Câu sai do các nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 68)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Câu sai do các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân dẫn đến câu sai như đã phân tích ở các phần trên, có một số câu sai ngữ pháp do các nguyên nhân khác, như do thiếu giới

từ, do sử dụng sai liên từ, do thiếu giới từ của… Số lượng các câu sai do các

nguyên nhân này trên cả ba tờ báo được khảo sát không nhiều. Do vậy, chúng

tôi xếp chúng vào phần Các câu sai do các nguyên nhân khác. Trong phần

này, chúng tôi sẽ phân tích các loại câu sai sau.

1. Câu sai do thiếu giới từ

2. Câu sai do sử dụng sai liên từ

3. Câu sai do thiếu giới từ của

4. Câu sai do sử dụng sai (thiếu) hệ từ “là”

5. Câu sai do thiếu từ do chỉ nguyên nhân

1. Câu sai do thiếu giới từ là loại câu sai do thiếu những giới từ bắt buộc phải có mặt trong cấu trúc ngữ pháp của câu hoặc cần thiết phải có mặt để đảm bảo sự sáng rõ về nghĩa của câu. Đây là loại câu sai có số lượng nhiều nhất trong số các câu sai do các nguyên nhân khác. Câu sai ngữ pháp do thiếu giới từ thường khiến cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của câu. Có một số trường hợp, loại câu sai này làm cho câu trở nên tối nghĩa, tuy không làm cho người đọc hiểu sai nghĩa của câu.

Ví dụ (32): “Cuối cùng Sát thủ Elektra cũng đã hạ cánh Việt Nam sau khi công chiếu khắp thế giới từ 14/1”. ( HHT 598, tr.33).

Ví dụ (32) thiếu giới từ của động từ hạ cánh (hạ cánh xuống). Tác giả

dùng từ hạ cánh với nghĩa bóng để thông báo việc bộ phim Sát thủ Elektra

được công chiếu tại Việt Nam. Nhưng từ hạ cánh lại không được đặt trong

ngoặc kép, không có giới từ đi kèm nên độc giả khó có thể hiểu ngay nghĩa của câu trong lần đọc đầu tiên. Cần sửa lại ví dụ (32) như sau:

Cuối cùng Sát thủ Elektra cũng đã “hạ cánh” xuống Việt Nam sau khi công chiếu khắp thế giới từ 14/1.

Câu sai do thiếu giới từ cũng xuất hiện trên báo Tiền Phong:

Ví dụ (33): Anh Nguyễn Hiền ngụ ấp 10, xã Long Hữu (Duyên Hải, Trà Vinh) là con một gia đình nhiều đời làm thợ rèn, đầu tháng 5/2005 anh đã tự chế tạo thành công búa điện dùng trong nghề rèn. (Bài “Một thợ rèn chế tạo thành công búa điện”, TP 121, tr.2).

Hiện tượng câu sai do thiếu các giới từ trong, với, về là phổ biến nhất

trong các câu sai do thiếu giới từ.

Ví dụ (34): “Dự án ATI được UBND tỉnh Quảng Trị cho thuê từ 2000 đến 2228 ha đất thuộc vùng cát ven biển của huyện Hải Lăng, gồm 5 xã: Hải Ba, Hải An, Hải Khê, Hải Dương và Hải Quế, thời hạn 50 năm, để xây dựng khu nuôi tôm nước lợ”. (Bài “Quảng Trị: Hiểm họa môi trường bởi nuôi tôm trên cát”, TP 124, tr.10).

Ví dụ (35): “Trong đoàn làm phim có rất nhiều người mẫu, ca sĩ, diễn

viên (với) lịch làm việc chồng chéo kín đặc, thế nên tình trạng đi muộn là

chuyện thường tình ở huyện”. (HHT 600, tr.52).

Ví dụ (36): “Theo báo cáo (về) quan hệ vay nợ (của) Tổng Cty Việt – Lào của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An, thì tổng dư nợ hiện tại của Tổng Cty hợp tác kinh tế Việt – Lào là 79.186 triệu đồng, trong đó nợ gốc là 71.493 triệu đồng, nợ lãi là 7.693 triệu đồng, đáng chú ý là nợ quá hạn lên đến 56.750 triệu đồng”. (Bài “Dự án Nhà máy bia Vilaken ở Nghệ An: Chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện?”, TP 123, tr.4).

Các ví dụ trên cho thấy, cách sửa hiệu quả nhất với những câu sai loại này là bổ sung giới từ vào vị trí hợp lý trong câu.

2.3.4.2. Câu sai do sử dụng sai liên từ

Câu sai do sử dụng sai liên từ là hiện tượng xuất hiện không thường xuyên trên cả ba tờ báo mà chúng tôi tiến hành khảo sát. Đây là những câu dùng sai từ trong những trường hợp không cần sử dụng liên từ hoặc cần sử dụng một từ loại khác, ngoài liên từ.

Ví dụ (37): “Đa số bà con đã ổn định cuộc sống, hội nhập nước sở tại, đồng thời tiếp tục gắn bó với quê hương và muốn góp sức xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, cũng như góp phần làm cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển”. (Bài “Doanh nghiệp phối hợp với kiều bào: Thiết lập hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại Mỹ”, TP 117, tr.14).

Liên từ là từ dùng để nối hai đơn vị ngữ pháp tương đương (hai danh

từ, hai tính từ, hai ngữ danh từ, hai vế câu…). Sử dụng liên từ như trong ví

dụ (37) là không hợp lý. Về mặt ngữ nghĩa, việc dùng từ như trên làm cho

câu tối nghĩa mà nên dùng từ với. Cần phải thay động từ hội nhập bằng động

từ hòa nhập, thay liên từ bằng giới từ với, đồng thời đổi ngữ danh từ nước

Đa số bà con đã ổn định cuộc sống, hòa nhập với cuộc sống ở nước sở tại, đồng thời tiếp tục gắn bó với quê hương và muốn góp sức xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, cũng như góp phần làm cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển.

Việc sửa những câu sai do dùng sai liên từ cần xét đến rất nhiều yếu tố cụ thể liên quan đến mặt ngữ pháp cũng như đến mặt ngữ nghĩa của câu.

2.3.4.3. Câu sai do thiếu giới từ của

Hiện tượng thiếu giới từ sở hữu thường làm cho câu trở nên khó hiểu, thiếu trong sáng.

Ví dụ (38): “Thanh tra Bộ LĐ - TB&XH vừa quyết định xử phạt hành chính đối với Liên hiệp sản xuất thương mại Hợp tác xã Việt Nam (địa chỉ 80 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội) số tiền 17,5 triệu đồng vì đã lợi dụng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc khi chưa được phép cơ quan có thẩm quyền”. (Bài “Liên hiệp sản xuất thương mại HTX Việt Nam bị phạt vì đưa lao động sang Hàn Quốc trái phép”, TP 117, tr.2).

Ví dụ (38) thiếu giới từ sở hữu của nối giữa động từ được phép với ngữ

danh từ cơ quan có thẩm quyền. Thiếu từ của trong trường hợp này làm cho

câu tối nghĩa, tạo nên một ngữ động từ (được phép cơ quan có thẩm quyền)

không rõ nghĩa, gây khó hiểu cho độc giả. Câu dưới đây cũng mắc lỗi sai tương tự .

Ví dụ (39): “Theo báo cáo quan hệ vay nợ Tổng Cty Việt – Lào của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An, thì tổng dư nợ hiện tại của Tổng Cty hợp tác kinh tế Việt – Lào là 79.186 triệu đồng, trong đó nợ gốc là 71.493 triệu đồng, nợ lãi là 7.693 triệu đồng, đáng chú ý là nợ quá hạn lên đến 56.750 triệu đồng”. (Bài “Dự án Nhà máy bia Vilaken ở Nghệ An: Chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện?”, TP 123, tr.4).

Việc sử dụng sai hệ từ hoặc thiếu hệ từ tạo ra những câu cụt, què và mơ hồ.

Ví dụ (40): “Điều băn khoăn lớn nhất của tôi Jaycee, con trai lớn của tôi, lớn lên trong cảnh sung túc, vì thế mà không hiểu giá trị của đồng tiền”. (HHT 597, tr.12).

Do thiếu hệ từ trước danh từ riêng Jaycee nên câu trở nên mơ hồ.

Câu có thể hiểu theo hai cách sau:

+ Cách 1: Nhân vật tôi là một người có tên là Jaycee. Ông ta lo lắng vì sợ con trai lớn của mình lớn lên trong cảnh sung túc, vì thế mà nó không hiểu giá trị của đồng tiền.

+ Cách 2: Điều băn khoăn lớn nhất của nhân vật tôi là sợ con trai lớn của ông ta (nó tên là Jaycee) do lớn lên trong cảnh sung túc nên không hiểu giá trị của đồng tiền.

2.3.4.5. Câu sai do thiếu từ do chỉ nguyên nhân

Đây là loại câu sai chỉ xuất hiện trên báo Tiền Phong. Hiện tượng thiếu từ chỉ nguyên nhân (thường là từ “do”) làm cho câu gần với văn nói, sai về ngữ pháp và thiếu trong sáng.

Ví dụ (41): “Một điều đáng khâm phục, toàn bộ phần kỹ thuật thu âm đều một mình Hải thực hiện từ đầu đến cuối”. (Bài “Hải guitar với album thứ hai “Giai điệu Hà Nội”, TP 124, tr.8).

Câu này thiếu từ chỉ nguyên nhân do để nối giữa đều với một mình Hải

thực hiện từ đầu đến cuối nên không làm rõ được vai trò chủ thể hành động

của nhân vật Hải (đều do một mình Hải thực hiện), vì vậy không thể hiện

được rõ đánh giá của tác giả về nhân vật.

Xét các cách dùng từ đều trong tiếng Việt ta thấy: Từ đều bao giờ cũng

+ Tất cả đều do cô giáo chỉ dẫn.

+ Tất cả đều là học trò của cô.

+ Giá vàng trên cả ba miền đều tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 68)