6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong
2.2.1.1. Vài nét về báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Số đầu tiên của báo Tiền Phong ra ngày 16/11/1953. Qua 53 năm xây dựng và phát triển, báo Tiền Phong đã có bước phát triển lớn và hiện nay, Tiền Phong là một trong số những tờ báo ngày có vị trí hàng đầu trong “làng báo” nước ta.
Hiện nay, bên cạnh hàng nghìn bản báo/ngày, báo Tiền Phong còn thu hút được hàng nghìn độc giả truy cập thông tin qua báo Tiền Phong điện tử (Tiền Phong online).
Độc giả chủ yếu của Tiền Phong là hàng triệu đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong cả nước. Điều đó có nghĩa là Tiền Phong có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa - tinh thần cũng như năng lực và thói quen sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ cả nước. Chính điều này đặt ra yêu cầu về ngôn ngữ trên báo Tiền Phong. Đó phải là ngôn ngữ chuẩn mực, phù hợp, tác động tích cực đến năng lực và thói quen sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ nói riêng, của mọi độc giả thuộc các lứa tuổi của Tiền Phong nói chung.
2.2.1.2. Câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong
Trên các số báo Tiền Phong từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trong năm 2005 mà chúng tôi tiến hành khảo sát, câu sai ngữ pháp xuất hiện khá thường xuyên và tương đối đều trên mỗi số báo (mỗi số thường có từ 4 – 5 câu sai ngữ pháp). Các loại câu sai ngữ pháp xuất hiện trên báo này đa dạng. Phân
loại 1237 câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2: Phân loại câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong Loại câu sai Tổng
số
Loại câu sai Số lƣợng Tỷ lệ
Câu sai do thiếu thành phần câu 693 Thiếu chủ ngữ 506 73% Thiếu bổ ngữ 104 15% Thiếu nòng cốt câu 83 12%
Câu sai do cấu trúc câu
167 Dùng sai cấu trúc câu
ghép
94 56%
Chập cấu trúc 73 44%
Câu sai do dấu câu
148 Thiếu dấu phẩy 55 37%
Dùng sai dấu hai chấm 3 0,2%
Dùng sai dấu phẩy 47 32%
Dùng sai dấu chấm 43 29%
Do các nguyên nhân khác
229 Thiếu giới từ 96 42%
Sử dụng sai liên từ 19 8.3%
Thiếu giới từ sở hữu 39 17%
Sử dụng sai hệ từ “là” 57 25%
Thiếu từ do chỉ nguyên nhân “do”
18 7.7%
Bảng 2 cho thấy câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong rất đa dạng. Hầu như tất cả những lỗi sai ngữ pháp mà chúng tôi nhận diện được trên 3 báo được khảo sát đều xuất hiện trên báo Tiền Phong. Từ bảng trên, có thể nhận xét về hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong như sau:
(1) Câu sai ngữ pháp do thiếu thành phần câu thì câu sai do thiếu chủ ngữ là phổ biến nhất, chiếm tới 506/693 câu sai = 73%).
Ví dụ (1): “Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới giảm khả năng, giảm chức năng của chi, khả năng hòa nhập với cộng đồng gặp nhiều khó khăn”. (TP 121, tr.10).
(2) Trong nhóm câu sai do dùng sai dấu câu thì câu sai do dùng dấu phẩy chiếm tỷ lệ rất lớn: 102/167 = 69% (trong đó gồm dùng thiếu và dùng sai dấu).
Ví dụ (2): “Tìm đến nhau, tập trung khai thác, các lĩnh vực có mục đích tương đồng, đối thoại và tiếp tục phối hợp xử lý những vấn đề còn khác biệt…”. (TP 124, tr.13).
(3) Ngoài hai loại câu sai nêu trên, câu sai do thiếu bổ ngữ và câu sai do thiếu giới từ cũng có số lượng tương đối lớn.
Ví dụ (3): “Anh Nguyễn Hiền ngụ ấp 10, xã Long Hữu (Duyên Hải, Trà Vinh) là con một gia đình nhiều đời làm thợ rèn, đầu tháng 5/2005 anh đã tự chế tạo thành công búa điện dùng trong nghề rèn”. (TP 121, tr.2).