III.2.2 KHUYNH HƢỚNG QUAN HỆ VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG TƢƠNG LA

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 105)

I. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VIỆN TRỢ

III.2.2 KHUYNH HƢỚNG QUAN HỆ VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG TƢƠNG LA

TƢƠNG LAI

Trước những diễn biến thuận lợi của thế giới, khu vực cũng như với đà phát triển sẵn có của sự hợp tác hai nước, trong tương lai khuynh hướng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ mang những dấu ấn sau:

Về quan hệ chính trị: Mối quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng được thắt chặt hơn và đặt cơ sở cho những hợp tác khác phát triển. Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành đối tác quan trọng của nhau, và đang phấn đấu trở thành đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI. Sự phát triển của mối quan hệ đó sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi nước, đồng thời góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển trong khu vực. Về phía mình, Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác quan trọng cả về song phương và đa phương, còn phía Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á. Hai bên đều cùng tiến hành các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trên lĩnh vực hoạt động đối ngoại và trên các diễn đàn khu vực, quốc tế theo hướng ổn định, lâu dài và tin cậy lẫn nhau.

Chuyến thăm của Tổng thống Roh Moo Hyun trong 3 ngày (từ ngày 10 đến 12- 10-2004) sau khi dự Hội nghị ASEM 5 tổ chức tại Hà Nội được đánh giá tạo cơ sở cho sự phát triển thực chất quan hệ cả về chính trị và quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Các nhà lãnh đạo hai nước tiến hành cuộc hội đàm với nhau và đều bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện Hàn Quốc - Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun khẳng định chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giao lưu dân gian, văn hoá giáo dục, y tế... cũng như tăng cường hợp tác trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN+3, APEC và Liên Hợp Quốc

Hai bên khẳng định lòng mong muốn đóng góp vào hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, cũng như việc giải quyết hoà bình

của các vấn đề còn tồn tại trên bán đảo Triều Tiên. Để tăng cường tình hiệu quả trong việc phối hợp hành động, Việt Nam - Hàn Quốc đã ký văn bản "Thoả thuận về hợp tác giữa hai viện nghiên cứu của hai bộ ngoại giao" để thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa hai bên trong các vấn đề quốc tế.

Về quan hệ kinh tế: Mối quan hệ này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng và chiếm vai trò chủ đạo trong quan hệ, tạo đà thúc đẩy cho các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước trong thời gian tới.

Một tín hiệu đáng mừng cho cả hai nước khi trong một kết quả nghiên cứu được Đại sứ quán Hàn Quốc và Phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội (KOTRA) công bố ngày 24-8-2004 có 92,6% trong số 224 công ty Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam đánh giá tốt môi trường đầu tư Việt Nam. Trong đó 85,1% các nhà doanh nghiệp cho rằng nguồn nhân lực có năng lực là thế mạnh lớn nhất của Việt Nam. Theo Tuỳ viên thương mại Đại sứ quán Hàn Quốc có tới 62% các công ty Hàn Quốc được hỏi cho biết sẽ tuyên truyền và khuyến khích các công ty khác tới làm ăn tại Việt Nam.

Điều này chứng tỏ phía Hàn Quốc đánh giá rất cao môi trường đầu tư và thị trường Việt Nam. Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm hơn 7% và dân số đông tới 82 triệu người, Việt Nam được các doanh nghiệp Hàn Quốc chọn là cửa ngõ quan trọng để đi vào Đông Nam Á, một thị trường có tiềm năng to lớn. Việt Nam còn có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khá lớn, tiền đề quan trọng cho việc bảo đảm an ninh năng lượng. Trong chuyến thăm của Tổng thống Roh Moo Huyn năm 2004, các nhà lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến về kế hoạch hợp tác song phương, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.

Hiện tại các xí nghiệp Hàn Quốc đang tham gia đấu thầu 7 dự án xây dựng các nhà máy sản xuất phân bón, thuỷ điện và lọc dầu với tổng số vốn 3,6 tỷ USD và quan tâm 4 dự án xây dựng khác với quy mô 1,3 tỷ USD [Nhân dân, 12/10/2004]. Điều này cho thấy sự chuyển hướng quan tâm vào đầu tư của hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn

Quốc Ban Ki Mun nói "Không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, chuyến thăm chính thức của Tổng thống Roh Moo Hyun được trông đợi sẽ mở đường cho sự "bùng nổ" của làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam" [114].

Chưa bao giờ có một phái đoàn doanh nghiệp hùng hậu với 35 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc tháp tùng chuyến thăm của một Tổng thống tới Việt Nam. Điều này đã xác lập vị trí quan trọng của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư Hàn Quốc. Năng lượng, thông tin viễn thông, địa ốc là ba mũi nhọn đầu tư mà các doanh nghiệp Hàn Quốc hướng tới nhân chuyến thăm Việt Nam lần này. Chủ tịch tập đoàn SK Group. Chey Tae Won, một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đã đưa ra một kế hoạch thông qua Việt Nam như một cửa ngõ để đi vào thị trường Đông Nam Á từ thúc đẩy hợp tác trong khai thác dầu mỏ cho tới thị trường viễn thông di động. Chủ tịch công ty dầu lửa quốc gia Hàn Quốc (NOC) Yi Ok Su cho biết "Việt Nam là lựa chọn số một trong chiến lược về hợp tác khai thác dầu của NOC. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về dầu lửa với sản lượng khai thác ước tính chừng 2 tỷ thùng, trong đó nhiều có mỏ chưa được thăm dò. Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm tới lĩnh vực này và muốn được tham gia nhiều hơn nữa vào các dự án khai thác dầu của Việt Nam" [114].

Trong tương lai không xa, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cũng như khi Việt Nam tham gia đầy đủ AFTA sẽ thúc dòng thương mại và nguồn vốn đầu tư của phía Hàn Quốc chắc chắn sẽ tăng lên.

Về quan hệ viện trợ: Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc chân thành khi nhìn vào sự thật một thời gian quá khứ không tốt đẹp giữa hai nước và những thiệt hại do binh lính Hàn Quốc gây ra tại Việt Nam trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, và thực sự mong muốn hợp tác để hàn gắn quá khứ thương đau đó. Tất cả các lãnh đạo cấp cao của phía Hàn Quốc, các tổ chức quần chúng và nhân dân Hàn Quốc đã, đang ra sức làm nhiều việc để bù đắp lại những thiệt hại trên. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ nhiều mặt, trong tương lai nguồn viện trợ không hoàn lại cũng như các khoản vay với lãi suất ưu đãi của Hàn Quốc sẽ tăng lên giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Về quan hệ văn hoá, giáo dục, lao động, du lịch và quan hệ trong các lĩnh vực khác: Những mối quan hệ này ngày một phát triển và đi vào thực chất. Sự giao lưu giữa các đoàn văn hoá nghệ thuật giữa hai nước đã mở đường cho nhân dân hai nước thêm hiểu nhau, ngày càng có nhiều người dân hai nước học ngôn ngữ của nhau, tìm hiểu phong tục, tập quán, xã hội, luật pháp... Đây là tiền đề để xây dựng một mối quan hệ bền vững và toàn diện trong tương lai. Đại sứ Pack Nak Whan đã từng phát biểu trong buổi Triển lãm mỹ thuật đương đại Hàn Quốc tổ chức vào tháng 4-2002 rằng:"... Hợp tác kinh tế giữa hai nước đã được thiết lập năm 1992. Cả hai nước đã bắt đầu tính đến việc làm thế nào để xây dựng một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị gắn bó. Giao lưu văn hoá là cách tự nhiên để chúng ta hiểu biết sâu sắc về nhau..." [22; 12]. Với những thành tựu đó, một mối quan hệ "đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI" giữa hai nước đang dần trở thành hiện thực, và đem lại những kết quả tốt đẹp trong tương lai cho hai quốc gia, hai dân tộc.

KẾT LUẬN

Mười năm là quãng thời gian ngắn nhưng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có bước tiến dài với những kết quả rất tốt đẹp. Đó là do chính phủ và nhân dân hai nước đều có chung nguyện vọng tha thiết "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", cùng có quyết tâm và cố gắng lớn xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Hàn, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Nhìn lại chặng đường mười năm qua (1992 - 2002), bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt được quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc hiện đang phải khắc phục một số khó khăn, thách thức sau:

1. Khó khăn đầu tiên là trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn chênh lệch quá xa. Hàn Quốc bắt đầu giai đoạn tăng trưởng kinh tế trước Việt Nam 30 năm và hiện được xếp vào nền kinh tế 11 của thế giới. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc cao hơn Việt Nam trên 30 lần (trên 10 nghìn USD). Nền kinh tế của Việt Nam chậm phát triển, cơ sở hạ tầng của Việt Nam lạc hậu, tác phong quản lý kinh doanh còn mang tính quan liêu bao cấp, hệ thống tài chính pháp luật còn yếu kém, trong khi đó Hàn Quốc đã phát triển, có kinh nghiệm quản lý tiên tiến và kỹ nghệ cao. Tất cả những chênh lệch đó là một trở ngại lớn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.

2. Trong quan hệ mậu dịch quốc tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chưa cao và với Hàn Quốc, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nhập siêu. Sở dĩ như vậy là do khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận nhỏ. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn ở giai đoạn sơ chế, công nghệ thấp và giá trị không lớn, chiếm vị trí mờ nhạt trong thị trường tiêu dùng của Hàn Quốc. Là một nền kinh tế mới chuyển sang cơ chế thị trường trong môi trường quốc tế ngày càng phức tạp, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, lợi thế kinh tế do lao động rẻ ngày càng giảm thay vào đó là nền kinh tế tri thức, công nghệ cao. Do vậy, Việt Nam không thể tránh khỏi những hạn chế trong quan hệ trao đổi quốc tế.

3. Trong lĩnh vực đầu tư, Hàn Quốc tuy là nước có số vốn đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy ngoài những kết quả kinh tế mà cả hai bên thu được vẫn còn có nhiều khó khăn nhất định. Trước hết là cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn rất lạc hậu, thiếu thốn nên gây nhiều trở ngại cho quá trình đầu tư. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính cồng kềnh... đã gây cản trở công việc đầu tư. Thực tế cho thấy xu hướng giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong một vài năm gần đây đã chứng minh những mặt yếu kém này. Sự khác

biệt về cơ chế và trình độ quản lý trong các xí nghiệp liên doanh Việt - Hàn cũng gây một số khó khăn đáng kể. Cơ chế quản lý của phía Việt Nam vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế bao cấp trong khi đó người quản lý Hàn Quốc đòi hỏi tác phong công nghiệp hiện đại, trình độ kỹ thuật cao, tính kỷ luật nghiêm. Cho nên bên cạnh các kết quả đạt được, trong một số doanh nghiệp đã xảy ra các cuộc xung đột, đình công, gây cản trở quá trình sản xuất.

4. Tuy Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hoá lịch sử nhưng sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, phong tục tập quán... của nhân dân hai nước khá hạn chế. Số người Việt Nam biết nói và sử dụng thành thạo tiếng Hàn Quốc và ngược lại cũng như vậy đối với phía Hàn Quốc là một thiệt thòi cho cả hai bên trong việc thúc đẩy mối quan hệ phát triển lên một tầm cao mới. Hy vọng những hạn chế này sẽ được giải quyết trong thời gian tới để góp phần tạo đà cho sự tăng trưởng hợp tác của hai nước.

Vì vậy, để xây dựng thành công "Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI" như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận, và đưa quan hệ phát triển tương xứng với tiềm năng và mong muốn của giới doanh nghiệp và nhân dân Việt - Hàn thì ngoài việc nhận thức rõ những hạn chế để khắc phục trong thời gian tới đây của hai chính phủ, còn cần có sự nỗ lực chung của tất cả các ngành và địa phương, nhân sĩ các giới, đặc biệt là các chuyên gia, học giả và nhân dân hai quốc gia. Để có thể phát huy tối đa thành quả đã đạt được, khắc phục các khiếm khuyết đang tồn tại, mở ra cục diện mới cho sự hợp tác cùng có lợi trong tương lai, theo tôi trong quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc cần có những bước đi sau:

1. Về quan hệ chính trị: Trước yêu cầu của sự phát triển quan hệ hai nước lên một giai đoạn mới về chất và trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, lãnh đạo cấp cao hai nước cần duy trì và hoàn thiện hơn nữa cơ chế thăm hỏi song phương hoặc tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế đa phương để trao đổi về phương hướng và biện pháp tăng cường quan hệ. Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao là cơ sở vững chắc cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển. Việt

Nam và Hàn Quốc cần duy trì các kênh đối thoại hiện có, đặc biệt là cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước để kiểm điểm và đánh giá việc thực hiện các thoả thuận cấp cao và xây dựng quan hệ đối tác toàn diện cũng như cuộc họp thường niên của Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. Việt Nam và Hàn Quốc cần tiếp tục khuyến khích các cấp, các ngành và các địa phương tăng cường giao lưu hợp tác, khuyến khích sự phát triển của ngoại giao nhân dân, tăng cường hơn nữa sự hợp tác và phối hợp trên các diễn đàn quốc tế quan trọng.

2. Về quan hệ kinh tế: Hai nước cần tìm ra những biện pháp có hiệu quả để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thương mại và đầu tư. Trong vài năm tới đây, Việt Nam - Hàn Quốc cần phấn đấu đưa quy mô trao đổi thương mại lên 5 - 10 tỷ USD, đồng thời tiếp tục giảm dần tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại như hiện nay. Hai nước cần có cơ chế thích hợp để phát triển thương mại phù hợp với những thay đổi ở khu vực và trên thế giới như: việc Việt Nam gia nhập WTO; việc hình thành khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), cộng đồng Đông Á, và khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc với ASEAN, giữa Nhật Bản với ASEAN, giữa Hàn Quốc với ASEAN...

Trong lĩnh vực đầu tư, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật ở Việt Nam cần tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang làm ăn tại Việt Nam và thu hút thêm đầu nguồn tư mới. Đồng thời, các doanh

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)