BIỂU ĐỒ HIỆN TRẠNG ĐẦU TƢ CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 60)

1. Các loại thuộc ngành vải sợi 435,123 347,109 396,107 423,883 404,

BIỂU ĐỒ HIỆN TRẠNG ĐẦU TƢ CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

So với đầu tư của Singapore, Đài Loan - chủ yếu đưa vốn vào lĩnh vực như dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, du lịch...) nhằm thu lợi nhuận nhanh, thì phần lớn vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam lại thường tập trung vào các ngành công nghiệp. Hiện tại, các ngành được Hàn Quốc tập trung vào đầu tư tại Việt Nam là: công nghiệp điện, điện tử dân dụng, viễn thông, chế biến thép, công nghệ vi sinh, công nghiệp xây dựng và chế tạo cơ khí, thể thao, công nghiệp dịch vụ, dầu khí. Nhìn chung Hàn Quốc có nhiều dự án quy mô lớn, đầu tư vào các ngành được Việt Nam coi trọng và chủ trương được Đảng, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Đầu tư vào Việt Nam của Hàn Quốc thường chú trọng vào các ngành công nghiệp có hàm lưọng sử dụng lao động cao mà nền kinh tế Hàn Quốc đã mất đi lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế như việc sử dụng nhân công giá rẻ để nâng cao được sức cạnh tranh về xuất khẩu trong các lao động sản xuất giầy dép, may mặc, vải sợi... Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, số vốn đầu tư của

0 100 200 300 400 500 600 700 88-91 1992 1994 1996 1998 2000 2002 Sè vèn ®Çu t-

Hàn Quốc đã gia tăng trong các lĩnh vực như nguyên liệu, hoá chất, sắt thép, phụ kiện ngành may và dần dần đa dạng hoá và phát triển về quy mô trong các ngành như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và phát triển tài nguyên, bưu chính viễn thông, đóng tàu, xây dựng khách sạn...

Điều này có thể lý giải bằng việc sau những năm tận dụng được ưu thế so sánh trong nước để phát triển như: giá nhân công rẻ, giá đất để phục vụ sản xuất thấp,... thì từ giữa những năm 1980 các lợi thế đó đã mất dần đi. Các nghiệp đoàn Hàn Quốc rơi vào tình trạnh như vậy đã phải tìm cách đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng của các tập đoàn này. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định thương mại, hàng hoá sản xuất ở Việt Nam đã có thể xuất khẩu sang Mỹ, giá nhân công lại rẻ hơn so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, nên việc đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng trở nên sôi động hơn. Hiện nay, Hàn Quốc đã thiết lập một loạt các đại diện ngân hàng tại Việt Nam như ngân hàng Chohung, Shinhan, Uri, Waehwan và tính đến nay đã có khoảng hơn 760 công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 60)