Tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 118)

6. Cấu trúc luận văn

3.5.4.Tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Để giảm bớt áp lực từ xu hướng “nhật báo hóa” và xu hướng tăng trang, tăng kỳ tới chất lượng của việc sử dụng ngôn ngữ; sau mỗi lần mở rộng hay phát triển thành nhật báo, các cơ quan báo chí cần tăng cường nhân lực để có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên đáp ứng được yêu cầu mới về lượng tin, bài. Đó là một biện pháp cần thiết để hạn chế tình trạng phóng viên, biên tập viên bị quá tải về công việc, từ đó góp phần giảm hiện tượng mắc lỗi về ngôn ngữ nói chung, lỗi viết câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ nói riêng.

Tiểu kết:

1. Trên báo in tiếng Việt hiện nay, câu mơ hồ là một hiện tượng xuất hiện thường xuyên. Trong các loại câu mơ hồ xuất hiện trên báo in hiện nay, câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất. Trong loại câu mơ hồ về ngữ pháp thì loại câu mơ hồ về cấu trúc chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tới 1/3 tổng số câu sai trên cả 3 báo được khảo sát). Có thể coi đây là tiểu loại câu mơ hồ phổ biến nhất trên báo in tiếng Việt hiện nay.

2. Trong các văn bản ngoại giao, thương mại, trong văn học hay trong giao tiếp hàng ngày, người ta có thể chấp nhận sự có mặt của những câu mơ hồ có ích (câu mơ hồ được tạo nên một cách có chủ ý, phục vụ cho một ý đồ nhất định). Tuy nhiên, với đặc trưng về đối tượng phản ánh, báo in không chấp nhận sự xuất hiện của câu mơ hồ trong văn bản báo in. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của câu mơ hồ đến hiệu quả truyền thông của báo in, chúng tôi đã phân chia câu mơ hồ trên báo in hiện nay thành hai dạng:

- Dạng thứ nhất là những câu mơ hồ không gây ra sự sai lệch quá lớn về ngữ nghĩa. Đây là những câu mơ hồ mà khi đặt chúng trong văn cảnh cụ

thể của bài viết, người đọc có thể đoán hiểu được đúng ý của tác giả. Do vậy, chúng không gây ảnh hưởng quá lớn đến hiệu quả truyền thông.

Ảnh hưởng của câu mơ hồ dạng này dừng lại ở mức làm độc giả bị “vấp” trong quá trình tiếp nhận thông tin, nhưng không làm cho độc giả hiểu sai thông điệp.

- Dạng thứ hai là những câu mơ hồ có các cách hiểu khác nhau làm thay đổi nội dung thông báo của câu. Đây là những câu mơ hồ làm cho độc giả hiểu sai hoặc không hiểu nội dung của thông điệp. Do đó, chúng làm hiệu quả truyền thông bị giảm mạnh, thậm chí bị giảm xuống đến mức bằng không. Sự xuất hiện của những câu mơ hồ dạng này trên báo in cần được hạn chế đến mức tối đa nhằm đảm bảo hiệu quả truyền thông của loại hình báo chí này.

3. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu mơ hồ trên báo in hiện nay, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau: Do sự hạn chế về ngữ năng của phóng viên, biên tập viên; do sự thiếu ý thức của phóng viên, biên tập viên về trách nhiệm “làm gương” cho công chúng trong việc sử dụng ngôn ngữ; do tâm lý ỷ lại vào biên tập viên của phóng viên; do áp lực từ xu hướng “nhật báo hóa” và xu hướng tăng trang, tăng kỳ. Như vậy phần lớn các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ là các nguyên nhân mang tính chủ quan, xuất phát từ chính những hạn chế về năng lực và tâm lý của phóng viên, biên tập viên.

4. Để khắc phục hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ trên báo in hiện nay, cần có sự nỗ lực của cá nhân mỗi phóng viên, biên tập viên cũng như mỗi cơ quan báo chí.

Mỗi phóng viên, biên tập viên cần phải nâng cao ngữ năng cũng như nâng cao ý thức của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đối với phóng viên, biện pháp thiết thực nhất để nâng cao ngữ năng là họ cần trở thành “độc giả

viên cần đặt mình vào vị trí của độc giả để rà soát và sửa chữa các lỗi câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ. Sau mỗi lần tự sửa chữa lỗi, phóng viên sẽ rút ra được những kiến thức ngôn ngữ sống động và gần gũi nhất với hoạt động báo chí.

Đối với biên tập viên, việc học ngôn ngữ một cách bài bản và theo dõi sự phát triển của tiếng Việt là cách tốt nhất để họ đạt tới trình độ sử dụng ngôn ngữ “bậc thầy”, xứng đáng là “bộ lọc” ngôn ngữ của cơ quan báo chí.

Mỗi tòa soạn cũng cần có nhiều nỗ lực để hạn chế hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ bằng nhiều biện pháp như: tổ chức các lớp bồi dưỡng ngôn ngữ định kỳ cho phóng viên, biên tập viên; đưa yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác trở thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động phóng viên, biên tập viên; tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên để giảm bớt áp lực của việc phát triển thành nhật báo hay tăng trang, tăng kỳ…

Thực hiện các biện pháp nêu trên một cách thường xuyên, triệt để và hệ thống sẽ giúp cho báo in hiện nay hạn chế được hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ một cách hữu hiệu. Và, như thế, tác phẩm báo chí sẽ là sản phẩm văn hóa ngôn từ đặc biệt.

KẾT LUẬN

1. Luận văn đã khảo sát hiện tượng câu sai ngữ pháp và câu mơ hồ trên ba báo Thanh Niên, Tiền Phong và Hoa Học Trò (năm 2005). Chúng tôi đã thống kê được 1.633 câu sai ngữ pháp, 906 câu mơ hồ; dùng 63 câu làm dẫn liệu phân tích. Chúng tôi cũng đã phân loại câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ trên mỗi báo; phân tích nguyên nhân dẫn đến câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ và nêu cách sửa nhằm rút ra những kết luận về nguyên nhân khiến người viết mắc lỗi viết câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ; đề ra các giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ trên báo in tiếng Việt hiện nay.

2. Từ những số liệu thống kê ở Chương II và Chương III, cũng như từ việc phân tích lỗi câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ trên 3 báo trên, có thể nhận thấy: Câu sai ngữ pháp và câu mơ hồ là hiện tượng phổ biến trên báo in tiếng Việt hiện nay. Hiện tượng sai này trên báo in hiện nay khá đa dạng, gồm nhiều loại. Trong câu sai về ngữ pháp, câu sai do thiếu thành phần câu là loại câu sai phổ biến nhất. Trong các loại câu mơ hồ, câu mơ hồ về ngữ pháp là loại câu mơ hồ phổ biến nhất. Trong loại câu mơ hồ về ngữ pháp, câu mơ hồ về cấu trúc ngữ pháp chiếm số lượng lớn nhất. Điều này cho thấy sự hạn chế về kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là kiến thức về cấu trúc câu và thành phần câu của phóng viên, biên tập viên.

Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ là các nguyên nhân mang tính chủ quan, xuất phát từ chính những hạn chế về năng lực và tâm lý của phóng viên, biên tập viên như: sự hạn chế về ngữ năng của phóng viên, biên tập viên; sự thiếu ý thức của phóng viên, biên tập viên về trách nhiệm “làm gương” cho công chúng trong việc sử dụng ngôn ngữ; tâm lý ỷ lại của phóng viên vào biên tập viên…

Hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ trên báo in hiện nay cho thấy ban biên tập của một số tờ báo còn dễ dãi, chưa đặt ra yêu cầu khắt khe về

sai ngữ pháp, câu mơ hồ trong các bài viết. Hoặc giả biên tập viên báo chí còn hạn chế về ngữ năng, về ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ… nên chưa có khả năng phát hiện lỗi nhanh chóng, chính xác, vì vậy, biên tập viên còn để “lọt lưới” các lỗi viết câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ.

Hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ trên báo in tiếng Việt hiện nay là một thực trạng đáng than phiền, đáng báo động cho những người làm báo, nhất là người viết báo và biên tập viên báo chí.

3. Để góp phần khắc phục hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ trên báo in hiện nay, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

- Phóng viên, biên tập viên cần phải tự nỗ lực để nâng cao ngữ năng cũng như nâng cao ý thức của mình trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ.

- Tòa soạn cần có nhiều biện pháp nhằm góp phần nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên, biên tập viên. Từ đó hạn chế hiện tượng câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ với các biện pháp: tổ chức các lớp bồi dưỡng ngôn ngữ định kỳ cho phóng viên, biên tập viên; đưa yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác trở thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động phóng viên, biên tập viên. Bên cạnh đó, tòa soạn cũng nên tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên khi báo phát triển thành nhật báo hay tăng trang, tăng kỳ…nhằm giảm bớt áp lực về khối lượng công việc và áp lực về thời gian.

4. Câu sai là hiện tượng phổ biến, thường gặp trên báo in hiện nay. Bên cạnh câu sai ngữ pháp, câu mơ hồ còn có câu sai về từ vựng, câu sai về phong cách, câu sai về logic… Do vậy, còn có rất nhiều hướng nghiên cứu xung quanh hiện tượng câu sai trên báo in tiếng Việt như: nghiên cứu câu sai về từ vựng, sai về logic, sai về phong cách theo thể loại; nghiên cứu và lý giải sâu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng câu sai. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp triển khai sâu hơn đề tài này theo một trong các hướng nghiên cứu trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu được viết bằng tiếng Việt

1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB

Lao động, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Lê Thanh Bình, Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2004.

4. Đỗ Hữu Châu (1980), “Mấy vấn đề tổng quát trong việc chuẩn mực hóa

và giữ gìn trong sáng của tiếng Việt về mặt từ vựng - ngữ nghĩa”, Tạp chí

Ngôn ngữ (3).

5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (1993), Câu sai và câu mơ hồ,

NXB Giáo dục, TP.HCM.

7. Nguyễn Đức Dân (2002), Giáo trình Tiếng Việt thực hành, ĐHQG

TP.HCM, TP.HCM.

8. Đức Dũng. Viết báo như thế nào?, NXB VH – TT, HN, 2001.

9. Nguyễn Hàm Dương (1975), “Mấy vấn đề về chuẩn hóa tiếng Việt”, Tạp

chí Ngôn ngữ (1).

10. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt từ loại, NXB ĐHQG Hà Nội.

11. Đại học Quốc gia TP.HCM (2002), Giáo trình tiếng Việt thực hành, Lưu

hành nội bộ, Tp. HCM.

12. Phạm Văn Đồng (1999), “Trở lại vấn đề: Vì sự trong sáng và phát triển

của tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (6).

13. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực

tiễntập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Trần Dĩ Hạ (2002), “Cần sử dụng đúng tiếng mẹ đẻ trên các phương tiện

thông tin đại chúng”, Tạp chí Nghề báo (số tháng 10 - 11), tr.42.

17. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQG, Hà Nội.

18. Vũ Quang Hào, Bài giảng môn Ngôn ngữ truyền thông, Khoa Báo chí,

Trường ĐH KHXH và NV.

19. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, NXB VH - TT, Hà

Nội.

20. Hội Nhà báo TP. HCM, Tạp chí Nghề báo năm 2002 - 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo,

NXB Thông tấn, Hà Nội.

22. Đào Thanh Lan (2005), Khảo sát lỗi sử dụng tiếng Việt hiện nay trên một

số báo chí từ năm 2000 - 2004, Đề tài NCKH cấp ĐHQG, Hà Nội.

23. Phân viện Báo chí – tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh, Báo chí – những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa –

Thông tin, tập 1 (2000), tập 2 (2001).

24. Hoàng Phê (1978), “Về quan điểm và phương hướng chuẩn hóa tiếng

Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (3).

25. Hoàng Phê (1980), “Chuẩn hóa tiếng Việt về mặt từ vựng”, Tạp chí Ngôn

ngữ (1).

26. Hoàng Trọng Phiến (1981), Ngữ pháp tiếng Việt: câu, NXB Đại học và

THCN, Hà Nội.

27. Hoàng Trọng Phiến (2003), Từ điển cách sử dụng hư từ tiếng Việt, NXB

Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

28. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận

29. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2001.

30. Tạp chí Người làm báo năm 2004 - 2005.

31. Nguyễn Kim Thản (1969), “Một số vấn đề về biên soạn một quyển ngữ

pháp phổ thông”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr.36-65.

32. Nguyễn Kim Thản (2003), Tuyển tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Hữu Thọ, Nghĩ về nghề báo. NXB Giáo dục, HN, 1997.

34. Hữu Thọ, Công việc của người viết báo. NXB ĐHQG HN, 2001.

35. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần

câu tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Hoàng Tuệ (1979), “Một số vấn đề về chuẩn mực hóa ngôn ngữ”, Tạp chí

Ngôn ngữ (3-4).

37. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2000), Ngữ pháp tiếng

Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn

ngữ, Hà Nội.

II. Tài liệu được dịch ra tiếng Việt

39. Claudia Mast (2003), Công tác biên tập, NXB Thông tấn, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (dịch) (1998), Nhà báo - bí quyết kỹ năng

- nghề nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.

41. Jean - Luc Martin - Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, NXB

Thông tấn, Hà Nội.

42. John Hohenberg (1974), Ký giả chuyên nghiệp, Hiện đại thư xã, Sài Gòn.

43. Leonard Ray Teel, Ron Taylor (2003), Bước vào nghề báo, NXB Trẻ,

Tp.HCM.

46. Michel Voirol (2003), Hướng dẫn cách biên tập, NXB Thông tấn.

47. X.A.Mikhailốp (2004), Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và

nghịch lý, NXB Thông tấn, Hà Nội.

III.Tài liệu từ Internet

48. Website Google.com.vn

49. Website Hocbao.com từ năm 2005-2006.

50. Website Nhabaovietnam.com từ năm 2005-2006.

51. Website Nghebao.com từ năm 2005-2006.

52. Website Thegioitin.com từ năm 2005-2006.

MỤC LỤC

Mở đầu ... 1

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ... 1

2. Lịch sử vấn đề ... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5

5. Phương pháp nghiên cứu ... 5

6. Cấu trúc luận văn ... 5

Chƣơng I. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài ... 7

1.1. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. ... 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.1. Về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ... 7

1.1.2. Vai trò của báo chí và nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. ... 9

1.2. Khái niệm chuẩn mực ngôn ngữ ... 10

1.3. Các nhân tố ngoài ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngôn ngữ của báo in ... 16

1.3.1. Vai trò, chức năng của báo chí và yêu cầu về tính đơn nghĩa của ngôn ngữ báo chí ... 17

1.3.2. Đặc trưng của loại hình báo in ... 18

1.3.3. Các xu hướng truyền thông mới ... 19

1.4. Công tác biên tập của báo in ... 24

Chƣơng II Nhận diện và phân tích câu sai ngữ pháp trên báo in ... 26

2.1. Thế nào là câu sai ngữ pháp? ... 26

2.1.1. Quan niệm về nòng cốt câu, câu đúng ngữ pháp và câu sai ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 118)