6. Cấu trúc luận văn
1.4. Công tác biên tập của báo in
Trong quy trình sản xuất ấn phẩm tại các tòa soạn báo in, biên tập là khâu “hậu kỳ” quan trọng với nhiệm vụ hoàn chỉnh văn bản tin, bài nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm báo in lên mức tối đa. Ban biên tập của mỗi tòa soạn được coi là “bộ lọc”, là “những người gác cửa có cái đầu lạnh” để phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót, đảm bảo cho mỗi số báo có chất lượng tốt cả về nội dung và hình thức.
Công tác biên tập tin, bài gồm các khâu cụ thể sau: - Khâu thẩm định nội dung bao gồm các bước:
+ Đọc tin, bài để nắm được nội dung thông tin tác giả muốn chuyển tải. + Đánh giá xem vấn đề được đề cập trong bài viết có đáp ứng yêu cầu về thông tin của tòa soạn hay không (có đảm bảo tính thời sự, có bám sát định hướng, tôn chỉ, mục đích của tòa soạn hay không). Từ đó, người biên tập đưa ra quyết định dùng hay không dùng tin, bài đó.
- Khâu chỉnh lý bài viết trước khi lên trang, bao gồm các bước: + Bổ sung bối cảnh, chi tiết để làm nổi bật vấn đề.
+ Biên tập tin, bài về mặt ngôn ngữ, bao gồm: Biên tập ngôn ngữ ở cấp độ từ, cụm từ, câu, đoạn văn và toàn văn bản nhằm làm cho thông tin được thể hiện sáng rõ, dễ tiếp nhận.
Như vậy, qua các khâu, các bước biên tập như đã nêu trên có thể thấy rằng mục đích của công tác biên tập tại các tòa soạn báo in là nhằm giúp cho độc giả có được thông tin một cách đầy đủ nhất (thông qua việc bổ sung các chi tiết, bối cảnh); đồng thời giúp cho độc giả tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả nhất (thông qua việc đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc, chính xác của văn bản báo chí). Người biên tập là “tác giả không tên”, “người thầy ngôn ngữ” ẩn mình nhưng quyết định giá trị của bài báo.
Tuy nhiên, qua hiện tượng viết câu sai khá phổ biến trên báo in hiện nay, có thể nói rằng: Bộ phận biên tập tại các tòa soạn báo in còn có hạn chế trong hoạt động chuyên môn. Những hạn chế này cần được bộ phận biên tập nhận thức rõ và sớm khắc phục để nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo in nói chung, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tiếng Việt trên báo in nói riêng.
CHƢƠNG II
NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH CÂU SAI NGỮ PHÁP TRÊN BÁO IN
(Khảo sát các báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò, năm 2005)
Trong chương II, chúng tôi sẽ trình bày 4 nội dung chính: - Quan niệm về câu sai ngữ pháp.
- Hiện tượng câu sai ngữ pháp trên báo in (thông qua 3 ấn phẩm báo chí: Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò xuất bản năm 2005).
- Phân tích câu sai ngữ pháp trên báo in - Câu sai ngữ pháp nhìn từ góc độ báo chí.