ĐH KHXH-NV-ĐH ĐH Quốc gia Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 72)

14.650 Phụ cấp lương giáo viên tiếng Hàn, xuất bản giáo trình, cấp học bổng... học bổng...

1998 ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH

Quốc gia Tp. HCM 3.795 Phụ cấp lương giáo viên tiếng Hàn, xuất bản giáo trình, cấp học bổng... 1999 ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH

Quốc gia Hà Nội 5.000

Phụ cấp lương giáo viên tiếng Hàn, xuất bản giáo trình, cấp học bổng, sản xuất tài liệu dịch thuật

ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH Quốc gia Tp. HCM Quốc gia Tp. HCM

5.000 Phụ cấp lương giáo viên tiếng Hàn, xuất bản giáo trình, tổ chức hội thảo... chức hội thảo...

2000 ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH Quốc gia Tp. HCM Quốc gia Tp. HCM

5.000 Phụ cấp lương giáo viên tiếng Hàn, xuất bản giáo trình, tổ chức hội thảo... chức hội thảo...

2001 ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH

Quốc gia Hà Nội 5.000

Phụ cấp lương giáo viên tiếng Hàn, xuất bản giáo trình, tổ chức hội thảo...

ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH Quốc gia Tp. HCM Quốc gia Tp. HCM

5.000 Phụ cấp lương giáo viên tiếng Hàn, xuất bản giáo trình, tổ chức hội thảo... chức hội thảo...

2002 ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH Quốc gia Hà Nội Quốc gia Hà Nội

5.000 Quản lý điều hành bộ môn tiếng Hàn, Hàn Quốc học, xuất bản giáo trình, tổ chức hội thảo. bản giáo trình, tổ chức hội thảo.

ĐH KHXH-NV-ĐH - ĐH

Quốc gia Tp. HCM 5.000

Điều hành chương trình tiếng Hàn, phí quản lý bộ môn Hàn Quốc học, tiếng Hàn, xuất bản giáo trình tiếng Hàn Quốc học, tổ chức hội thảo về Hàn Quốc học..

Nguồn: Vietnam Republic of Korea Relations: Ten Years and Beyond - Institute for International Relations - Hanoi - December - 2002 - p264

Ngoài ra, Quỹ còn hỗ trợ cho việc tổ chức các hội nghị khoa học kỹ thuật ở Việt Nam có liên quan tới Hàn Quốc và cũng cấp học bổng cho các học sinh chuyên sâu về Hàn Quốc học, cho sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam trong các trường đại học thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật (điện, điện tử, khoa học kỹ thuật).

Cũng trong năm 2002 lần đầu tiên theo lời mời của Chính phủ Việt Nam đã có 3 lưu học sinh theo chế độ học bổng nhà nước được theo học tại các trường đại học Việt Nam. Số học sinh này đều đã tốt nghiệp khoa tiếng Việt ở Hàn Quốc và sang học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời hạn 3 năm với các chuyên môn như tiếng Việt, văn học... Những học sinh này được hỗ trợ chỗ ở trong ký túc xá, miễn lệ phí đăng ký và mỗi tháng được cấp 50 USD sinh hoạt phí.

Theo báo cáo của Viện Chấn hưng Giáo dục quốc tế (Hàn Quốc) về việc tổng kết số lưu học sinh Việt Nam do Chính phủ Hàn Quốc mời trong thời gian qua cho thấy số lượng cụ thể qua các năm như sau:

SỐ LIỆU LƢU HỌC SINH VIỆT NAM

DO CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC MỜI QUA CÁC NĂM

Năm 1969 1973 1994 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Số người 1 1 2 6 5 1 5 5 3 2

Nguồn: Vietnam Republic of Korea Relations: Ten Years and Beyond - Institute for International Relations - Hanoi - December - 2002 - p265

Viện trên còn cho biết học bổng quốc gia lưu học sinh bao gồm: chương trình tiến sĩ 3 năm, thạc sĩ 2 năm, chương trình nghiên cứu 6 tháng hoặc 1 năm, các chuyên ngành gồm: Hàn Quốc học, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên... Viện còn cho biết ngoài số học sinh theo chế độ chính phủ tài trợ nói trên, còn có khá nhiều học sinh Việt Nam theo chế độ tự túc hoặc có học bổng do các trường tài trợ đang theo học trong các trường đại học Hàn Quốc.

Tình hình dạy tiếng Việt tại Hàn Quốc cũng là một điểm đáng phấn khởi. Năm 1966, trường đại học Ngoại Ngữ Hàn Quốc-Seoul đã xây dựng Khoa Việt ngữ với thời hạn học là 4 năm. Tính đến cuối năm 1994 đã có 467 sinh viên tốt nghiệp. Hiện nay, mỗi năm trường tuyển 30 sinh viên. Nội dung giảng dạy khá đa dạng như hội thoại, văn học, lịch sử, chính trị, kinh tế. Năm 1991, tại thành phố Pusan (Phú Sơn), thương cảng lớn nhất tại miền Nam Hàn Quốc cũng bắt đầu có khoa Việt ngữ, học 4 năm tại trường Đại học Ngoại ngữ Pusan. Số sinh viên hiện nay lên đến 160 người. Ngoài ra còn có một số trường đại học Hàn Quốc khác cũng đã ký kết hợp tác với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vào năm 1992, nhưng sự hợp tác mới chỉ ở bước đầu.

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong ngành khoa học văn hoá cũng ngày càng tăng thêm và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực này là rất cần thiết để giúp chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, thúc đẩy đưa quan hệ hai nước lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một tầm cao mới. Những hoạt động trao đổi khoa học hai nước bằng hình thức hội thảo hoặc toạ đàm từ năm 1990 đến 2002 được diễn ra thường xuyên trung bình một năm một lần. Nhiều hội giao lưu quần chúng của hai nước được thành lập và đóng góp hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước như: Hội Hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc, Hội Thân thiện Việt Nam - Hàn Quốc, Hội Văn hoá giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc, Hội Hợp tác văn hoá kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc, Hội Hữu nghị các nghệ sĩ Việt Nam - Hàn Quốc... Hoạt động của các hội này đã thúc đẩy quan hệ nhiều chiều, trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt tạo điều kiện cho người dân hai nước tiếp xúc nền văn hoá của nhau

Tóm lại, sau khi hai nước đã ký Hiệp định Văn hoá tháng 8-1994 cùng nhiều thoả thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác, thường xuyên có các hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh và công diễn. Chính phủ Hàn Quốc, chính phủ Việt Nam cùng hợp tác cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên và nghiên cứu sinh của hai nước nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia, hai dân tộc.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 72)