BẢNG 5: HIỆN TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TỪ VIỆT NAM CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1997

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 57)

1. Các loại thuộc ngành vải sợi 435,123 347,109 396,107 423,883 404,

BẢNG 5: HIỆN TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TỪ VIỆT NAM CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1997

VIỆT NAM CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1997 - 2001

(Đơn vị: Nghìn USD)

Loại hàng 1997 1998 1999 2000 2001

1.Hàng nông sản (lúa gạo, cà phê, cao su...) 42,241 139,827 53,509 58,471 58,874 2.Hàng lâm sản (các sản phẩm nguyên liệu gỗ) 3,548 2,051 4,244 4,497 4,863 3.Hàng thuỷ sản 18,238 11,446 39,549 72,240 101,486 4. Dầu nguyên chất 15,559 24,296 14,127 - 13,900

5.Đồ da và lông 7,904 6,810 8,903 9,490 10,670

6.Hàng loại vải sợi 65,094 48,022 57,668 74,603 79,529 7.Hàng điện tử, điện khí 24,799 16,075 28,851 39,267 51,566

8.Giầy dép 12,640 8,441 8,356 9,877 13,520

9.Hàng mây tre, mỹ nghệ 8,670 3,697 4,508 5,252 5,182

10.Hàng tạp phẩm 4,717 3,349 4,326 4,348 3,029

Tổng cộng 205,407 266,012 226,040 142,837 344,620

Nguồn: Khoa Đông Phương học - Mười năm đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - tr 64

Xét về quan hệ đầu tư giữa hai nước thì mặc dù chỉ mới có mặt ở Việt Nam từ cuối năm 1991 và chủ yếu là từ năm 1993 lại đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã nhanh chóng xác lập được vị trí hàng đầu của mình trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hàn Quốc là một trong những nước đầu tư trực tiếp sớm nhất vào Việt Nam và tập trung vào những lĩnh vực rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua cũng như hiện nay như: luyện thép, sản xuất ô tô, đóng tàu, điện tử, xây dựng, công nghiệp nhẹ...

Các công ty Hàn Quốc được đánh giá là rất nhanh nhạy trong việc chuyển vốn sang thị trường Việt Nam. Trong thời kỳ 1988-1991, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chỉ đạt 41,3 triệu USD. Nếu như năm 1992, Hàn Quốc mới có 7 dự án với tổng số vốn đầu tư là 108,6 triệu USD (tăng gấp 2,6 lần so với tổng đầu tư của 4 năm trước) thì sang năm 1993 mức đầu tư lại tăng 4,2 lần so với mức năm 1992 (chỉ tính riêng đến tháng 4-1993 đã có 29 dự án trị giá 343 triệu USD đã nhận được giấy phép đầu tư của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư Việt Nam). Tính đến 7-7-1994 số dự án đã tăng hơn gấp đôi, gồm 74 dự án trị giá 721 triệu USD, trong đó 244 triệu USD là vốn pháp định.

Trong hai năm 1996 - 1997, Hàn Quốc liên tục đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ có khối lượng vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam sau Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản [51: 2], trong đó: năm 1996, Hàn Quốc đầu tư 189,3 triệu USD với 36 dự án, đưa tổng số vốn đầu tư lên tới 2,4 tỷ USD với 181 dự án; năm 1997, do phải đối phó với nhiều khó khăn của nền kinh tế cũng như những tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu có chiều hướng giảm: năm 1997 chỉ có 25 dự án với 110,9 triệu USD. Sang năm 1998, thời điểm đất nước Hàn Quốc đang chống chọi với cuộc khủng hoảng nên đầu tư của Hàn Quốc chỉ có 10 dự án với 86,6 triệu USD. Năm 1999, do vẫn còn phải khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, tổng số đầu tư của cả năm chỉ đạt 17 dự án với 41 triệu USD [10; 4].

Tuy nhiên do Việt Nam mang trong mình vị thế có sức hấp dẫn lớn đối với Hàn Quốc, vì vậy ngay sau khi nền kinh tế Hàn Quốc thoát khỏi khủng hoảng, đi vào phục hồi và phát triển thì các doanh nghiệp Hàn Quốc lại tiếp tục quay trở lại đầu tư vào Việt Nam. Quy mô đầu tư đã không ngừng gia tăng trong thời gian sau đó, năm 2000 là 29 dự án với 56,9 triệu USD, năm 2001 là 54 dự án với 84 triệu USD, vượt lên so với Nhật Bản và đứng trên cả Indonesia trong năm 2001 [10; 4]. Tính đến năm 2001, toàn bộ số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam khoảng 3 tỷ 200 triệu USD [37; 63] với 397 dự án. Kết quả đó đưa Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số 60 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 760 công ty Hàn Quốc, tạo việc làm cho gần 300 nghìn người lao động Việt Nam [51; 4].

Trong 6 tháng đầu năm 2002, số dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là 70 dự án với số vốn là 135 triệu USD [75; 58]. Vì vậy, tính đến ngày 20-6-2002 tổng số dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam được chính phủ cấp phép là 412 dự án với tổng số vốn đầu tư là 3,48 tỷ USD. Kết quả này đưa Hàn Quốc đứng vào vị trí thứ nhất trong tổng số các nước có vốn đầu tư và thứ 2 trong số nước có nhiều dự án ở Việt Nam sau Đài Loan (Đài Loan có 74 dự án với số vốn đầu tư là 107 triệu USD). Kết thúc năm 2002, cùng với những sự kiện tưng bừng kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hai nước Việt

- Hàn, số dự án của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã vượt lên tới mức 105 dự án với 336 triệu USD [75; 58]. Thành tựu này chứng tỏ các doanh nghiệp Hàn Quốc rất nhanh nhạy với tình hình biến động ở Việt Nam, nhất là khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực thi hành, cũng như những cải cách của luật pháp nói chung và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam nói riêng đi vào cuộc sống. Do vậy, chỉ mới 10 năm quan hệ chính thức, Hàn Quốc đã vượt lên cả về tốc độ và khối lượng đầu tư vào Việt Nam so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị và an ninh ổn định trong tình hình quốc tế và khu vực đã xảy ra hàng loạt các sự kiện khủng bố. Tất cả điều này đã giúp thúc đẩy quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong đó có Hàn Quốc. Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là nước đứng thứ hai về vốn đầu tư ở Đông Nam Á sau Indonesia, và đứng thứ 7 sau các nước như Mỹ, Trung Quốc..., còn đối với Việt Nam, Hàn Quốc là nước đầu tư đứng hàng thứ tư sau Singapore, Đài Loan, Nhật Bản [75; 58].

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 - 2002 đặc điểm và khuynh hướng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)