CỦA HÀN QUỐC SANG VIỆT NAM
(đơn vị: triệu USD)
Năm 1983 1988 1992 1993 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Xuất khẩu 12,5 61,9 444 730 1.600 1.360 1.440 1.690 1.730 2.240 2.560 Nhập khẩu 10,3 13,9 60 90 240 180 260 320 390 470 510 Tổng lượng giao dịch 22,8 75,7 500 820 1.840 1.540 1.700 2.010 2.120 2.710 3.070
Nguồn: Khoa Đông Phương Học (2003) - Mười năm đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - tr50
Đây là một mức nhập siêu lớn trong quan hệ thương mại của Việt Nam khi so với các nước khác cùng buôn bán với Việt Nam. Chỉ tính riêng với 3 nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan đã chiếm đến 80% tổng mức nhập siêu năm 2000 và bằng 3,7 lần toàn bộ xuất khẩu ròng của Việt Nam trong năm [25: 10]. Điều này gây ra nhiều thiệt thòi và về lâu về dài quan hệ thương mại của Việt Nam với thế giới sẽ ngày càng bất lợi. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1983 1988 1992 1993 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 XuÊt khÈu NhËp khÈu
Sở dĩ có tình trạng trên là do các công ty Hàn Quốc kinh doanh ở Việt Nam luôn luôn nhập khẩu cả nguyên liệu, máy móc và bán thành phẩm làm cho con số xuất siêu sang Việt Nam rất cao. Ngược lại, số hàng hoá của Hàn Quốc liên doanh sản xuất tại Việt Nam, nhất là các hàng may mặc, giầy dép... lại xuất đi nhiều thị trường khác trên thế giới. Sự bất hợp lý trong cán cân thương mại cũng như trong cơ cấu xuất, nhập khẩu đòi hỏi Việt Nam phải cố gắng hơn nữa để phát huy được những lợi thế so sánh của mình. Bên cạnh các cam kết mở cửa và giảm biểu thuế quan chung theo nguyên tắc khi tham gia vào các thị trường khu vực và thế giới, Việt Nam cần có các chính sách thương mại như khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ hàng xuất khẩu trong các khu công nghiệp và khu chế xuất... đồng thời tạo một thị trường rộng lớn, với các luật chơi cởi mở cho các nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam cần coi trọng việc nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam rất dễ xâm nhập vào thị trường Hàn Quốc vì đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này. Tuy nhiên, trong tương lai Việt Nam cần có những hàng xuất khẩu chủ lực, ổn định, có hàm lượng công nghệ cao hơn, với giá trị lớn hơn, đồng thời giảm dần tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm.
Trong cơ cấu xuất nhập khẩu thì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc là hàng dệt và các nguyên liệu thô như nông sản, khoáng sản, dầu thô... Lấy 11 tháng đầu năm 1997 làm ví dụ, trong tổng xuất các sản phẩm của Việt Nam sang Hàn Quốc thường được chia thành 6 nhóm:
1. Hàng dệt may (29%)
2. Hàng nông, lâm, thuỷ sản (28,24%)
3. Các mặt hàng giày dép, thủ công, mỹ nghệ, văn phòng phẩm (15,97%)
4. Hàng điện và điện tử
5. Dầu thô và khoáng sản (9,8%) 6. Các sản phẩm hoá chất (5,86%)
Trong sáu nhóm hàng trên, các nhóm 1 và 2 chiếm tới 57,24% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Từ đó có thể thấy sự hạn chế trong buôn bán với phía đối tác Hàn Quốc.