6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Câu sai do thiếu thành phần câu
Kết quả khảo sát câu sai ngữ pháp trên cả ba báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò đều cho thấy: Câu sai ngữ pháp do thiếu thành phần câu chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số câu sai ngữ pháp trên mỗi báo và cả ba báo. Theo kết quả khảo sát, câu sai do thiếu thành phần câu gồm 4 loại nhỏ sau:
(1) Câu sai do thiếu chủ ngữ
(2) Câu sai do thiếu bổ ngữ
(3) Câu sai do thiếu vị ngữ
(4) Câu sai do thiếu nòng cốt câu
1.3.1.1. Câu sai do thiếu chủ ngữ
Chúng tôi chia loại câu sai này thành hai tiểu loại: câu sai do thiếu chủ ngữ và câu sai do thiếu chủ ngữ do người viết thêm giới từ vào trước cụm danh từ, cụm chủ vị có khả năng làm chủ ngữ, chủ đề của câu.
Loại 1: Câu thiếu chủ ngữ
Ví dụ (4): (Cũng không ngoại lệ, tại công viên Thống Nhất, Cty Công viên cây xanh Hà Nội hiện cho một số tổ chức, cá nhân thuê đất làm dịch vụ,
trong đó có nhà hàng với cái tên: “Gió mới”). Khoanh cả một phần đất công
viên rộng hàng chục ngàn m2
làm mất mỹ quan…”. (Bài “Thoải mái cho thuê công viên để kinh doanh”, TP 122, tr.4).
- Sơ đồ cấu trúc của ví dụ (4) là: Khoanh B
(B là đối tượng của hành động khoanh, trả lời câu hỏi: Cái gì được
khoanh?)
A khoanh B
Trong đó A chỉ chủ thể của hành động khoanh (chủ ngữ chủ đề của
câu), B là đối tượng tác động tới của hành động này.
- So sánh hai sơ đồ có thể dễ dàng nhận thấy sơ đồ cấu trúc của ví dụ
(4) thiếu A để trả lời câu hỏi: Ai “khoanh cả một phần đất công viên rộng
hàng ngàn m2 làm mất mỹ quan…”?, tức là thiếu chủ ngữ chủ đề của câu.
Tuy nhiên, chúng ta cần xét đến trường hợp có thể tác giả đã rút bỏ chủ ngữ để tránh lặp. Cụ thể trong đoạn văn có chứa ví dụ (4), người viết có thể
rút bỏ chủ ngữ của câu (yếu tố A trong cấu trúc A khoanh B) để tránh lặp lại
một yếu tố nào đó đã được nhắc đến ở các câu đứng trước ví dụ (4) hay không?
Chúng ta đặt ví dụ (4) vào ngữ cảnh cụ thể:
(4a) (Cũng không ngoại lệ, tại công viên Thống Nhất, Cty Công viên
cây xanh Hà Nội hiện cho một số tổ chức, cá nhân thuê đất làm dịch vụ, trong
đó có nhà hàng với cái tên: “Gió mới”). Khoanh cả một phần đất công viên
rộng hàng chục ngàn m2
làm mất mỹ quan…
Căn cứ vào câu (4a), có 2 danh từ có khả năng đóng vai trò là yếu tố A (làm chủ ngữ) trong ví dụ (4), đó là:
- Cty Công viên cây xanh Hà Nội - nhà hàng với cái tên “Gió mới”
Như vậy, trong trường hợp này, việc rút bỏ chủ ngữ trong câu sau để tránh lặp là không hợp lý, do chỗ người đọc không thể căn cứ vào ngữ cảnh để xác định được chính xác danh từ nào là chủ ngữ của ví dụ (4). Điều này dẫn đến việc người đọc có thể hiểu ví dụ (4) theo hai cách:
- Cách 1: Cty Công viên cây xanh Hà Nội khoanh cả một phần đất
công viên rộng hàng chục ngàn m2
làm mất mỹ quan…
Từ những phân tích trên đây có thể thấy rằng trong ngữ cảnh cụ thể này, cấu trúc của ví dụ (4) không thể thiếu được yếu tố A. Vì vậy, ví dụ (4) là một câu sai ngữ pháp do thiếu chủ ngữ chủ đề của câu, khiến cho câu trở nên tối nghĩa và mơ hồ.
Những trường hợp mắc lỗi sai tương tự như ví dụ (4) cũng xuất hiện trên báo Hoa Học Trò. Xét ví dụ sau:
Ví dụ (5): “Nằm cách thành phố Thanh Hóa hơn 60 km đường nông thôn, điều kiện đi lại rất khó khăn”. (HHT 618, tr.4 – 5)
- Sơ đồ cấu trúc của ví dụ (5) là: Nằm cách B
- Sơ đồ cấu trúc của một câu sử dụng nằm làm động từ vị ngữ là:
A nằm cách B (B bắt buộc phải có bổ ngữ về quãng đường, thời gian như nằm cách bao nhiêu km, bao nhiêu phút đi ô tô…).
Trong đó:
- A là danh từ hay cụm chủ – vị chỉ địa điểm gốc được so sánh, đóng vai trò là chủ ngữ chủ đề của câu.
- B là danh từ hay cụm chủ – vị nêu đối tượng được đưa ra so sánh với A - So sánh hai sơ đồ trên ta thấy cấu trúc ví dụ (5) thiếu chủ ngữ chủ đề của câu (thiếu yếu tố A).
Khi đặt ví dụ (5) vào ngữ cảnh cụ thể, cũng không thể xác định chính
xác đâu là chủ ngữ của ví dụ (5), tức là không thể xác định được cái gì nằm
cách thành phố Thanh Hóa hơn 60 km đường nông thôn:
(5a) (Để có thể chuyển món quà tới HHT đúng ngày sinh nhật, một số
học sinh của trường đã… “sáng tác” ra một thông tin qua Đường dây nóng nhằm mục đích “kéo các anh chị xuống tận trường để có thể thực mục sở thị
món quà mà chúng em dành tặng HHT!”). Nằm cách thành phố Thanh Hóa
hơn 60 km đường nông thôn, điều kiện đi lại rất khó khăn.
Căn cứ vào câu ngữ cảnh (5a) (cũng như căn cứ vào tin ngắn có chứa hai câu trên trên báo Hoa Học Trò), có tới 2 danh từ có thể làm chủ ngữ cho
ví dụ (5): trường và món quà. Như vậy trong trường hợp này, việc rút bỏ chủ ngữ là không được phép.
Để sửa các câu sai ngữ pháp do thiếu chủ ngữ như trường hợp các ví dụ (4) và ví dụ (5), trước hết, căn cứ quan hệ nội dung câu, chúng ta sơ đồ hóa cấu trúc của câu, sau đó tìm sơ đồ cấu trúc đầy đủ của câu sử dụng động từ vị ngữ có trong câu sai. Căn cứ vào sơ đồ cấu trúc đầy đủ để xác định thành tố còn thiếu. Việc khôi phục thành tố còn thiếu ở loại câu sai này phải dựa vào hiểu biết thực tế của người đọc, của biên tập viên về sự tình nói trong câu. Chẳng hạn, ở ví dụ (4), người đọc hay biên tập viên chỉ có thể xác định chủ
ngữ của câu là danh từ nhà hàng Gió Mới chứ không phải danh từ Cty Công
viên cây xanh Hà Nội nếu người đó đã đến nhà hàng này và ước lượng được
diện tích toàn bộ khuôn viên của nhà hàng.
Qua hai ví dụ trên có thể thấy rằng, câu thiếu chủ ngữ thường do người viết coi trọng sự việc, sự kiện hơn là diễn đạt ngôn từ.
Loại 2: Câu thiếu chủ ngữ do thêm giới từ
1. Câu thiếu chủ ngữ do thêm giới từ là loại câu sai do người viết thêm
các giới từ chỉ thời gian, địa điểm (như: do, trong, tại, hôm) cũng như thêm
các giới từ: đối với, với, từ, về vào trước các cụm chủ – vị hoặc danh từ đóng
vai trò là chủ ngữ của câu. Việc thêm giới từ như vậy khiến cho các cụm chủ – vị, các danh từ đóng vai trò chủ ngữ bị biến thành trạng ngữ, khiến cho câu trở thành câu sai do thiếu chủ ngữ.
Đây là loại câu sai xuất hiện nhiều trên báo Tiền Phong và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nhóm câu sai do thiếu thành phần câu trên báo Hoa Học Trò.
- Ví dụ (6): “Trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2005 trên địa bàn sẽ có 200 sinh viên tình nguyện của trường tham gia”. (Tin: Thanh Hóa…, TP 124, tr.6).
Xét về mặt nghĩa của câu, độc giả có thể đoán hiểu được ý của tác giả
muốn diễn đạt: (6b) Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2005 trên địa bàn
(tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 200 sinh viên tình nguyện tham gia.
Theo nghĩa này, cấu trúc của câu (6b) được miêu tả như sau:
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2005 trên địa bàn/ sẽ có 200 sinh
Chủ ngữ vị ngữ + bổ ngữ
viên tình nguyện của trường tham gia.
Chủ ngữ của câu là cụm danh từ “Chương trình “Tiếp sức mùa thi”
năm 2005”. Người viết đặt giới từ trong vào trước cụm danh từ làm chủ ngữ
này. Sự kết hợp đó khiến cụm danh từ làm chủ ngữ trở thành một bộ phận cấu thành nên trạng ngữ:
Trong / chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2005.
Giới từ + Cụm danh từ
Ví dụ (6) có cấu trúc như sau:
Trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2005 trên địa bàn/ Trạng ngữ
sẽ có/ 200 sinh viên tình nguyện của trường tham gia
vị ngữ bổ ngữ
Do vậy, ví dụ (6) trở thành câu thiếu chủ ngữ để cùng kết hợp với vị ngữ, bổ ngữ làm nên nòng cốt câu - cấu trúc đại diện mang tính bắt buộc của một câu đúng ngữ pháp.
Như vậy, xét về mặt ngữ nghĩa, độc giả có thể đoán hiểu được ý người viết muốn diễn đạt trong ví dụ (6). Nhưng xét về cấu trúc, ví dụ (6) chưa có đủ các thành tố bắt buộc tham gia nòng cốt câu nên nó là một câu sai ngữ pháp.
Theo hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn
để tránh lặp, để biểu thị một thái độ nhất định với người đối thoại, để diễn đạt ý nghĩa nhân xưng khái quát [35, tr.191].
Chúng tôi đặt ví dụ (6) vào ngữ cảnh (toàn bộ tin ngắn có chứa ví dụ (6) để xét xem ví dụ (6) có nằm trong các trường hợp được phép rút bỏ chủ ngữ như đã nêu trên hay không?
“Thanh Hóa: Thông tin từ Đoàn Trường Đại học Hồng Đức (Thanh
Hóa) cho biết: Trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2005 trên địa bàn
sẽ có 200 sinh viên tình nguyện của trường tham gia. Chương trình “Tiếp sức
mùa thi” năm nay được tổ chức thành hai đợt: Đợt 1 từ ngày mùng 1 đến 5/7 tại sáu điểm thi, đợt hai từ ngày mùng 6 đến 10/7/2005 tại mười bốn điểm thi. Tại các điểm thi, bến tàu, bến xe, điểm nút giao thông, các sinh viên tình nguyện sẽ trực tiếp hướng dẫn thí sinh làm các thủ tục khi dự thi; đưa đón thí sinh, người nhà đến các phòng trọ giá rẻ; hướng dẫn đường đến các điểm
thi…” (TP 124, tr.12).
Như vậy, trong tin này, cụm danh từ chương trình “Tiếp sức mùa thi
được nhắc tới lần đầu tiên là trong ví dụ (6). Vì vậy, ví dụ (6) không thuộc vào trường hợp được phép rút bỏ chủ ngữ để tránh lặp.
Ví dụ (6) là một câu trong một tin ngắn trên báo in, không phải là một câu thuộc một đoạn đối thoại, do vậy, nó cũng không thuộc trường hợp được phép rút bỏ chủ ngữ để biểu thị một thái độ nhất định với người đối thoại.
Dựa vào ngữ cảnh của ví dụ (6) cũng có thể khẳng định câu không thuộc loại câu cần rút bỏ chủ ngữ để diễn đạt ý nghĩa nhân xưng khái quát.
Có thể gặp một số câu mắc lỗi sai tương tự trên báo Hoa Học Trò.
Ví dụ (7): “Nhưng trong thùng đồ dạy học của thầy cũng chẳng mấy khi được đồng bộ”. (HHT 620, tr.7).
Ví dụ (8): “Theo các chuyên gia xuất khẩu lao động, với mức chi phí xuất ngoại quá thấp kể trên (trong khi lương trung bình làm việc tại Hàn Quốc
thực hiện tốt hợp đồng hoặc biết sửa lỗi đúng lúc…”. (Tin: “Quay trở lại Hàn Quốc làm việc chỉ với 699 USD”, TP 124, tr.2).
Xét về mặt ý nghĩa, độc giả có thể đoán hiểu nội dung người viết muốn
thể hiện là: (8b) Mức chi phí xuất ngoại quá thấp kể trên sẽ như là “món
quà” tặng cho những lao động luôn biết thực hiện tốt hợp đồng hoặc biết sửa
lỗi đúng lúc.Theo cách hiểu này, cấu trúc của câu (8b) được miêu tả như sau:
Mức chi phí xuất ngoại quá thấp kể trên/ sẽ như là/“món
Chủ ngữ Vị ngữ
quà” tặng cho những lao động luôn biết thực hiện tốt hợp đồng hoặc Bổ ngữ
biết sửa lỗi đúng lúc.
Từ với đứng trước cụm danh từ làm chủ ngữ chủ đề trong ví dụ (8) đã
cùng với cụm danh từ này tạo nên một trạng ngữ có cấu trúc với + cụm danh từ:
Với + mức chi phí xuất ngoại quá thấp kể trên
= Giới từ + Cụm danh từ
Theo đó, cấu trúc của ví dụ (8) có thể miêu tả như sau:
Thành phần phụ giải thích (Theo các chuyên gia xuất khẩu lao động) +
trạng ngữ (với mức chi phí xuất ngoại quá thấp kể trên) + phần phụ giải thích
(trong khi lương trung bình làm việc tại Hàn Quốc 800 – 1000 USD) + vị ngữ
(sẽ như là) + bổ ngữ (“món quà” tặng cho những lao động luôn biết thực
hiện tốt hợp đồng hoặc biết sửa lỗi đúng lúc).
Với cấu trúc trên, ví dụ (8) thiếu hẳn một thành tố bắt buộc tham gia cấu tạo nên nòng cốt câu – chủ ngữ của câu. Ví dụ (8) không có nòng cốt câu, do vậy, nó là một câu sai ngữ pháp.
Tuy nhiên, nếu ta bỏ từ với đứng trước cụm danh từ mức chi phí xuất
ngoại quá thấp kể trên, ví dụ (8) sẽ có cấu trúc như sau:
Thành phần phụ giải thích (Theo các chuyên gia xuất khẩu lao động) +
thích (trong khi lương trung bình làm việc tại Hàn Quốc 800 – 1000 USD) +
vị ngữ (sẽ như là) + bổ ngữ (“món quà” tặng cho những lao động luôn biết
thực hiện tốt hợp đồng hoặc biết sửa lỗi đúng lúc).
Như vậy sau khi bỏ từ với, ví dụ (8) đã có đầy đủ các thành tố cấu
thành nên nòng cốt câu (gồm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ) và trở thành một câu đúng ngữ pháp theo yêu cầu: Câu đúng ngữ pháp là câu có nòng cốt câu với cấu trúc đảm bảo cho câu độc lập về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức; với sự tham gia của 3 thành tố bắt buộc bao gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ.
Những câu mắc lỗi sai tương tự ví dụ (6), ví dụ (7), ví dụ (8) xuất hiện trên cả ba ấn phẩm chúng tôi khảo sát. Cá biệt có những số báo Tiền Phong xuất hiện nhiều hơn 2 lỗi sai tương tự. Ngoài các trường hợp câu sai do người
viết thêm giới từ với, trong trước cụm danh từ, cụm chủ – vị đóng vai trò là
chủ ngữ chủ đề của câu, có rất nhiều trường hợp người viết tạo ra câu thiếu
chủ ngữ tương tự ví dụ (8) khi thêm các từ như tại, đối với, về, từ, được vào
trước các cụm danh từ, cụm chủ – vị đóng vai trò là chủ ngữ chủ đề của câu. Ví dụ như các câu sau đây:
Ví dụ (9): “Theo ghi nhận của chúng tôi tại khu vực bùng binh Cây Gõ, các tuyến đường Minh Phụng, 3/2… (quận 6) bị ngập sâu khoảng 40 cm”. (Bài “TP.Hồ Chí Minh: Mưa lớn gây ùn tắc giao thông kéo dài”, TP 122, tr.4).
Ví dụ (10): “Từ hiện tượng này đã làm cho mọi người trong thôn luôn nơm nớp lo sợ, vì đường dây buôn người được tiếp tay bởi chính những người trong làng”. (Bài “Số phận những cô gái bị lừa”, TP 118, tr.5).
Ví dụ (11): Còn đối với các cô gái khác hiện đang sống vô cùng cực khổ. (Bài: “Số phận những cô gái bị lừa”, TP 118, tr.5).
Ví dụ (12): “Về kênh phim truyện HBO mua bản quyền của Singapore, hiện đang phát mỗi ngày 2 tiếng và có phụ đề tiếng Việt”. (Bài: Xu hướng tại
Ví dụ (13): “Được cơ quan báo LĐ&XH khẳng định tòa soạn này không có phóng viên nào tên là Nguyễn Trung Thành, và tòa báo cũng không liên hệ công tác với BHXH tỉnh Thái Bình”. (Bài “Bắt kẻ giả danh phóng viên báo Lao động & Xã hội”, TP 120, tr.2).
Đối với câu thiếu chủ ngữ do thêm các từ: tại, với, đối với, được, còn
đối với, từ, về vào trước cụm chủ – vị hoặc danh từ đóng vai trò là chủ ngữ
của câu, cách sửa đơn giản và hiệu quả nhất là bỏ các từ tại, với, đối với,
được, còn đối với, từ, về để các danh từ, ngữ danh từ đứng sau các giới từ này
làm chủ ngữ chủ đề của câu. Từ đó, ta sẽ có được một câu chuẩn về cấu trúc ngữ pháp và sáng rõ về nghĩa biểu đạt. Tương tự như trường hợp ví dụ (6), (7) và (8), ở các ví dụ (9), (10), (11), (12), (13), để có một câu đúng ngữ pháp, ta bỏ các từ được gạch chân.
Cách sửa thứ hai đối với các câu sai loại này là giữ nguyên phần trạng ngữ được cấu tạo bằng các giới từ + cụm danh từ nêu trên và thêm chủ ngữ cho câu.
Chẳng hạn, sửa ví dụ (11):
Còn đối với các cô gái khác, họ hiện đang sống vô cùng cực khổ.
Sửa ví dụ (12):
Về kênh phim truyện HBO mua bản quyền của Singapore, hiện kênh
này đang phát mỗi ngày 2 tiếng và có phụ đề tiếng Việt.
2.3.1.2. Câu sai do thiếu bổ ngữ