Phân loại câu mơ hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 82)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Phân loại câu mơ hồ

Căn cứ vào tính chất của yếu tố gây ra mơ hồ, có thể phân chia câu mơ hồ thành các loại sau:

1.Câu mơ hồ về từ vựng

Có thể phân chia loại câu mơ hồ về từ vựng thành hai tiểu loại: + Câu mơ hồ do hiện tượng đồng âm

+ Câu mơ hồ do từ đa nghĩa

2.Câu mơ hồ về ngữ pháp

Có thể phân chia loại câu mơ hồ về ngữ pháp thành 3 tiểu loại: + Câu mơ hồ do thiếu thành phần câu

+ Câu mơ hồ về cấu trúc ngữ pháp

+ Câu mơ hồ do sử dụng dấu câu (dấu phẩy)

3.Câu mơ hồ logic.

Trên cả ba báo chúng tôi khảo sát (Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò), hiện tượng câu mơ hồ đều xuất hiện. Kết quả thống kê là 907 câu và phân bố như sau:

Bảng 5: Câu mơ hồ trên báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005.

Báo Tổng số câu

mơ hồ

Loại câu mơ hồ Số lƣợng Tỷ lệ

Thanh Niên 240 Mơ hồ về từ vựng 53 22%

Mơ hồ về ngữ pháp 159 66%

Mơ hồ logic 28 12%

Tiền Phong 618 Mơ hồ về từ vựng 43 7%

Mơ hồ về ngữ pháp 470 76% Mơ hồ logic 105 17% Hoa Học Trò 48 Mơ hồ về từ vựng 13 27% Mơ hồ về ngữ pháp 31 65% Mơ hồ logic 4 8% Qua bảng 5 có thể thấy:

+ Câu mơ hồ xuất hiện trên báo in hiện nay (trên cả báo ngày và tuần báo) với tần xuất tương đối lớn (trên báo Tiền Phong là 618 câu/260 số báo = 2,4 câu/số; trên báo Thanh Niên là 240 câu/311 số báo = 0,8 câu/số, trên báo Hoa Học Trò là 48 câu/52 số báo = 0,9 câu/số).

+ Các loại câu mơ hồ xuất hiện trên báo in khá đa dạng. Hầu như trên cả 3 tờ báo đều xuất hiện các loại câu mơ hồ từ vựng, mơ hồ về ngữ pháp, mơ hồ về logic.

+ Trong các loại câu mơ hồ xuất hiện trên báo in, loại câu mơ hồ về ngữ pháp chiếm tỷ lệ lớn nhất (Thanh Niên: 66%, Tiền Phong: 76%, Hoa Học Trò: 65%).

3.2.1. Hiện tượng câu mơ hồ trên báo Thanh Niên

Qua khảo sát và phân loại câu mơ hồ trên báo Thanh Niên, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 6: Phân loại câu mơ hồ trên báo Thanh Niên

Loại câu mơ hồ Số lƣợng Loại câu mơ hồ Số lƣợng Tỷ lệ

Mơ hồ về từ vựng 53 Mơ hồ do hiện tượng đồng âm 7 13%

Mơ hồ do từ đa nghĩa 46 87%

Mơ hồ về ngữ pháp 159 Mơ hồ do thiếu thành phần câu 49 31%

Mơ hồ về cấu trúc 80 50%

Mơ hồ do dấu phẩy 30 10%

Mơ hồ về logic 28

Qua bảng 6, chúng tôi có nhận xét về hiện tượng câu mơ hồ trên báo Thanh Niên như sau:

- Câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất. Trong đó có tiểu loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ 50%. Tiểu loại câu mơ hồ này chiếm tới gần 1/3 trong tổng số 253 câu mơ hồ xuất hiện trên báo Thanh Niên năm 2005.

- Trong loại câu mơ hồ về từ vựng, tiểu loại câu mơ hồ do từ đa nghĩa chiếm tỷ lệ 87%.

- Câu mơ hồ về logic và ngữ dụng chiếm số lượng rất nhỏ so với số lượng các loại câu mơ hồ khác trên báo Thanh Niên 2005.

3.2.2. Hiện tượng câu mơ hồ trên báo Tiền Phong

Qua khảo sát và phân loại câu mơ hồ trên báo Tiền Phong, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 7: Phân loại câu mơ hồ trên báo Tiền Phong

Loại câu mơ hồ Số lƣợng Loại câu mơ hồ Số lƣợng Tỷ lệ

Mơ hồ về từ vựng 43

Mơ hồ về ngữ pháp 470 Mơ hồ do thiếu

thành phần câu

118 25%

Mơ hồ về cấu trúc 220 47%

Mơ hồ về logic 105

Qua bảng 7, chúng tôi có nhận xét về hiện tượng câu mơ hồ trên báo Tiền Phong như sau:

- Tiền Phong là báo có số lượng câu mơ hồ lớn nhất trong 3 báo được khảo sát. Số lượng câu mơ hồ trên báo Tiền Phong (618 câu) gấp gần 2,5 lần số lượng câu mơ hồ trên báo Thanh Niên (240 câu), dù Thanh Niên và Tiền Phong đều là báo ngày, thậm chí, số lượng tờ báo Thanh Niên được khảo sát nhiều hơn số lượng tờ báo Tiền Phong được khảo sát (nhiều hơn 1 tờ báo/tuần).

- Câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất trên báo Tiền Phong. Trong đó, tiểu loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ 47%. Tiểu loại câu mơ hồ này có tới 220 câu, chiếm hơn 1/3 trong tổng số 618 câu mơ hồ xuất hiện trên báo Tiền Phong năm 2005.

3.2.3. Hiện tượng câu mơ hồ trên báo Hoa Học Trò

Qua khảo sát và phân loại câu mơ hồ trên báo Hoa Học Trò, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 8: Phân loại câu mơ hồ trên báo Hoa Học Trò

Loại câu mơ hồ Số lƣợng Loại câu mơ hồ Số lƣợng Tỷ lệ

Mơ hồ về từ vựng 13 Mơ hồ do hiện

tượng đồng âm

7 54%

Mơ hồ do từ đa nghĩa

6 46%

Mơ hồ về ngữ pháp 31 Mơ hồ do thiếu

thành phần câu

12 37,5%

Mơ hồ về cấu trúc 16 50%

Mơ hồ do dấu phẩy 2 12,5%

Qua bảng 8, chúng tôi rút ra một số nhận xét về hiện tượng câu mơ hồ trên báo Hoa Học Trò như sau:

- Câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất trên báo Hoa Học Trò. Trong đó, tiểu loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ 50%. Tiểu loại câu mơ hồ này có 16 câu, chiếm 1/3 trong tổng số 48 câu mơ hồ trên báo Hoa Học Trò năm 2005.

Nhận xét:

Qua bảng 5 và các bảng phân loại câu mơ hồ trên 3 báo được khảo sát (bảng 6, 7, 8), có thể rút ra nhận xét khái quát về hiện tượng câu mơ hồ trên 3 ấn phẩm báo in tiếng Việt hiện nay như sau:

- Câu mơ hồ là một hiện tượng xuất hiện thường xuyên trên 3 báo này. - Trong các loại câu mơ hồ xuất hiện trên báo in, câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất.

- Trong loại câu mơ hồ về ngữ pháp, tiểu loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tới 1/3 tổng số câu sai trên cả 3 báo).

3.3. Phân tích câu mơ hồ

3.3.1. Câu mơ hồ về từ vựng

3.3.1.1. Thế nào là câu mơ hồ về từ vựng?

“Trong một câu, nếu một từ có thể hiểu được theo hai nghĩa hoặc có thể thay thế bằng một từ đồng âm với nó thì chúng ta nói câu đó đã mơ hồ về từ vựng” [6, tr.122]. Như vậy, “căn nguyên” của hiện tượng câu mơ hồ về từ vựng là hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm của từ. Hai hiện tượng này được xem như một đặc trưng loại hình của tiếng Việt. Căn cứ vào định nghĩa về câu mơ hồ về từ vựng như trên, có thể phân chia câu mơ hồ về từ vựng thành hai tiểu loại:

1. Câu mơ hồ do từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của đối tượng... Những hiện tượng chuyển nghĩa của từ, khi xảy ra trong cấu trúc câu, nhiều khi sẽ kéo theo các cách hiểu khác nhau của câu bao chứa nó.

Ví dụ (45):Ủng hộ bệnh nhi lọc máu và ghép tạng”. (Tin “Từ thiện – xã hội”, TN 147, tr.15).

Từ ủng hộ trong ví dụ (45) có thể hiểu theo hai nghĩa: - Nghĩa 1: giúp đỡ = cho tiền, hỗ trợ kinh phí.

- Nghĩa 2: tỏ thái độ đồng tình = khuyến khích.

Do từ ủng hộ có thể hiểu theo hai nghĩa như trên nên tạo ra 2 cách hiểu ví dụ (45) như sau:

+ Cách 1: Hỗ trợ kinh phí cho bệnh nhi lọc máu và ghép tạng.

+ Cách 2: Khuyến khích bệnh nhi lọc máu và ghép tạng.

Thêm bổ ngữ để làm rõ nghĩa của từ ủng hộ trong ví dụ (45). Chẳng

hạn có thể sửa như sau:

Ủng hộ tiền cho bệnh nhi lọc máu và ghép tạng

Ví dụ (46): “235 thí sinh đã xếp hồ sơ, trong đó mạnh nhất là các… bé tiểu học 141” (HHT 599, tr.4).

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), nghĩa thứ nhất của từ

mạnh là: Có sức lực, có tiềm lực lớn, có khả năng vượt đối phương [38,

tr.606]. Trong ví dụ (46), người viết đã sử dụng từ mạnh theo nghĩa bóng để

nhấn mạnh sự tham gia rất đông của học sinh tiểu học trong Hội thi Tin học trẻ không chuyên thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, từ các nét nghĩa gốc của từ

mạnh, độc giả có thể hiểu cụm từ mạnh nhất với nhiều nghĩa bóng như sau:

+ mạnh nhất = đông nhất, nhiều nhất.

+ mạnh nhất= tiềm lực lớn nhất, có khả năng chiến thắng nhiều nhất.

Tính đa nghĩa của từ mạnh (khi dùng với nghĩa bóng) tạo ra 2 cách

- Cách 1: Có 235 thí sinh đã nộp hồ sơ, trong đó, đối tƣợng nộp hồ sơ nhiều nhất (đông nhất) là học sinh tiểu học (141 hồ sơ).

- Cách 2: Trong 235 thí sinh đã nộp hồ sơ, các bé tiểu học đƣợc coi là

những ngƣời có khả năng chiến thắng nhiều nhất.

Có thể loại bỏ tính mơ hồ của ví dụ (46) bằng cách sử dụng một từ khác

để thay thế từ mạnh. Ví dụ thay bằng từ nhiều (nhiều nhất) hay đông (đông

nhất), đồng thời bổ sung một số giới từ, danh từ để làm rõ nghĩa của câu. Có

thể sửa lại ví dụ (46) thành câu như sau:

Đã có 235 thí sinh xếp hồ sơ, trong đó đông nhất là các học sinh tiểu học với 141 hồ sơ.

Hiện tượng do dùng từ với nghĩa bóng mà gây nên tính mơ hồ trong câu còn xuất hiện trong nhiều số báo Hoa Học Trò năm 2005, ví dụ như câu sau đây:

Ví dụ (47): “Cứ thế, đến hôm chót chét nộp hồ sơ mà T.A vẫn lên xuống việc chọn trường”. (HHT 595, tr.8).

3.3.1.3. Câu mơ hồ do hiện tượng đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chúng trùng với nhau về cả âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng. Từ đồng âm có thể dẫn đến tính mơ hồ của câu do chỗ nó có thể tạo nên những nghĩa khác nhau của câu chứa nó. Đó là từ đơn đồng âm. Trong tiếng Việt còn có hiện tượng đồng âm của hai chuỗi từ. Đây là trường hợp hai chuỗi từ có các yếu tố đồng âm nhưng quan hệ giữa các yếu tố này có thể khác nhau. Căn cứ vào quan hệ giữa các yếu tố đồng âm, có thể chia hiện tượng đồng âm của hai chuỗi từ thành 3 kiểu, trong đó có kiểu đồng âm của hai chuỗi từ mà giữa các yếu tố của cả hai chuỗi đều có quan hệ cú pháp nhưng theo các kiểu khác

nhau. Ví dụ, trong chị Sơn thì giữa chịSơn có thể có quan hệ sở hữu để trỏ

của câu do chỗ độc giả có thể hiểu chuỗi từ đồng âm theo nhiều cách khác nhau [6, tr.112]. Dưới đây sẽ xét hai kiểu đồng âm gây mơ hồ.

(a) Câu mơ hồ do từ đồng âm

Ví dụ (48): “Ngày 28.5, nhóm thầy thuốc Đông và Tây y Tuệ Tĩnh

đƣờng Biên Hòa, thuộc Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 160 người cao tuổi, nghèo hiện ngụ tại Biên Hòa, tổng chi phí của đợt từ thiện gần 7 triệu đồng, do sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm”. (Tin “Từ thiện – xã hội”, TN 150, tr.15).

Ví dụ (48) mơ hồ do trong tiếng Việt có 2 từ đƣờng đồng âm, khác

nghĩa: một từ đƣờng trỏ nhà thuốc Đông y, một từ đƣờng trỏ đường phố. Hai

từ đƣờng đồng âm dẫn đến có 2 cách hiểu ví dụ (48):

- Cách 1: Ngày 28.5, nhóm thầy thuốc Đông và Tây y của Tuệ Tĩnh

đƣờng (thành phố Biên Hòa), thuộc Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 160 người cao tuổi, nghèo hiện ngụ tại Biên Hòa, tổng chi phí của đợt từ thiện gần 7 triệu đồng, do sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

- Cách 2: Ngày 28.5, nhóm thầy thuốc Đông và Tây y Tuệ Tĩnh ở

đƣờng Biên Hòa, thuộc Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 160 người cao tuổi, nghèo hiện ngụ tại Biên Hòa, tổng chi phí của đợt từ thiện gần 7 triệu đồng, do sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

Danh từ riêng Biên Hòa ở ví dụ (48) là để trỏ Thành phố Biên Hòa

thuộc tỉnh Đồng Nai, không phải trỏ một con đường thuộc tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, cách hiểu đúng ví dụ (48) là cách 1. Có thể loại bỏ cách hiểu thứ hai bằng

cách: Thêm tính từ sở hữu của vào giữa hai danh ngữ nhóm thầy thuốc Đông

và Tây yTuệ Tĩnh đường để chỉ rõ quan hệ ngữ pháp: Tuệ Tĩnh đường

định ngữ của danh ngữ nhóm thầy thuốc Đông y và Tây y (như trong cách hiểu

Ngày 28.5, nhóm thầy thuốc Đông và Tây y của Tuệ Tĩnh đường (Thành phố Biên Hòa), thuộc Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 160 người cao tuổi, nghèo hiện ngụ tại Biên Hòa, tổng chi phí của đợt từ thiện gần 7 triệu đồng, do sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

(b) Câu mơ hồ do sự đồng âm của hai chuỗi từ

Ví dụ (49): “Bằng cách giả dạng làm fan đến tặng quà, chỉ đợi chị Bi

ra mở cửa là cả đám xộc thẳng vào nhà luôn”. (HHT, 608, tr.56).

Ví dụ (49) mơ hồ do sự đồng âm của hai chuỗi từ chị Bi. Giữa các yếu

tố của cả hai chuỗi từ này đều có quan hệ cú pháp nhưng theo các kiểu khác

nhau. Nếu giữa chịBi có quan hệ sở hữu (chị của Bi) thì chuỗi từ chị Bi

dùng để trỏ chị gái của một người tên là Bi. Nếu giữa chịBi có quan hệ

đồng vị thì chuỗi từ chị Bi dùng để trỏ một cô gái tên là Bi. Hiện tượng đồng

âm nêu trên dẫn đến có 2 cách hiểu ví dụ (49):

- Cách 1: Bằng cách giả dạng làm fan đến tặng quà, chỉ đợi chị gái của

Bi ra mở cửa là cả đám xộc thẳng vào nhà luôn.

- Cách 2: Bằng cách giả dạng làm fan đến tặng quà, chỉ đợi chị Bi ra

mở cửa là cả đám xộc thẳng vào nhà luôn.

Danh từ riêng Bi ở ví dụ (49) là để chỉ nam ca sĩ Bi (Rain), một ca sĩ

Hàn Quốc rất nổi tiếng. Do vậy, cách hiểu đúng ví dụ (49) là cách hiểu thứ

nhất. Loại bỏ cách hiểu thứ hai bằng cách thêm tính từ sở hữu của vào giữa

hai yếu tố của chuỗi từ đồng âm chịBi để làm rõ quan hệ sở hữu giữa hai

yếu tố này. Ta có câu tường minh:

Bằng cách giả dạng làm fan đến tặng quà, chỉ đợi chị gái của Bi ra mở cửa là cả đám xộc thẳng vào nhà luôn.

3.3.2. Câu mơ hồ về ngữ pháp

Một câu cơ bản là câu gồm có một nòng cốt câu (bao gồm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ bắt buộc) và các thành phần phụ (khởi ngữ, trạng ngữ, định ngữ, tình thái ngữ…). Nòng cốt câu là bộ phận nêu nội dung chính của câu. Các thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu. Những thành phần phụ có ý nghĩa như là sự định hướng cho người đọc cách hiểu về nội dung được nói ở nòng cốt. Do vậy, sự “vắng mặt” của một thành phần nào đó trong câu, trong một số trường hợp, có thể làm cho nghĩa của câu không trọn vẹn, không rõ ràng, tạo ra các cách hiểu khác nhau. Câu có thể hiểu theo nhiều cách do

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 82)