Quan niệm về nòng cốt câu, câu đúng ngữ pháp và câu sai ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 29)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Quan niệm về nòng cốt câu, câu đúng ngữ pháp và câu sai ngữ

ngữ pháp

Khi bàn về chuẩn mực ngữ pháp (xét về mặt cấu trúc) của câu tiếng Việt, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng một mô hình ngôn từ được chấp nhận là một câu khi nó có nòng cốt câu.

Thuật ngữ nòng cốt câu xuất hiện ở nước ta từ cuối những năm 60 (thế

kỷ XX), khi một số nhà ngôn ngữ học bắt tay biên soạn cuốn Ngữ pháp tiếng

Việt [31, tr.36 – 65]. Từ đó đến nay, thuật ngữ nòng cốt câu được sử dụng

rộng rãi trong các công trình nghiên cứu về cấu trúc câu và là khái niệm căn bản nhất liên quan đến việc miêu tả cấu trúc chuẩn mực của câu tiếng Việt.

Về đặc điểm hình thức, nòng cốt câu được biểu hiện bằng cụm Chủ –

Vị (viết tắt là C – V). Các tác giả của cuốn Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt

viết: “Nòng cốt… là tổ chức hạt nhân của câu, thường gồm có chủ ngữ và vị

ngữ” [35, tr.217 – 218]. Hoàng Trọng Phiến trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt:

câu cũng cho rằng chủ ngữ và vị ngữ là “hai vế của nòng cốt câu” [26,

tr.111]. Diệp Quang Ban cũng quan niệm rằng chủ ngữ và vị ngữ tạo nên nòng cốt của một câu đơn.

Tuy nhiên, các tác giả trên cũng đều cho rằng những cụm C – V bị bao chứa trong một cụm C – V khác (ví dụ cụm C – V làm bổ ngữ cho danh từ trong ngữ danh từ làm chủ ngữ chủ đề của câu) hoặc những cụm C – V trong các từ tổ chính – phụ (đoản ngữ) không được xem là nòng cốt câu [35, tr.104].

Hầu hết các nhà ngôn ngữ cho rằng chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần

chính của câu. Tuy nhiên, trong cuốn Thành phần câu tiếng Việt, hai tác giả

Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp cho rằng cần nhìn nhận “bổ ngữ bắt buộc của động từ vị ngữ như là một thành tố tham gia nòng cốt câu, là

cho nhất quán, cũng phải xếp vào số thành tố tham gia nòng cốt câu cả bổ ngữ

bắt buộc của tính từ, ví dụ: Nó giống cha [35, tr.112].

Cũng trong cuốn Thành phần câu tiếng Việt, hai tác giả Nguyễn Minh

Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp đã viết: “Nòng cốt câu được hiểu là cấu trúc tối giản vừa đủ đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Sự độc lập về nội dung thể hiện ở chỗ câu có thể được hiểu đúng mà không cần dựa vào văn cảnh hay tình huống giao tiếp. Sự hoàn chỉnh về hình thức thể hiện ở chỗ không thể chỉ ra những thành tố cú pháp bị lược bỏ và khôi phục chúng một cách có căn cứ. Các thành tố tham gia nòng cốt câu là những thành tố bắt buộc. Chúng được gọi là thành phần chính của câu, bao gồm vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ” [35, tr.376].

Từ quan điểm trên đây có thể hiểu câu đúng ngữ pháp là câu có nòng cốt câu với cấu trúc gồm 3 thành tố bắt buộc là chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ, đảm bảo cho câu độc lập về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Vì vậy, những câu không có nòng cốt câu hoặc thiếu một hoặc hơn một thành tố trong ba thành tố bắt buộc tham gia trong nòng cốt câu như đã nói ở trên là những câu sai ngữ pháp.

Cũng theo hai tác giả nói trên, ngoài ba thành phần chính như nêu trên, câu tiếng Việt có các thành phần phụ là khởi ngữ, tình thái ngữ, định ngữ câu và trạng ngữ. Hai tác giả này quan niệm rằng: “Là đơn vị ngôn ngữ biểu đạt các sự tình diễn ra trong thực tế khách quan, câu đòi hỏi sự góp mặt của các thành phần thể hiện những tham tố của sự tình, bao gồm các diễn tố và chu tố. Trên bình diện cú pháp, lõi hành động/đặc trưng của sự tình được thể hiện bằng vị ngữ, còn các tham tố được thể hiện ra thành chủ ngữ, bổ ngữ hay trạng ngữ, tùy trường hợp.

Mặt khác, là đơn vị giao tiếp, câu đòi hỏi sự góp mặt của các thành phần chuyên biểu thị cấu trúc thông báo hay biểu thị các ý nghĩa tình thái khác nhau. Đây chính là lý do xuất hiện trong cấu trúc câu các thành phần như khởi ngữ, tình thái ngữ hay định ngữ câu” [35, tr.379].

Như vậy, theo hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp, cấu trúc của câu tiếng Việt có thể khái quát qua mô hình:

Khởi ngữ + trạng ngữ + chủ ngữ + vị ngữ + bổ ngữ + định ngữ + tình thái ngữ

Chúng tôi coi quan điểm của hai tác giả nói trên về nòng cốt câu là cơ sở lý thuyết để chúng tôi nhận diện và phân tích câu sai ngữ pháp trên báo in. Tiếp theo chúng tôi trình bày tóm tắt các thành phần cấu trúc câu tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)