc cảm về quá khứ và xây dựng tình hữu nghị hướng tới tương lai giữa nhân dân hai nước.
Về đào tạo nguồn nhân lực, đến nay đã có hơn 1000 người Việt Nam tham dự các chương trình đào tạo khác nhau của Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng đã cử nhiều chuyên gia và tình nguyện viên sang giúp Việt Nam.
Tại các chuyến thăm lẫn nhau, các nhà lãnh đạo cao nhất của chính phủ hai nước đã khẳng định rằng hai nước đều có những tiềm năng lớn trong quan hệ hợp tác lâu dài và cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997, và việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, dịch bệnh SARS, cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 có ảnh hưởng nhất định tới một số lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, triển vọng quan hệ hợp tác của hai nước trong tương lai, nhất là lĩnh vực kinh tế vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ hai nước.
Chƣơng III
ĐẶC ĐIỂM VÀ KHUYNH HƢỚNG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 - 20002