Các thành phần chính của câu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 31)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Các thành phần chính của câu

1.Vị ngữ:

- Vị ngữ là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời – thể vào phía trước; và trong trường hợp bộ phận này gồm hơn một từ thì vị ngữ là từ chính của bộ phận này [35, tr.118].

Các phó từ chỉ thời - thể bao gồm: đã, đang, sẽ.

- Vị ngữ trong tiếng Việt gồm 3 loại:

a) Những vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ, không cần đến hệ từ ở cả

hình thức khẳng định lẫn hình thức phủ định, ví dụ: Tôi đọc sách/ Tôi không

đọc sách.

Thuộc loại này thường là những vị ngữ do động từ, tính từ đảm nhận. Khả năng làm vị ngữ của động từ không hạn chế. Còn về tính từ thì chúng chỉ có thể làm vị ngữ với điều kiện có các từ biểu thị ý nghĩa tình thái mạnh (như

đã, đang, sẽ, rất, lắm, quá…) đi kèm hoặc có chủ ngữ mang ý nghĩa xác định

[35, tr.145,146].

b) Những vị ngữ kết nối với chủ ngữ nhờ hệ từ ở cả hình thức khẳng

định lẫn hình thức phủ định, ví dụ: Tôi là sinh viên/ Tôi không phải là sinh

viên.

Vị ngữ thuộc loại này có thể là thể từ hay từ tổ do thể từ làm trung tâm; vị từ hay từ tổ do vị từ làm trung tâm; cụm chủ – vị [35, tr.145 - 147].

c) Những vị ngữ ở hình thức khẳng định kết nối trực tiếp với chủ ngữ,

Vị ngữ thuộc loại này thường là cụm chủ – vị, tổ hợp “số từ + danh từ”, kết cấu “giới từ + danh từ” [35, tr.145 - 149].

Từ ba loại vị ngữ đơn a, b, c như nêu trên, người ta có thể xây dựng các vị ngữ phức là những kết cấu đẳng lập. Tiếng Việt chấp nhận các kiểu vị ngữ phức sau: aa, bb, cc, ab/ba, ac/ca, bc/cb [35, tr.149].

Về quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, hai tác giả khẳng định vị ngữ đóng vai trò chủ yếu và là hạt nhân của câu. Đó là bởi vì vị ngữ có tác dụng quyết định đối với cấu trúc ngữ pháp của câu. Nó quyết định số lượng chủ ngữ, số lượng biến thể của câu, ý nghĩa và khả năng thay đổi vị trí của chủ ngữ, thậm chí quyết định cả kiểu loại chủ ngữ [35, tr.15]. Trong bất kỳ trường hợp nào, xét trên quan điểm ngữ pháp, đại diện cho ngữ đoạn chủ – vị đều là vị ngữ chứ không phải là chủ ngữ. Điều này cho phép ta kết luận rằng vị ngữ mới là điểm nút của câu [35, tr.191]. Tính trội của vị ngữ so với chủ ngữ còn thể hiện ở chỗ khi câu có các thành phần phụ hoặc khi câu được ghép với các câu khác, thì chỉ có thể rút bỏ được chủ ngữ chứ không bao giờ rút bỏ được vị ngữ [35, tr.190].

Vị ngữ là thành phần nằm trong nòng cốt câu, có vai trò thể hiện lõi hành động, thể hiện đặc trưng của sự tình được nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ là bộ phận truyền đạt thông báo chính của câu.

2. Chủ ngữ:

- Chủ ngữ là bộ phận của nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của đặc trưng được miêu tả ở vị ngữ, cùng vị ngữ tạo thành một kết cấu có khả năng tham gia phép phái sinh nguyên nhân hóa (đặt vào khuôn kiến trúc nguyên nhân) [35, tr.377]. Xét về hình thức, chủ ngữ có hai đặc điểm:

+ Là thành tố bắt buộc, không thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu. Nhờ đặc điểm này, ta có thể phân biệt chủ ngữ với những thành tố nằm ngoài nòng cốt câu như trạng ngữ, khởi ngữ trong trường hợp các thành tố ấy đứng đầu câu.

+ Cùng vị ngữ tạo ra một kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa. Nhờ đặc điểm này, ta có thể phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, một thành tố khác của nòng cốt câu, trong trường hợp thành tố ấy là thể từ [35, tr.153].

Chủ ngữ có thể được kết nối trực tiếp với vị ngữ (chủ ngữ trong những câu có vị ngữ là động từ, tính từ), nối kết với vị ngữ bằng hệ từ (chủ ngữ trong những câu có hệ từ là) hay nối kết với vị ngữ theo cả hai hình thức – ở câu khẳng định thì nối kết trực tiếp, còn ở câu phủ định thì nối kết bằng hệ từ [35, tr.377].

Chủ ngữ có thể được rút bỏ trong các trường hợp: để tránh lặp, để biểu thị một thái độ nhất định với người đối thoại, để diễn đạt ý nghĩa nhân xưng khái quát [35, tr.191].

3. Bổ ngữ:

Bổ ngữ là bộ phận còn lại của nòng cốt câu, thể hiện một diễn tố khác của sự tình nêu ở những vị ngữ có kết trị 2 hoặc trên 2 [35, tr.377].

Có thể phân loại bổ ngữ dựa vào dấu hiệu có/không có giới từ đi kèm (thành: bổ ngữ gián tiếp/bổ ngữ trực tiếp); dựa vào từ loại và cấu tạo (thành: bổ ngữ là thể từ/bổ ngữ là vị từ/bổ ngữ là cụm chủ – vị) hay dựa vào vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị (thành: bổ ngữ chỉ vật được tạo tác, bổ ngữ chỉ vật bị làm tiêu biến, bổ ngữ chỉ sự vật bị thay đổi tính chất, bổ ngữ chỉ sự vật bị thay đổi vị trí…) [35, tr.377].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 31)