III.1.2 ĐẶC ĐIỂM TRONG QUAN HỆ VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 91)

I. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VIỆN TRỢ

III.1.2 ĐẶC ĐIỂM TRONG QUAN HỆ VỀ KINH TẾ

Trong khoảng thời gian mười năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thì hợp tác về kinh tế đóng vai trò chủ đạo và thúc đẩy các quan hệ khác phát triển theo. Những kết quả đạt đầy rực rỡ trong quan hệ về kinh tế đó đang là nguồn động viên, khích lệ hai

nước cùng thắt chặt quan hệ hợp tác để phát triển mối quan hệ này ngày càng hiệu quả hơn, tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai phía. Theo tôi trong khoảng thời gian mười năm đó mối quan hệ về kinh tế giữa hai nước mang những đặc điểm sau:

- Một trong những đặc điểm đầu tiên làm cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước tiến triển nhanh như vậy là ở tính hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa hai bên trong lĩnh vực kinh tế. Việt Nam là một nước đang phát triển, đang tiến hành xây dựng các ngành công nghiệp như điện tử, máy móc, dầu khí, chế tạo thép, đóng tàu... phấn đấu để có thể đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển trong tương lai. Trong quá trình đó, Việt Nam chọn đối tác kinh tế là những quốc gia như Hàn Quốc, nước đã phát triển cao với chính sách ưu tiên công nghiệp xuất khẩu và có thế mạnh về những ngành công nghiệp này. Về phía Hàn Quốc, như nhiều các doanh nghiệp ở các quốc gia khác, cũng chú ý tới Việt Nam bởi Việt Nam có một tiềm năng phát triển cao và chưa được khai thác đúng mức, hiệu quả.

- Hai là, các nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia vào hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, nhưng lĩnh vực đầu tư nhiều nhất là công nghiệp nhẹ, tiếp đó là công nghiệp nặng, công nghiệp điện, điện tử dân dụng, chế biến thép, công nghệ vi sinh, công nghiệp xây dựng và chế tạo cơ khí, thể thao, công nghiệp dịch vụ, xây dựng nhà máy dầu, chế tạo thép, nhà máy phát điện, nhà máy xi măng, nhà máy ô tô. Nhìn chung, Hàn Quốc có nhiều dự án quy mô lớn, đầu tư vào các ngành được Việt Nam coi trọng và chủ trương được Đảng, Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Đầu tư vào Việt Nam của Hàn Quốc thường chú trọng vào các ngành công nghiệp có hàm lượng sử dụng lao động cao mà nền kinh tế Hàn Quốc đã mất đi lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế (như việc sử dụng nhân công giá rẻ để nâng cao được sức cạnh tranh về xuất khẩu trong các lao động sản xuất giầy dép, may mặc, vải sợi...).

Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, số vốn đầu tư của Hàn Quốc đã gia tăng trong các lĩnh vực như nguyên liệu, hoá chất, sắt thép, phụ kiện ngành may và dần dần đa dạng hoá và phát triển về quy mô trong các ngành như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và phát triển tài nguyên, bưu chính viễn thông, đóng tàu, xây dựng khách sạn... Sau này

do nhu cầu của cả hai phía, Hàn Quốc và Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật cao hiện nay như: công nghệ thông tin, năng lượng nguyên tử... Sự chuyển hướng hợp tác và đầu tư trong những ngành kỹ thuật cao này phản ánh sự phát triển mối quan hệ hai nước và phù hợp với điều kiện phát triển từng giai đoạn của mỗi nước.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)