Thử lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc viết câu mơ hồ trên báo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 112)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Thử lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc viết câu mơ hồ trên báo

báo in hiện nay

3.4.2.1. Các nguyên nhân dẫn đến câu mơ hồ trên báo Thanh Niên,

Tiền Phong, Hoa Học Trò đều liên quan đến lĩnh vực ngữ pháp và từ vựng. Điều đó cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến việc viết câu mơ hồ trên báo in hiện nay là do sự hạn chế về trình độ sử dụng ngôn ngữ của một số người viết báo. Cụ thể là sự hạn chế của người cầm bút trong việc nắm vững và sử dụng hệ thống ngữ pháp, từ vựng của tiếng Việt. Thiếu am hiểu về các hiện tượng đồng âm, từ đa nghĩa sẽ đưa nhà báo đến chỗ vô tình tạo nên những câu mơ

hồ về từ vựng. Những “lỗ hổng” về ngữ pháp như không nắm chắc cấu trúc cú pháp cơ bản của câu, không nắm chắc các quy tắc về trật tự các thành phần trong câu, ý nghĩa của các dấu câu… sẽ dẫn người viết đến chỗ tạo ra những câu mơ hồ về ngữ pháp.

3.4.2.2. Mơ hồ là một hiện tượng tất yếu của ngôn ngữ tự nhiên. Trong

nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến câu mơ hồ là do sự vô tình hay thiếu tập trung của người viết. Xét theo quan điểm này, mọi cá nhân trong cộng đồng ngôn ngữ đều có thể vô tình mắc lỗi viết câu mơ hồ. Điều đáng nói là với những người hoạt động trong các lĩnh vực khác, việc viết câu mơ hồ của họ không gây ảnh hưởng quá lớn tới đời sống ngôn ngữ của cộng đồng. Nhưng với trách nhiệm của những người có ảnh hưởng lớn tới thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng, tới sự nghiệp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, người làm báo cần có ý thức đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ, tránh đến mức tối đa việc viết câu mơ hồ. Tuy nhiên, gần 1.000 câu mơ hồ xuất hiện trên 3 tờ báo trong một năm đã cho thấy ý thức về trách nhiệm “làm gương” cho công chúng trong việc sử dụng ngôn ngữ của một số nhà báo là chưa tốt. Đây có thể coi là nguyên nhân thứ hai dẫn đến hiện tượng câu mơ hồ trên báo in tiếng Việt hiện nay.

3.4.2.3. Nguyên nhân thứ ba dẫn đến hiện tượng câu mơ hồ trên báo in

là một số xu hướng mới của báo in thế giới nói chung, báo in nước ta nói riêng. Đó là xu hướng tuần báo phát triển thành nhật báo (có thể gọi là xu hướng “nhật báo hóa”) và xu hướng tăng trang, tăng kỳ. 10 năm trước đây, số nhật báo ở nước ta rất ít. Nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, nhiều tuần báo đã phát triển rất nhanh và trở thành nhật báo. Số nhật báo đã tăng đáng kể, gấp hơn hai lần so với 10 năm trước. Cũng trong khoảng thời gian này, hai trong số 3 báo chúng tôi khảo sát là Tiền Phong, Thanh Niên đã phát triển từ tuần báo thành nhật báo.

Cùng với xu hướng “nhật báo hóa” là xu hướng tăng trang, tăng kỳ của hầu hết những tờ báo lớn. Trong 5 năm trở lại đây, hàng trăm tờ báo đã tăng trang, tăng kỳ ít nhất là một lần. Chẳng hạn, báo Quân Đội Nhân Dân tăng từ 8 trang lên 16 trang. Hàng loạt tờ báo như Giáo dục thời đại, Lao Động, Khuyến học và dân trí… tăng kỳ phát hành. Tăng trang, tăng kỳ hay phát triển từ tuần báo trở thành nhật báo đều đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tăng mạnh số lượng tin, bài. Điều này tạo nên nhiều áp lực đối với người làm báo.

Chúng tôi đã khảo sát hai nhật báo Thanh Niên và Tiền Phong và thấy rõ ảnh hưởng của xu hướng “nhật báo hóa” đối với việc sử dụng ngôn ngữ trên báo in nói chung, đối với việc viết câu mơ hồ nói riêng.

Khác với tuần báo, nhật báo tạo nên sức ép rất lớn đối với những người làm báo. Để đảm bảo đủ lượng bài vở cho các số báo ra hàng ngày, phóng viên, biên tập viên phải chịu áp lực rất lớn về thời gian. Áp lực này xuất phát từ đòi hỏi rất cao về độ cập nhật thông tin của nhật báo.

Một tờ nhật báo phát hành vào buổi sáng hôm sau thì cần cập nhật cả những sự kiện diễn ra vào buổi chiều, thậm chí là cả những sự kiện diễn ra vào buổi tối ngày hôm trước. Chẳng hạn, tờ báo Thanh Niên phát hành buổi sáng ngày 18/11/2006 cần phải đề cập tới cả cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ G.Bush với Thủ tướng Nhật Bản diễn ra tối ngày 17/11. Yêu cầu gắt gao về độ cập nhật thông tin như vậy đòi hỏi tốc độ và cường độ làm việc rất lớn của phóng viên, biên tập viên. Trong vòng cuốn của sự kiện, dưới áp lực của thời gian và của cường độ làm việc lớn như vậy, ngay cả những phóng viên có ngữ năng tốt cũng có khó tránh khỏi việc mắc phải lỗi viết câu sai, câu mơ hồ. Họ cũng không có nhiều thời gian để rà soát và sửa chữa một số “hạt sạn” ngôn ngữ, trong đó có lỗi viết câu mơ hồ. Các phóng viên vốn hạn chế về ngữ năng còn có nhiều khả năng mắc lỗi viết câu sai, câu mơ hồ hơn. Nhưng họ không có nhiều thời gian hơn các phóng viên khác để rà soát, sửa chữa câu sai, câu mơ hồ. Hệ quả trực tiếp của tình trạng nêu trên là số lỗi sai về ngôn ngữ nói

chung, số câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ nói riêng sẽ “tồn đọng” nhiều trong mỗi tác phẩm báo chí. Bộ phận biên tập sẽ phải “gánh” trách nhiệm “lọc” và sửa chữa toàn bộ những lỗi sai đó.

Phải hoàn thành việc rà soát, sửa chữa một lượng bài viết lớn (trong đó có nhiều bài viết còn tồn tại rất nhiều lỗi về sử dụng ngôn ngữ) trong một thời gian ngắn, bộ phận biên tập để “lọt lưới” các lỗi như đã nói ở trên là không tránh khỏi.

Như vậy, có thể nói rằng những áp lực từ xu hướng “nhật báo hóa”, đặc biệt là áp lực về mặt thời gian là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu sai trên báo in.

3.4.2.4. Một số biên tập viên cho rằng một nguyên nhân khác dẫn đến

hiện tượng câu sai, câu mơ hồ trên báo in là do tâm lý ỷ lại của nhiều phóng

viên. Những phóng viên này luôn hy vọng rằng bài viết của mình sẽ trở nên hoàn thiện sau khi “qua tay” biên tập viên, dù nó còn nhiều lỗi. Thay vì rà soát và sửa lỗi trong bài viết của mình, phóng viên lại “đẩy” việc đó cho người biên tập. Họ thanh minh rằng cái khó là làm tìm được sự kiện hay chứ không phải là việc viết câu đúng. Kết quả là bộ phận biên tập thường xuyên bị quá tải và vì thế, nhiều câu sai, câu mơ hồ vẫn không được phát hiện, sửa chữa và chúng vẫn xuất hiện thường xuyên trên mặt báo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 112)