I. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC VIỆN TRỢ
CÁC HIỆP ĐỊNH VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992
GIAI ĐOẠN 1992 - 2002
THỜI GIAN HIỆP ĐỊNH
2-1993 Hiệp định về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật 5-1993 Hiệp định về bảo vệ quyền đầu tư
Hiệp định thương mại Hiệp định về hàng không
12-1993 Hiệp định xét xử các vấn đề về kinh doanh 4-1994 Hiệp định về xây dựng
5-1994 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 8-1994 Hiệp định Văn hoá
3-1995 Hiệp định hợp tác thuế quan 4-1995 Hiệp định khoa học kỹ thuật Hiệp định vận tải đường biển
9-1995 Bản ký kết thoả thuận hợp tác thông tin 11-1996 Hiệp định giao lưu thể dục thể thao
Hiệp định năng lượng nguyên tử
12-1998 Hiệp định về miễn visa cho nhân viên ngoại giao và hộ chiếu công vụ
7-2000 Thoả thuận hợp tác kiểm tra hàng thuỷ sản
2-2002 Thoả thuận hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch động vật 7-2002 Bản ký kết thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực xây dựng 8-2002 Hiệp định về hợp tác du lịch
9-2003 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (sửa đổi) Hiệp định về dẫn độ tội phạm
Nhìn vào bảng hiệp định được ký kết ở trên thì chỉ một năm sau khi đặt quan hệ ngoại giao, năm hiệp định rất quan trọng nhằm tạo đà cho quan hệ hai nước phát triển đã đạt được là: Hiệp định Bảo vệ quyền đầu tư, Hiệp định Thương mại, Hiệp định hàng không, Hiệp định về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, Hiệp định xét xử các vấn đề về kinh doanh. Điều này chứng tỏ sự nhạy bén của Chính phủ và giới doanh nghiệp của Hàn Quốc cũng như nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam đang đặt ra. Trong năm hiệp định đó, Hiệp định Thương mại được cả hai nước coi như một bước đột phá trong quan hệ hai bên và mở đường cho phát triển hợp tác về kinh tế.
Sang năm 1994 và 1995, có thêm năm hiệp định và một thoả thuận được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc nhằm cụ thể hoá các chiến lược phát triển và đầu tư của hai nước. Bên cạnh các hiệp định nhằm hỗ trợ cho chiến lược đầu tư và buôn bán để tăng cường hơn nữa quan hệ về kinh tế giữa hai bên thì Hiệp định văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc lại là một bước đột phá mới. Cả hai nước đều nhận thấy, chỉ phát triển kinh tế không thôi chưa đủ, mà muốn phát triển quan hệ bền vững không chỉ trong kinh tế mà trong nhiều lĩnh vực khác thì Chính phủ và nhân dân hai nước phải hiểu nhau hơn mới có điều kiện đưa quan hệ phát triển lên những tầm cao mới.
Từ năm 1996, sau 4 năm phát triển mạnh về kinh tế và bước đầu đáp ứng nguyện vọng của cả hai bên, giờ đây cả hai nước đều bắt đầu có sự chuyển hướng trong hợp tác: bên cạnh phát triển sâu hơn, bền vững hơn về những lĩnh vực quan hệ trước kia, Việt Nam và Hàn Quốc đã để ý đến việc phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn trong tương lai phù hợp với điều kiện mỗi nước và xu thế của thế giới. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển của cả hai nước: Hàn Quốc muốn chuyển giao dần các công nghệ để tập trung vào những lĩnh vực mũi nhọn trong thế kỷ mới, Việt Nam muốn nhanh chóng tiếp cận các khoa học kỹ thuật hiện đại để có thể đi tắt đón đầu, có thể xây dựng nền kinh tế trí thức trong thế kỷ mới. Xu thế này thể hiện qua những hiệp định được ký tiếp theo như: năm 1996 với Hiệp định năng lượng nguyên tử (trong đó phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền công nghiệp năng lượng nguyên tử vì hoà bình), phát
triển ngành công nghệ thông tin, công nghệ vi sinh.... những nền công nghiệp và kỹ thuật được đánh giá là quan trọng hàng đầu trong thiên niên kỷ mới. Cả hai bên cũng đồng thời ký kết Hiệp định về miễn visa cho nhân viên ngoại giao và hộ chiếu công vụ để tạo điều kiện cho các quan hệ chính trị đối ngoại được thuận lợi hơn. Trong thời điểm hiện nay, chính trị đối ngoại ngày càng gắn bó và kết hợp chặt chẽ hơn với kinh tế đối ngoại. Chính trị đối ngoại có tác dụng mở đường và tạo ra môi trường chính trị song phương và đa phương thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại. Và ngược lại, khi kinh tế đối ngoại phát triển sẽ thúc đẩy không chỉ chính trị đối ngoại mà còn kéo theo các mối quan hệ khác lên một tầm cao mới.
- Ba là, nhìn về tổng thể, vốn đầu tư và đa số các dự án của Hàn Quốc cho đến nay chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, trong đó các tỉnh phía Nam đã chiếm tới 82,4% tổng số dự án tương đương với 62,3% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Theo đánh giá của phía Hàn Quốc sở dĩ có tình hình trên là do các tỉnh phía Nam có cơ sở hạ tầng tốt hơn, có các doanh nghiệp cung cấp vật tư trong cùng lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và việc cung cấp nguyên liệu dễ dàng hơn miền Bắc.
Hầu hết tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là của 7 tập đoàn lớn
(Chaebol) như Samsung, Daewoo, công ty xây dựng công nghiệp nặng Hàn Quốc. Về
thời hạn kinh doanh thì phần lớn các dự án liên doanh và 100% vốn nước ngoài có thời hạn kinh doanh từ 10 - 50 năm. Trong số các dự án đã đăng ký, tỷ lệ các dự án có thời hạn kinh doanh từ 20 đến 25 năm chiếm đa số. Các dự án có thời hạn kinh doanh 40 - 45 - 50 năm thường là các dự án lớn, có mức vốn từ xấp xỉ 50 triệu USD đến hơn 100 triệu USD.
- Bốn là, từ năm 2001, một xu hướng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam đã làm tăng thêm hiệu quả và mở rộng lĩnh vực đầu tư hơn tại thị trường Việt Nam, đó là sự gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty này chủ yếu đầu tư theo mô hình sử dụng tập trung lao động nhiều vào các lĩnh vực sản xuất vải sợi, cặp sách, mũ, quần áo và giầy dép có số vốn đầu tư trên dưới 10 triệu USD. Có được kết quả trên là trong
nhờ cả hai nước tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Trong các lần đến thăm Hàn Quốc, các lãnh đạo của Việt Nam đều tỏ ý muốn phía Hàn Quốc tuyên truyền, quảng bá và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam. Hành động này sẽ làm đa dạng thêm nguồn vốn đầu tư và ngành nghề đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
- Năm là, trong sự tăng trưởng đầy khả quan của quan hệ thương mại giữa hai nước sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, một vấn đề lớn đang đặt ra là việc Việt Nam đã và đang phải nhập siêu lớn từ Hàn Quốc với khoảng cách ngày càng rộng ra và khó có khả năng thu hẹp. Sở dĩ có tình trạng này là do các công ty Hàn Quốc làm ăn ở Việt Nam luôn luôn phải nhập khẩu cả nguyên liệu, máy móc và bán thành phẩm làm cho con số xuất siêu sang Việt Nam rất cao. Ngược lại, số hàng hoá của Hàn Quốc liên doanh sản xuất tại Việt Nam, nhất là các hàng may mặc, giầy dép... lại xuất đi nhiều thị trường khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn phải nhập khẩu những máy móc công nghệ cao, hàng hoá cao cấp như xe ô tô, thiết bị thông tin, phần mềm vi tính, cũng như các mặt hàng mà Việt Nam không tự sản xuất được để phục vụ phát triển kinh tế, ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang Hàn Quốc những sản phẩm nông thuỷ sản và một số sản phẩm khác. Hầu hết các sản phẩm này có giá trị kim ngạch thấp và hàm lượng gia công chế biến chưa nhiều.
Những nguyên nhân làm cho dòng vốn đầu tư và thương mại giữa hai nước không thể đẩy cao hơn lên được nữa, mà Hàn Quốc luôn luôn chỉ đứng từ vị trí thứ 3 đến thứ 6 ở Việt Nam trong thời gian qua là:
+ Giá thuê đất ở một số nơi tại Việt Nam còn quá cao, đặc biệt cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực;
+ Tình trạng thiếu thông tin và thông tin thường khác so với nguồn cung cấp khi đến tay các doanh nghiệp Hàn Quốc;
+ Hệ thống pháp luật Việt Nam không rõ ràng và có mâu thuẫn giữa luật cũ và mới;
+ Tình trạng tham nhũng, thủ tục hành chính phiền hà, cơ sở hạ tầng yếu kém và khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên phụ liệu là những rào cản lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng.
+ Thị trường Việt Nam được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là thị trường tiềm năng trong tương lai, nhưng hiện tại sức mua và tiêu thụ còn khá thấp. Điều này cũng đã gây cản trở cho việc các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh buôn bán và đầu tư.
- Sáu là, xu hướng đầu tư và buôn bán vào Việt Nam của các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng mạnh kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Mức tăng trưởng này không ngừng tăng mạnh và chỉ giảm nhẹ xuống khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực vào cuối năm 1997. Tuy nhiên do Việt Nam mang trong mình vị thế có sức hấp dẫn lớn đối với Hàn Quốc, nên ngay sau khi nền kinh tế Hàn Quốc thoát khỏi khủng hoảng và đi vào phục hồi, phát triển thì các doanh nghiệp Hàn Quốc lại tiếp tục quay trở lại đầu tư và buôn bán tại Việt Nam. Kết quả này chứng tỏ các doanh nghiệp Hàn Quốc rất nhanh nhạy với tình hình biến động ở Việt Nam, nhất là khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực thi hành, cũng như những cải thiện hiệu quả của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, chỉ mới 10 năm quan hệ chính thức, Hàn Quốc đã vượt lên cả về tốc độ và khối lượng đầu tư vào Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực.