I. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VIỆN TRỢ
III.2 KHUYNH HƢỚNG QUAN HỆ VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG TƢƠNG LA
TƢƠNG LAI
Những thành tựu tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc mười năm qua đã đặt những nền móng vững chắc cho sự hợp tác và mở ra các khuynh hướng phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai cho cả hai nước. Tuy nhiên trước khi đưa ra những dự báo về xu thế hợp tác đó, thì một trong những ảnh hưởng tác động trực tiếp đến mối quan hệ này là tình hình thế giới. Bởi dù chiến lược phát triển của các quốc gia đương nhiên phải dựa vào thực trạng của mỗi nước song không thể không tính đến những biến động của khu vực và quốc tế.
Tác động của tình hình thế giới: Về đại thể, đối với các nhân tố và tác động bên ngoài tới quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thời kỳ tới đây là sự tiếp tục của thời kỳ trước. Các nhân tố và đường hướng tác động chính không có gì biến động lớn. Tuy nhiên, do một đặc điểm của sự vận động quan hệ quốc tế là khó đoán trước, các diễn biến mới đã đặt ra trước quan hệ này vô số thách thức và vấn đề nảy sinh phải giải quyết. Dù rằng các tác động chủ yếu vẫn tiếp tục theo chiều thuận, nhưng chúng sẽ trở thành chiều ngược nếu những thách thức và vấn đề đó không được nhận thức và giải quyết kịp thời.
Nhìn chung, trên cấp độ toàn cầu, tình hình hoà dịu và nhu cầu hợp tác tăng lên sau Chiến tranh Lạnh không làm các nước lớn bớt chú ý hơn tới những vấn đề đối ngoại. Sự chú ý này chủ yếu tập trung vào ba điểm chính: duy trì hoà bình và những điều kiện quốc tế có lợi cho sự phát triển của đất nước, cố gắng thiết lập một trật tự quốc tế mới ổn định và có tổ chức hơn, mưu tìm cho mình một địa vị quốc tế lớn hơn trong trật tự đó.
Chiều hướng này dẫn đến ba hệ quả cơ bản trong tác động tới các nước nhỏ mà cụ thể ở đây là quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Hệ quả thứ nhất là các tác động an ninh - chính trị một cách trực tiếp của các nước lớn đã giảm đi đáng kể trong khi khả năng can thiệp một cách có chọn lọc vào các vấn đề khác như kiểm soát vũ khí, kinh tế, nhân đạo... lại tăng lên. Thứ hai, những mâu thuẫn và tranh giành trong quan hệ giữa các nước lớn không chỉ gián tiếp tạo ra các nước nhỏ nhiều vấn đề mới mà còn tiếp tục xô đẩy phi kết cục bởi họ rất khó đứng hẳn về một bên nào cả. Thứ ba, các nước nhỏ này sẽ phải trực diện nhiều hơn với các nước lớn không chỉ bởi các vấn đề như an ninh, nợ nần, công nghệ, vốn... mà còn bởi toàn cầu hoá. Trong chừng mực và từ góc độ nào đó, toàn cầu hoá là sự áp đặt những giá trị và luật lệ của các nước lớn lên các nước nhỏ. Hiện nay, toàn cầu hoá đã diễn ra mạnh mẽ trong kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Tác động của những hệ quả này lên quan hệ giữa các nước nhỏ, trong đó có quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, là thúc đẩy sự tăng cường hợp tác giữa hai nước, ngõ hầu hạn chế các tác động tiêu cực nói trên. Khu vực hoá là biểu hiện sinh động nhất của tác động chung này. Việc Việt Nam và Hàn Quốc cùng là những thành viên của các tổ chức quốc tế và khu vực là một ví dụ điển hình.
Trên cấp độ khu vực, quan hệ quốc tế ở Đông Á và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng liên quan đến các diễn biến ở châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một khu vực ẩn chứa nhiều phức tạp và khó lường.
Trên phương diện an ninh, châu Á - Thái Bình Dương là nơi có mặt nhiều loại cường quốc rất khác nhau trên từng tiêu chuẩn. Chiến tranh Lạnh mất đi làm xuất hiện nhiều khoảng trống quyền lực trong khi không có một cơ chế an ninh tập thể như kiểu OSCE ở châu Âu. Cuộc chạy đua vũ trang vì thế mà không hề giảm. Cuộc biểu dương vũ khí của Mỹ ở Nam Tư, Afganistant, Iraq càng làm cuộc chạy đua tăng lên. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có cả vũ khí hạt nhân lẫn vũ khí kỹ thuật cao có khả năng đe doạ trên diện rộng như tên lửa đạn đạo chẳng hạn. Ý chí độc lập và quan niệm về chủ quyền quá mạnh mẽ, vừa rất khác nhau nên cũng rất dễ gây va chạm. Hơn nữa, trong
khu vực luôn tồn tại nhiều vấn đề lịch sử cũng như các tranh chấp lãnh thổ tiềm tàng. Cho nên, không thể xử lý được các vấn đề an ninh Đông Á tách khỏi châu Á - Thái Bình Dương. Hai quan điểm chủ yếu về an ninh ở đây là "an ninh tập thể" hay "chủ nghĩa đa phương" đều không nằm ngoài thực tế trên. Sáng kiến của ARF của ASEAN đã xuất hiện từ lý do như vậy. ARF đã được hoan nghênh bởi nó là cố gắng có hiệu quả đầu tiên tiến tới một cơ chế an ninh toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tính diễn đàn, nguyên tắc đồng thuận, cơ cấu tổ chức lỏng lẻo... đều cho thấy sự phức tạp vẫn còn nhiều, con đường dẫn tới mục đích còn xa.
Trên phương diện kinh tế, châu Á - Thái Bình Dương là nơi có nhiều con đường và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Dù rằng sự đa dạng là điều kiện thuận lợi cho hợp tác nhưng giữa chúng cũng đã có nhiều sự đồng nhất như cơ cấu tài nguyên, chính sách vĩ mô... dẫn đến sự cạnh tranh. Trong khi đó, một cơ cấu có quy mô khu vực khả dĩ kết hợp hài hoà hai quan điểm trên vẫn chưa xuất hiện. Đã diễn ra sự giằng kéo giữa nhiều quan điểm hợp tác. Một là APEC, hai là EAEG. Ngay trong APEC cũng tồn tại hai quan điểm về mức độ tương tác nội khối "cộng đồng" hay "hợp tác". Bản thân APEC cũng còn rất lỏng lẻo, cơ chế và luật lệ chưa rõ ràng. Vì thế, tình trạng vấn đề chưa được giải quyết sẽ luôn luôn là vấn đề. Sáng kiến EAEG bị Mỹ phản đối và đã nhanh chóng bị bóp nghẹt. Tuy nhiên, tập hợp ASEAN + 3 trên diễn đàn ASEAN và ASEM là những ví dụ cho thấy ý tưởng EAEG chưa phải là đã chết. Con đường hợp tác kinh tế khu vực rõ ràng còn lắm khúc khuỷu, chông gai.
Trên phương diện văn hoá - xã hội, châu Á - Thái Bình Dương là nơi tập trung nhiều nền văn minh lớn, lớn đến mức nhiều khi bảo thủ. Sự khác biệt giữa chúng là nhiều và nguy cơ đụng độ là luôn hiện. Quá khứ của chủ nghĩa thực dân và các tranh chấp lịch sử cũng như sự tiếp tục phụ thuộc nhiều mặt vào các nước phát triển với các giá trị, luật lệ có tính áp đặt đang làm tăng tình cảm chống phương Tây. Cuộc biểu tình phản đối IMF ở Indonesia cũng mang mầu sắc như vậy.
Trong bối cảnh trên, chính sách của các nhân tố bên ngoài chủ yếu và tác động của chúng lên quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã diễn ra như thế nào?
Mỹ vẫn tiếp tục cố gắng duy trì vai trò cường quốc số một ở châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu cơ bản của Mỹ là đưa địa vị của mình từ "một quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương" lên thành "quyền lực của châu Á - Thái Bình Dương", duy trì an ninh và tăng cường hợp tác kinh tế ở đây theo hướng có lợi cho Mỹ. Trên cơ sở đó, chiều hướng chính sách của Mỹ là củng cố và phát triển các quan hệ an ninh chiến lược, đặc biệt với Nhật, Hàn Quốc. Đồng thời tiếp tục duy trì các cam kết an ninh với các đồng minh (sự hiện diện của Mỹ trong sự kiện eo biển Đài Loan tháng 3-1996 là ví dụ), kiềm chế Trung Quốc trở thành cường quốc bá chủ khu vực có khả năng thách thức sức mạnh siêu cường của nước Mỹ, sử dụng con bài vũ khí hạt nhân với Bắc Triều Tiên, củng cố quan hệ với các nước ASEAN.
Nhìn chung, nhiều nước ASEAN và một số nước khác trong khu vực châu Á vẫn coi sự hiện diện quân sự và các cam kết an ninh của Mỹ ở đây như một trụ cột của nền an ninh khu vực. Về kinh tế, Mỹ vẫn được nhìn nhận là một đối tác khổng lồ không chỉ bởi sức mạnh mà còn bởi vai trò chi phối của nó trong các thể chế kinh tế quốc tế.
Trong chừng mực nào đó, những điều kiện này có thể có lợi cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc vì nó đã giúp tạo ra môi trường ổn định cho hợp tác để phát triển. Tuy nhiên, những động thái can thiệp trực tiếp của Mỹ vào khu vực (như vấn đề Myanmar chẳng hạn) và mức độ còn thấp của quan hệ Việt - Mỹ thể hiện trên quan hệ song phương cũng như thái độ đứng ngoài của Mỹ trong tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc, cũng gây những khó khăn nhất định về việc thống nhất hành động của các nước trong khu vực Đông Á.
Trung Quốc được coi là một cường quốc đầy tiềm năng nhưng cũng đầy bí ẩn. Tiềm năng của nó được chứng minh ở cả tài nguyên, dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá hay tốc độ phát triển kinh tế và khả năng quân sự như hiện nay... Bí ẩn ở chỗ khó lường trước được hành vi và cách xử sự của nó. Chính sách trong khu vực Đông Á của Trung Quốc vẫn không thay đổi, mục tiêu là đạt được địa vị cường quốc khu vực. Các biện pháp của nó lúc mềm lúc dẻo và khá đa dạng gồm cả hợp tác và cạnh tranh, xoa dịu và đe doạ. Tất cả những chính sách và biện pháp này đều được biểu hiện cả trong lĩnh vực
an ninh lẫn kinh tế. Trong khi vẫn tham gia ARF nhưng lại chủ trương chống "quốc tế hoá" việc giải quyết những vấn đề tranh chấp ở Đông Á. Cạnh tranh quyết liệt với các nước Đông Á về FDI và xuất khẩu nhưng lại có sự trợ giúp kinh tế đáng kể trong khủng hoảng tài chính... Khu vực Đông Á vẫn là địa bàn mà Trung Quốc có thể phát huy ảnh hưởng hơn cả so với phía Bắc có Nga, phía Đông có Nhật - Mỹ, phía Tây Nam có Ấn Độ.
Với tiềm năng, thực lực và chính sách như vậy, Trung Quốc tiếp tục là nhân tố tác động mạnh mẽ lên quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Nguy cơ đe doạ của Trung Quốc sẽ khiến các nước ASEAN phải tăng cường hợp tác nội khối và tiếp tục tìm đối trọng từ bên ngoài. Quan hệ Trung - Việt và Trung - Hàn khác nhau về tính chất, mức độ và quy mô rõ ràng không hoàn toàn là thuận lợi cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong tương lai.
Nhật Bản là một siêu cường kinh tế nhưng hạn chế về quân sự. Dù Nhật đang có nhiều vấn đề về nhạy cảm về an ninh ở Đông Bắc Á thì quan hệ Nhật Bản với Hàn Quốc, Nhật Bản với ASEAN mang đậm màu sắc kinh tế. Quan hệ kinh tế càng nhiều, ảnh hưởng kinh tế của Nhật cũng tăng theo. Do đó quan hệ chính trị cũng được tăng theo. Vì thế, Nhật Bản cũng muốn duy trì hoà bình, ổn định và tăng cường hợp tác ở đây để vừa phát triển kinh tế, vừa tăng dần ảnh hưởng. Quá trình này của Nhật cũng gặp phải những trở ngại nhất định do còn phải tính đến Mỹ và Trung Quốc nhưng lại có thuận lợi do sức mạnh kinh tế của mình và thái độ tiếp nhận từ phía hai nước, đặc biệt là Hàn Quốc.
Do nhu cầu phát triển của cả khu vực nói chung và của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc nói riêng, các tác động của Nhật là có ích cho tăng cường hợp tác kinh tế ở đây. Tuy nhiên, về lâu dài, nguy cơ phụ thuộc quá nhiều về kinh tế có thể dẫn tới khả năng bị chi phối về chính trị và điều này sẽ có một hậu quả ngược.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong tương lai ngày càng phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng phát triển kinh tế trên thế giới. Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh và những ổn định mới trong tình hình quốc tế đã tạo cơ hội cho tất cả các nước tập trung
phát triển kinh tế. Chính sự tập trung phát triển kinh tế đã làm cho kinh tế chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Cho đến lúc này, các đường hướng vận động của đời sống kinh tế thế giới đã được định hình, và vì thế, tác động chi phối của nó lên quan hệ quốc tế đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các xu hướng này đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc và buộc chúng phải quan tâm hơn tới phát triển kinh tế song phương và đa phương. Về đại thể, các xu hướng này là:
-Sự nổi lên của môi trường kinh tế toàn cầu có tính cạnh tranh hơn với sự tham gia của các nền kinh tế phi thị trường trước kia. Những nền kinh tế này đang cố gắng chuyển đổi sang cơ chế thị trường thông qua những cải cách kinh tế như tư nhân hoá, giảm cản thiệp của nhà nước và tự do hoá.
-Giai đoạn tin học của cuộc cách mạng điện tử với những mạng lưới thông tin liên lạc cùng các thế hệ máy tính hiện đại đã làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có tính toàn cầu và làm cho chu trình kinh doanh diễn ra nhanh hơn.
-Cuộc "cách mạng hợp tác" (Corporate Revolution) mà thực chất là sự quốc tế hoá quá trình sản xuất thông qua sự tham gia của nhiều quốc gia trong việc sản xuất một sản phẩm.
-Sự phổ biến của hệ thống văn hoá - xã hội toàn cầu thông qua các mối quan hệ dân tộc, văn hoá... trên phạm vi toàn thế giới đã tạo điều kiện cho các quan hệ thương mại qua biên biên giới và kích thích những hoạt động kinh tế trong và ngoài nước.
-Chủ nghĩa khu vực trong kinh tế tăng lên.
Tóm lại, cho đến thời kỳ này, những nhân tố và tác động bên ngoài đã đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Đó là các cơ hội cho sự phát triển hợp tác. Trong khi đó, các thách thức mới lại tạo ra sự thúc đẩy hợp tác. Chiến lược duy nhất thích hợp để tận dụng và đối phó chính là tăng cường hợp tác. Trên thực tế, điều này đã diễn ra trên bình diện các quan hệ trong cả khu vực Đông Á lẫn song phương.