Thử lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu sai ngữ pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 75)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thử lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu sai ngữ pháp

trên báo in hiện nay.

Người trực tiếp sáng tạo nên một tác phẩm báo chí là nhà báo. Người góp phần hoàn thiện tác phẩm báo chí cả về mặt nội dung lẫn ngôn ngữ thể hiện là biên tập viên. Do vậy, khi bàn đến chất lượng của ngôn ngữ trên báo in, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng ngôn

ngữ của người viết báo và biên tập viên. Xuất phát từ hai đối tượng này, theo chúng tôi, có ba nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng câu sai trên báo in:

+ Thứ nhất, đó là do ngữ năng và nghệ thuật sử dụng ngôn từ tiếng mẹ đẻ của người viết báo, của biên tập viên còn nhiều hạn chế.

Nhiều nhà báo không rèn luyện để nâng cao năng lực ngôn ngữ của

mình. Trong bài Cần sử dụng đúng tiếng mẹ đẻ trên các phương tiện thông tin

đại chúng đăng trên tạp chí Nghề báo số 10 năm 2002, tác giả Trần Dĩ Hạ

nhận xét: “Lớp nhà báo trước đây có nhiều người rất giỏi sử dụng ngôn ngữ, vừa biết lý thuyết, vừa biết thực hành (thể hiện trong cách hành văn) tuy họ không phải là nhà ngôn ngữ học. Lớp nhà báo ngày nay, nhiều người rất dầy công rèn luyện vi tính, ngoại ngữ… nhưng rất ít rèn luyện hành văn đúng ngữ pháp, nhiều người không phân biệt được các thành phần của câu, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn, viết sai” [16, tr.42]. Nhận xét này của Trần Dĩ Hạ là thẳng thắn, chính xác và là một thực tế cần suy ngẫm.

+ Thứ hai, đó là do có rất nhiều tác giả là những người không chuyên, với trình độ học vấn khác nhau tham gia viết báo.

Báo chí nước ta là diễn đàn rộng lớn của đông đảo quần chúng nhân dân. Từ nhiều năm nay, báo chí đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều tầng lớp nhân dân với nhiều tác phẩm báo chí, thuộc nhiều thể loại, phản ánh nhiều sự việc, sự kiện đa dạng trong cuộc sống. Lực lượng những người tham gia viết báo rất đa dạng, bao gồm nhiều tầng lớp nhân dân với trình độ văn hóa và năng lực ngôn ngữ không đồng đều. Sự đa dạng của đội ngũ những người tham gia viết báo như vậy tất yếu sẽ dẫn đến chất lượng của việc sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm báo chí cũng không đồng đều. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của những người viết báo không chuyên thường mắc nhiều lỗi sai hơn so với những người viết báo thường xuyên hay những người có trình độ học vấn cao…. Như vậy, có thể nói rằng sự đa dạng của đội ngũ những người tham gia viết báo, trong đó có sự tham gia ngày một đông đảo của

những người viết nghiệp dư là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng ngôn ngữ trên báo chí. Đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiều câu sai trên báo chí.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, nếu “bộ lọc” của tòa soạn, tức là bộ phận biên tập, làm việc cẩn trọng, có nghề thì hiện tượng câu sai ngữ pháp sẽ được hạn chế rất nhiều. Do vậy, ngữ năng và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của biên tập viên là yếu tố quyết định thứ hai đối với chất lượng ngôn ngữ trên báo in. Nếu ngữ năng và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của biên tập viên càng hạn chế thì số câu sai “lọt lưới” và xuất hiện trên mặt báo càng nhiều.

+ Thứ ba, đó là do nhà báo, biên tập viên chưa nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Thực tế báo chí cho thấy, cũng có một số nhà báo chuyên nghiệp, nhà chuyên môn có trình độ học vấn cao vẫn viết những bài báo có câu sai ngữ pháp. Một số biên tập viên có kinh nghiệm, có năng lực ngôn ngữ tốt nhưng vẫn để “lọt” nhiều câu sai ngữ pháp . Đó là do họ chưa ý thức tốt trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiều người chưa thấy hết được tầm quan trọng của báo chí với vai trò là một kênh giáo dục ngôn ngữ. Nhiều nhà báo, nhiều biên tập viên chỉ chú trọng tới nội dung thông tin mà không thấy rằng nội dung chỉ được chở tải đến công chúng một cách hiệu quả bằng ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực, không gây “vấp” cho công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin.

Ngoài ra, cũng có thể bàn đến một nguyên nhân nữa có ảnh hưởng đến câu sai trên báo in hiện nay. Đó là các xu hướng báo chí hiện đại, như xu hướng thu hẹp khổ báo, đặc biệt là xu hướng rút ngắn dung lượng bài báo, tăng hàm lượng thông tin của bài viết; sự mâu thuẫn giữa lượng thông tin và thời gian tiếp nhận của công chúng. Tất cả điều đó đã tạo nên áp lực rất lớn đối với những người làm báo (người viết báo cũng như biên tập viên) trong

thông tin trong một câu, người viết đã “chêm” nhiều thành phần vào một câu, tạo nên những câu sai do chập cấu trúc. (Xem ví dụ (28), trang 60).

Đối với người biên tập, áp lực từ các xu hướng trên gây ở họ tâm lý là “gọt giũa” câu văn sao cho càng ngắn gọn càng tốt, từ đó có thể đăng tải được nhiều tin, bài hơn trên diện tích trang báo đã định sẵn. Đôi khi, tâm lý này

khiến việc rút ngắn câu trở thành phản xạ của ngƣời biên tập. Nó khiến cho

người biên tập luôn có xu hướng tìm mọi cách để rút ngắn câu bằng cách rút bỏ một số thành phần câu hay dồn nén thông tin của một số câu vào một câu… Không phải khi nào người biên tập cũng đủ tỉnh táo để đảm bảo cho những câu được tạo nên bởi cách dồn nén thông tin như vậy luôn là những câu đúng ngữ pháp. Do đó, người biên tập viên báo phải có tri thức rộng, có kỹ năng văn hóa - ngôn từ. Chính họ đóng góp vào giá trị và hiệu lực của một sản phẩm báo chí.

Tiểu kết:

Câu sai ngữ pháp là hiện tượng ngôn ngữ đáng lưu ý trên báo in tiếng Việt hiện nay. Trên 3 tờ báo (2 tờ báo ngày và 1 tuần báo) trong năm 2005 đã có tới hơn 1600 câu sai ngữ pháp các loại. Các loại câu sai ngữ pháp khá đa dạng, bao gồm các câu sai do thiếu thành phần câu, câu sai do các nguyên nhân liên quan đến dấu câu, câu sai do các nguyên nhân liên quan đến cấu trúc câu, ngoài ra còn có các câu sai do các nguyên nhân khác như do thiếu giới từ, thiếu giới từ sở hữu, do sử dụng sai hệ từ v.v… Với mỗi loại câu sai, chúng ta có một cách sửa phù hợp, nhưng nguyên tắc chung là cần dựa vào các sơ đồ cấu trúc câu chuẩn mực trong tiếng Việt, dựa vào logic của sự việc, của tư duy để tìm ra cách sửa câu sai đơn giản và hiệu quả nhất.

Câu sai ngữ pháp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thông tin của mỗi báo. Những câu sai này không chỉ làm giảm hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng mà còn ảnh hưởng tới tâm lý tiếp nhận của công chúng, khiến công chúng có thể bỏ dở quá trình tiếp nhận thông tin từ một tờ báo.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu sai có thể do nhiều phương diện, nhưng chủ yếu là do sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của một số nhà báo, một số biên tập viên trong việc sử dụng tiếng Việt, trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Sự hạn chế về năng lực ngôn ngữ và nghệ thuật sử dụng ngôn từ, kiến văn của một số người viết báo, một số biên tập viên cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng câu sai ngữ pháp. Bên cạnh đó, xu hướng rút ngắn dung lượng, tăng hàm lượng thông tin của báo chí hiện đại cũng chính là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Việc nhìn nhận rõ các nguyên nhân gây nên hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo chí là cơ sở để những người viết báo, các biên tập viên, các tòa soạn báo tìm ra những biện pháp nhằm giảm lượng câu sai ngữ pháp xuất hiện trên các trang báo. Đó cũng là yêu cầu quan trọng của nghề nghiệp làm báo.

CHƢƠNG III

HIỆN TƢỢNG CÂU MƠ HỒ TRÊN BÁO IN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

(Khảo sát các báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005)

Trong phần đầu của chương này, chúng tôi trình bày khái niệm câu mơ hồ và phân loại câu mơ hồ. Phần tiếp theo, chúng tôi nêu một số nhận xét khái quát về hiện tượng câu mơ hồ trên báo in hiện nay. Nội dung chính của chương III là đi sâu phân tích các loại câu mơ hồ trên các báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005. Phần cuối của chương, chúng tôi sẽ bàn tới hiện tượng câu mơ hồ từ góc độ báo chí và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng câu mơ hồ trên báo in nói riêng, khắc phục hiện tượng câu sai trên báo in nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 75)