Các thành phần phụ của câu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Các thành phần phụ của câu

1. Khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần phụ của câu chỉ có khả năng đứng trước nòng cốt câu [35, tr.378]. Về mặt cấu tạo hình thức, ngoài thể từ (và các đoản ngữ tương ứng), các vị từ khác (và các đoản ngữ tương ứng) có thể đảm nhiệm vai trò khởi ngữ trong câu. Khởi ngữ có thể có giới từ đi kèm hoặc không có giới từ đi kèm [35, tr.237]. Việc sử dụng khởi ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện nhất định về cấu tạo của phát ngôn và về ngữ cảnh.

Định ngữ câu là thành phần phụ có 2 vị trí: đứng trước nòng cốt câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ [35, tr.378]. Định ngữ câu có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu [35, tr.305]. Ý nghĩa hạn định về cách thức diễn ra sự tình của định ngữ câu là nó thông tin cho biết sự tình được diễn ra như thế nào, nhanh hay chậm, đột ngột hay không đột ngột, bất ngờ hay có tiên liệu trước… (ví dụ: Nháy mắt, Nhái Bén nhảy thoắt đến trước mặt, nói… (Tô Hoài) [35, tr.308].

Ý nghĩa hạn định về tình thái của định ngữ câu là nó thông tin cho biết sự tình được nêu có tính chân lý tương đối hay tuyệt đối, là đương nhiên hay không đương nhiên, chắn chắn hay chỉ là phỏng đoán, là bình thường hay

cùng cực, hiện thực hay phi hiện thực… (ví dụ: Thật ra thì thị biết không

nguôi, không được (Nam Cao) [35, tr.308].

Việc sử dụng định ngữ câu phụ thuộc vào những điều kiện nhất định về cấu tạo và nội dung mệnh đề [35, tr.379].

3. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ có 3 vị trí: đứng trước nòng cốt câu, đứng sau nòng cốt câu, chen giữa chủ ngữ và vị ngữ [35, tr.379] . Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về không gian, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện… cho sự tình được biểu đạt trong câu [35, tr.344].

Trạng ngữ có thể được phân loại theo cấu tạo (thành: trạng ngữ được đánh dấu/trạng ngữ không được đánh dấu) hay theo nội dung biểu hiện (thành: trạng ngữ chỉ thời gian/chỉ nơi chốn/chỉ nguyên nhân,…). Cũng như các thành phần phụ khác, trạng ngữ không được sử dụng một cách tùy tiện mà phụ thuộc vào những điều kiện nhất định về cấu tạo của phát ngôn và về ngữ cảnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 33)