Dấu câu và câu sai ngữ pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 35)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Dấu câu và câu sai ngữ pháp

Các tác giả của cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đã viết: “Dấu câu là phương

tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp…..

…..Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa” [37, tr.263].

Tác giả Nguyễn Đức Dân, trong cuốn Giáo trình tiếng Việt thực hành

viết: “Dấu câu là một công cụ ngữ pháp để diễn đạt rõ ràng một văn bản viết. Dùng không đúng dấu câu sẽ dẫn tới những câu sai, những câu mơ hồ” [11, tr.62].

Chúng tôi tiếp thu quan điểm của các tác giả trên cho rằng việc sử dụng sai dấu câu trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến câu sai ngữ pháp. Vì vậy, trong phần dưới đây, chúng tôi trình bày một số quy ước về việc dùng dấu câu (một số dấu câu được sử dụng thường xuyên nhất trên báo in như dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm). Đó chính là cơ sở để chúng tôi nhận diện và phân tích các câu sai ngữ pháp có nguyên nhân do người viết sử dụng sai dấu câu.

1. Dấu chấm

Khi kết thúc một câu có cấu trúc tường thuật, bắt buộc phải dùng dấu chấm (mà không thể dùng một dấu nào khác) nếu câu tường thuật này được

dùng với mục đích miêu tả, tường thuật [7, tr.66].

2. Dấu phẩy

Dấu phẩy dùng để phân ranh giới giữa thành phần nòng cốt (tức là thành phần chủ – vị) với những thành phần khác. Bắt buộc dùng dấu phẩy khi những thành phần này đứng xen giữa chủ ngữ và vị ngữ.

- khi thành phần trạng ngữ đứng xen giữa chủ ngữ và vị ngữ (VD: Chúng tôi, ngày mai, đi Vũng Tàu).

- để phân cách thành phần nhấn mạnh với thành phần còn lại (VD:

Con, con là Hoa đây).

- để phân cách thành phần hô gọi với thành phần còn lại (VD: Ba ơi,

mẹ gọi ba ạ!)

- để phân cách thành phần dùng để giải thích với thành phần được

giải thích (VD: Cô Oanh, cô giáo dạy tôi hồi lớp một, vừa đến chơi).

- Bắt buộc dùng dấu phẩy để phân ranh giới giữa những thành phần

đồng chức năng:

- đồng chủ ngữ (VD: Cơm áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y) (Nam Cao)

- đồng vị ngữ (VD: Tôi dậy sớm, tập thể dục, học bài và đi chợ)

- đồng bổ ngữ (VD: Xí nghiệp này cần tuyển một kỹ sư, hai nhân viên

vi tính và 15 công nhân).

- những vế câu đồng chức năng

- những thành phần liệt kê (VD: Những bạn sau đây sẽ vào đội tuyển

của trường: Tuấn, Hùng, Bình và Hải).

Có thể dùng dấu phẩy nhưng không bắt buộc để phân cách chủ ngữ và vị ngữ; phân cách các vế của một câu; phân cách với trạng ngữ; nhằm diễn đạt rõ ràng khi gặp những câu dài; nhằm diễn đạt rõ ràng khi gặp những câu mơ hồ; nhằm mục đích tu từ [7, tr.70 - 73].

3. Dấu hai chấm

Dấu hai chấm được dùng trong hai trường hợp:

- Phần đứng sau dấu hai chấm dùng để thuyết minh, chú giải cho

phần đứng trước nó.

- Dấu hai chấm đứng trước bộ phận liệt kê [7, tr.73].

2.2. Hiện tƣợng câu sai ngữ pháp trên báo in tiếng Việt hiện nay

Chúng tôi tiến hành khảo sát và nhận diện câu sai ngữ pháp trên các số báo Tiền Phong ra từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (gồm 260 số, mỗi số có 15

trang nội dung), các số báo Thanh Niên ra từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần (gồm 311 số, mỗi số có 20 trang nội dung), trong năm 2005 và các số báo ra hàng tuần trong năm 2005 của tuần báo Hoa Học Trò (gồm 52 số, mỗi số có 40 trang nội dung).

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trên cả ba báo, các loại câu sai ngữ pháp khá đa dạng, bao gồm:

- câu sai ngữ pháp do thiếu thành phần câu (gồm các loại: câu sai ngữ

pháp do thiếu chủ ngữ, câu sai ngữ pháp do thiếu vị ngữ, câu sai ngữ pháp do thiếu bổ ngữ, câu sai ngữ pháp do thiếu nòng cốt câu);

- câu sai do cấu trúc câu (gồm: câu sai do chập cấu trúc, câu sai do

thiếu vế câu ghép…);

- câu sai do dấu câu (gồm: câu sai dấu phẩy, câu sai dấu chấm, câu sai

dấu hai chấm, câu sai dấu ngoặc đơn).

- câu sai do các nguyên nhân khác gồm: câu sai do thiếu giới từ, câu

sai do thiếu hệ từ, câu sai do sử dụng sai giới từ, câu sai do sử dụng sai hệ từ.

Sau khi khảo sát và phân loại câu sai ngữ pháp trên ba báo Thanh Niên, Hoa Học Trò và Tiền Phong, chúng tôi thu được kết quả cụ thể trong bảng dưới đây.

Tỷ lệ % của mỗi loại câu sai được tính theo cách lấy số câu sai của loại này chia cho tổng số câu sai của báo, rồi nhân kết quả phép chia này với 100. Ví dụ tỷ lệ câu sai do thiếu thành phần câu trên báo Thanh Niên được tính như sau: (693 :1237) x 100 = 56%. Cách tính trên được áp dụng để tính tỷ lệ của các loại câu sai trong toàn luận văn.

Bảng 1: Câu sai ngữ pháp trên các báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005.

Tiền Phong 1237 Do thiếu thành phần câu 693 56%(1)

Do dấu câu 148 12%

Do cấu trúc câu 167 13.5%

Do các nguyên nhân khác (sử

dụng sai, thiếu giới từ, hệ từ) 229 18.5%

Thanh Niên 396 Do thiếu thành phần câu 264 41%

Do dấu câu 93 24%

Do cấu trúc câu 107 27%

Do các nguyên nhân khác (sử dụng sai, thiếu giới từ, hệ từ)

32 8%

Hoa Học Trò 27 Do thiếu thành phần câu 15 57%

Do dấu câu 2 6%

Do cấu trúc câu 2 6%

Do các nguyên nhân khác (sử dụng sai, thiếu giới từ, hệ từ)

8 31%

Bảng 1 cho thấy, loại câu sai ngữ pháp do thiếu thành phần câu (gồm các loại: câu sai ngữ pháp do thiếu chủ ngữ, câu sai ngữ pháp do thiếu vị ngữ, câu sai ngữ pháp do thiếu bổ ngữ, câu sai ngữ pháp do thiếu nòng cốt câu) chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số câu sai ngữ pháp trên cả ba báo được khảo sát (56% đối với báo Tiền Phong, 57% đối với báo Hoa Học Trò, 41% đối với báo Thanh Niên). Câu sai ngữ pháp do dấu câu và cấu trúc câu chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (dao động từ 6% - 27% ở ba báo). Câu sai ngữ pháp do các nguyên nhân khác (như do dùng sai giới từ, hệ từ; do thiếu giới từ, hệ từ….) dao động từ 8% - 31% ở ba báo. Các số liệu nêu trên cho thấy: Câu sai ngữ pháp do

(1)

Tỷ lệ phần trăm của loại câu sai do thiếu thành phần câu được tính như sau: Lấy số câu sai do thiếu thành phần câu (693 câu) chia cho tổng số câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong (1237 câu), rồi nhân với 100 (693

1237 x 100 = 56%). Cách tính trên được áp dụng để tính tỷ lệ các loại câu sai trong toàn luận văn.

thiếu thành phần câu là loại câu sai phổ biến nhất trên ba ấn phẩm được khảo sát.

2.2.1. Hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong

2.2.1.1. Vài nét về báo Tiền Phong

Báo Tiền Phong là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Số đầu tiên của báo Tiền Phong ra ngày 16/11/1953. Qua 53 năm xây dựng và phát triển, báo Tiền Phong đã có bước phát triển lớn và hiện nay, Tiền Phong là một trong số những tờ báo ngày có vị trí hàng đầu trong “làng báo” nước ta.

Hiện nay, bên cạnh hàng nghìn bản báo/ngày, báo Tiền Phong còn thu hút được hàng nghìn độc giả truy cập thông tin qua báo Tiền Phong điện tử (Tiền Phong online).

Độc giả chủ yếu của Tiền Phong là hàng triệu đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong cả nước. Điều đó có nghĩa là Tiền Phong có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa - tinh thần cũng như năng lực và thói quen sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ cả nước. Chính điều này đặt ra yêu cầu về ngôn ngữ trên báo Tiền Phong. Đó phải là ngôn ngữ chuẩn mực, phù hợp, tác động tích cực đến năng lực và thói quen sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ nói riêng, của mọi độc giả thuộc các lứa tuổi của Tiền Phong nói chung.

2.2.1.2. Câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong

Trên các số báo Tiền Phong từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trong năm 2005 mà chúng tôi tiến hành khảo sát, câu sai ngữ pháp xuất hiện khá thường xuyên và tương đối đều trên mỗi số báo (mỗi số thường có từ 4 – 5 câu sai ngữ pháp). Các loại câu sai ngữ pháp xuất hiện trên báo này đa dạng. Phân

loại 1237 câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2: Phân loại câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong Loại câu sai Tổng

số

Loại câu sai Số lƣợng Tỷ lệ

Câu sai do thiếu thành phần câu 693 Thiếu chủ ngữ 506 73% Thiếu bổ ngữ 104 15% Thiếu nòng cốt câu 83 12%

Câu sai do cấu trúc câu

167 Dùng sai cấu trúc câu

ghép

94 56%

Chập cấu trúc 73 44%

Câu sai do dấu câu

148 Thiếu dấu phẩy 55 37%

Dùng sai dấu hai chấm 3 0,2%

Dùng sai dấu phẩy 47 32%

Dùng sai dấu chấm 43 29%

Do các nguyên nhân khác

229 Thiếu giới từ 96 42%

Sử dụng sai liên từ 19 8.3%

Thiếu giới từ sở hữu 39 17%

Sử dụng sai hệ từ “là” 57 25%

Thiếu từ do chỉ nguyên nhân “do”

18 7.7%

Bảng 2 cho thấy câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong rất đa dạng. Hầu như tất cả những lỗi sai ngữ pháp mà chúng tôi nhận diện được trên 3 báo được khảo sát đều xuất hiện trên báo Tiền Phong. Từ bảng trên, có thể nhận xét về hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo Tiền Phong như sau:

(1) Câu sai ngữ pháp do thiếu thành phần câu thì câu sai do thiếu chủ ngữ là phổ biến nhất, chiếm tới 506/693 câu sai = 73%).

Ví dụ (1): “Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới giảm khả năng, giảm chức năng của chi, khả năng hòa nhập với cộng đồng gặp nhiều khó khăn”. (TP 121, tr.10).

(2) Trong nhóm câu sai do dùng sai dấu câu thì câu sai do dùng dấu phẩy chiếm tỷ lệ rất lớn: 102/167 = 69% (trong đó gồm dùng thiếu và dùng sai dấu).

Ví dụ (2): “Tìm đến nhau, tập trung khai thác, các lĩnh vực có mục đích tương đồng, đối thoại và tiếp tục phối hợp xử lý những vấn đề còn khác biệt…”. (TP 124, tr.13).

(3) Ngoài hai loại câu sai nêu trên, câu sai do thiếu bổ ngữ và câu sai do thiếu giới từ cũng có số lượng tương đối lớn.

Ví dụ (3): “Anh Nguyễn Hiền ngụ ấp 10, xã Long Hữu (Duyên Hải, Trà Vinh) là con một gia đình nhiều đời làm thợ rèn, đầu tháng 5/2005 anh đã tự chế tạo thành công búa điện dùng trong nghề rèn”. (TP 121, tr.2).

2.2.2. Hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo Hoa Học Trò

2.2.2.1. Vài nét về báo Hoa Học Trò

Báo Hoa Học Trò là tuần san của báo Sinh viên Việt Nam, là tờ báo dành cho lứa tuổi học trò. Đây là một tờ báo trẻ, ra mắt độc giả cả nước từ năm 1990. Hoa Học Trò từ lâu đã trở thành “người bạn thân thiết” của lứa tuổi học trò. Theo kết quả một cuộc điều tra bạn đọc của báo Hoa Học Trò, có tới 30% học sinh các trường cấp II, III trên toàn quốc đọc ít nhất 1 số báo Hoa Học Trò/tháng. Có đến 50% số học sinh được điều tra cho biết đã đọc báo Hoa Học Trò ít nhất là một lần. Báo Hoa Học Trò đã trở thành sân chơi bổ ích để lứa tuổi học trò cả nước chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, những tình cảm với gia đình, bạn bè, trường lớp. Tờ báo mang đến cho lứa tuổi học trò một thế giới quan phong phú, những cách nhìn, cách tư duy mới mẻ của giới

trẻ ngày nay bằng những mẩu tin tức về cuộc sống học đường, qua những chuyên mục âm nhạc, tin học, giải trí…

Độc giả chủ yếu của Hoa Học Trò là học sinh ở lứa tuổi từ 12 – 18. Đây là lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện năng lực ngôn ngữ. Với lượng phát hành gần hàng vạn bản trên toàn quốc, báo Hoa Học Trò có ảnh hưởng rất lớn tới thế hệ học trò – thế hệ có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chính vì vậy, ngôn ngữ trên báo Hoa Học Trò rất cần đảm bảo sự trong sáng, chuẩn mực để tờ báo thực hiện tốt vai trò định hướng và hỗ trợ quan trọng cho quá trình hoàn thiện năng lực ngôn ngữ của các em.

2.2.2.2. Câu sai ngữ pháp trên báo Hoa Học Trò

So với số lượng câu sai ngữ pháp trên báo Thanh Niên và Tiền Phong, lượng câu sai ngữ pháp trên báo Hoa Học Trò không nhiều (tổng số là 27 câu sai). Điều này trước hết là do Hoa Học Trò là báo tuần (1 số/tuần) nên tổng số tờ báo được phát hành trong năm 2005 chỉ là 52 số. Trong khi đó, tổng số báo được khảo sát của báo Thanh Niên năm 2005 là 311 số, của báo Tiền Phong năm 2005 là 260 số. Mặt khác, Hoa Học Trò là tờ báo in trên khổ nhỏ, vì vậy, dù mỗi số Hoa Học Trò có 40 trang nội dung nhưng số tin, bài của báo này chỉ bằng 1,5 lần số tin, bài trên mỗi số báo Thanh Niên và Tiền Phong. Do vậy, nếu tính theo mật độ câu sai ngữ pháp trên mặt báo thì mật độ câu sai trên báo Hoa Học Trò không thấp hơn so với mật độ câu sai trên báo Thanh Niên.

Phân loại cụ thể 27 câu sai ngữ pháp trên báo Hoa Học Trò, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3: Phân loại câu sai ngữ pháp trên báo Hoa Học Trò Loại câu sai Tổng

số

Loại câu sai Số lƣợng Tỷ lệ

Câu sai do thiếu thành phần câu 15 Thiếu chủ ngữ 7 46,7% Thiếu bổ ngữ 3 20% Thiếu vị ngữ 5 33,3%

Câu sai do cấu trúc câu

2 Dùng sai cấu trúc câu

ghép

2 100%

Câu sai do dấu câu

2 Dùng sai dấu hai chấm 1 50%

Dùng sai dấu phẩy 1 50%

Do các nguyên nhân khác

8 Thiếu giới từ 5 62,5%

Thiếu hệ từ “là” 3 37.5%

Qua bảng 3, có thể rút ra một số nhận xét về câu sai ngữ pháp trên báo Hoa Học Trò như sau:

(1) Các loại câu sai ngữ pháp xuất hiện trên báo Hoa Học Trò khá đa dạng, bao gồm tất cả các nhóm câu sai xuất hiện trên báo Tiền Phong. Tuy nhiên, các loại câu sai trong mỗi nhóm nêu trên của báo Hoa Học Trò “kém phong phú” hơn so với các loại câu sai trong mỗi nhóm của báo Tiền Phong.

(2) Trên báo Hoa Học Trò, câu sai ngữ pháp do thiếu nòng cốt câu không xuất hiện; câu sai do dấu câu có hai loại: Câu sai do dùng sai dấu phẩy và câu sai do dùng sai dấu hai chấm (chỉ có 2 loại, so với 4 loại xuất hiện trên báo Tiền Phong).

(3) Trong nhóm câu sai do các nguyên nhân khác, Hoa Học Trò cũng

2.2.3. Hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo Thanh Niên

2.2.3.1. Vài nét về báo Thanh Niên

Tiền thân của báo Thanh Niên là tờ Tuần tin thanh niên, Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tờ báo này ra đời ngày 3/1/1986. Như vậy, tính từ tờ báo tiền thân, đến nay, báo Thanh Niên đã có 20 năm xây dựng và phát triển.

Năm 1993, tờ Tuần tin tức thanh niên chính thức đổi tên là báo Thanh Niên, do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản. Vào thời điểm đó, báo Thanh Niên mới ra 2 kỳ/tuần. Đến năm 1994, báo tăng lên 3 kỳ/tuần. Năm 1995, báo ra 4 kỳ/tuần và đến nay, báo Thanh Niên đã ra hàng ngày. Bên cạnh đó, Thanh Niên còn xuất bản tờ báo điện tử, cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục mỗi giờ. Trong nhiều năm qua, Thanh Niên đã trở thành người bạn thân thiết của giới trẻ. Cùng với Tuổi trẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)