Câu sai do cấu trúc câu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 64)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Câu sai do cấu trúc câu

Chúng tôi chia câu sai do cấu trúc câu thành 2 tiểu loại: + Câu sai do dùng sai cấu trúc câu ghép

+ Câu chập cấu trúc

2.3.3.1. Câu sai do dùng sai cấu trúc câu ghép

Câu sai do dùng sai cấu trúc câu ghép phần lớn là những câu có chứa

những cặp từ như: Mặc dù… nhưng, vì …nên, vì… cho nên, do …. nên... Việc

sử dụng sai những cấu trúc câu kiểu này làm cho câu không sáng rõ về nghĩa, làm giảm hiệu quả truyền thông của văn bản báo chí. Sau đây là hai trường hợp phổ biến.

(a) Câu sai do thiếu một trong hai từ trong cặp từ tạo nên quan hệ câu ghép.

Ví dụ (26): “Bước vào trận chung kết với Soe Soe Myar (Myanmar) - một đối thủ có rất nhiều kinh nghiệm nhưng Hạnh không hề nao núng”. (Tin “Đỗ Thị Bích Hạnh bất ngờ giành HCV Taekwondo”, TN 334, tr.15).

Câu này theo mô hình quan hệ tương phản kiểu: Mặc dù A nhưng B và các biến thể:

- Dù A nhưng B. - Dẫu A nhưng B. - Tuy A nhưng B.

Ví dụ (26) thiếu một yếu tố trước A. Có thể sửa ví dụ (26) như sau:

- Mặc dù phải bước vào trận chung kết với Soe Soe Myar (Myanmar) -

một đối thủ có rất nhiều kinh nghiệm, nhưng Hạnh không hề nao núng.

- Hoặc: Dù phải bước vào trận chung kết với Soe Soe Myar (Myanmar)

- một đối thủ có rất nhiều kinh nghiệm, nhưng Hạnh không hề nao núng.

Tuy nhiên, với cách phân tích theo quan hệ với cốt lõi bộ phận chính thì ví dụ (26) là câu đơn có vị ngữ phụ ở trước dấu phẩy. Ta có câu:

Bước vào trận chung kết với Soe Soe Myar (Myanmar) - một đối thủ có rất nhiều kinh nghiệm, Hạnh vẫn không hề nao núng

(b) Trường hợp câu sai do thiếu một vế trong câu ghép

Ví dụ 27: “Mặc dù tất cả người ngoài hành tinh đều xấu xí, da xanh lét, tai to”. (HHT 608, tr.54).

Theo mô hình: Mặc dù A nhưng B, ví dụ (27) thiếu vế B.

Căn cứ vào sơ đồ của câu ghép trên, người viết hay biên tập viên cần thêm vế câu còn lại (nhưng B) cho phù hợp với quan hệ nghĩa, đúng về ngữ pháp, trọn vẹn về ý cần thông báo.

Như vậy, câu sai do dùng sai cấu trúc câu ghép xuất hiện trên ba tờ báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò có hai tiểu loại: Câu sai do câu thiếu một từ trong cặp từ tạo nên cấu trúc ghép và câu sai do thiếu một vế của câu

ghép. Để sửa các câu sai loại này, cần dựa vào sơ đồ cấu trúc gốc của các câu

ghép có chứa các cặp từ: mặc dù… nhưng, vì …nên, vì… cho nên, do … nên.

2.3.3.2. Câu chập cấu trúc

Hiện tượng chập cấu trúc trong những câu sai là hiện tượng lấy một phần hoặc toàn bộ một cấu trúc này gắn với một phần hay toàn bộ một cấu trúc khác [6, tr.51].

Hiện tượng câu sai do chập cấu trúc xuất hiện trên cả ba tờ báo Thanh Niên, Tiền Phong, Hoa Học Trò. Những câu sai do chập cấu trúc không chỉ sai về mặt ngữ pháp mà còn gây nên sự rối rắm về mặt ngữ nghĩa, làm giảm hiệu quả truyền thông của văn bản báo chí. Sau đây là một số hiện tượng tiêu biểu.

Ví dụ (28): “Trung bình để đào tạo được một nhóm nhảy giỏi phải mất 3

năm, 7 – 8 tiếng luyện tập/ngày, say mê thực sự”. (Bài “3600

nhảy”, TP 125, tr.9).

Trong ví dụ (28), chủ thể của động từ đào tạo được hiểu là người thầy

(cụ thể trong bài này là người dạy nhảy Hip Hop). Từ đó, xác định được phải

mất 3 năm là vị ngữ thông báo về thời gian người dạy nhảy phải bỏ ra để huấn

luyện được một nhóm người học nhảy trở thành một nhóm nhảy giỏi. Động

ngữ phải mất đứng trước danh ngữ 3 năm, tức là danh ngữ này là bổ ngữ của

động ngữ phải mất. Danh ngữ 3 năm lại được phân tách với các danh ngữ,

động ngữ 7 – 8 tiếng luyện tập/ngày, say mê thực sự bằng dấu phẩy(dấu câu

thể hiện quan hệ tương đương giữa các cấu trúc ngữ pháp). Vì vậy, có thể

hiểu các danh ngữ, động ngữ trên đều là bổ ngữ của động ngữ phải mất

đều thông báo về các hoạt động liên quan đến người dạy nhảy Hip Hop. Do vậy, có thể hiểu ví dụ (28) theo cách sau:

(28a)Trung bình để đào tạo được A (thì B) phải mất 3 năm, (B phải mất) 7 – 8 tiếng luyện tập/ngày, (B phải) say mê thực sự.

Theo logic thông thường ta hiểu rằng: Người thầy không thể vừa là người dạy nhảy, vừa là người phải luyện tập 7 – 8 tiếng/ngày. Người phải

luyện tập là người học nhảy. Như vậy, các ngữ danh từ, ngữ động từ 7 – 8

tiếng luyện tậpsay mê thực sự phải là bổ ngữ cho một động từ hay một

động ngữ chỉ hành động, việc làm của người học nhảy. Ta có cấu trúc của ví dụ (28) theo cách hiểu này như sau:

(28b) Trung bình để đào tạo được A – một nhóm nhảy giỏi (thì B –

người dạy nhảy) phải mất 3 năm, (C – người học nhảy, phải mất) 7 – 8 tiếng

luyện tập/ngày, (C phải) say mê thực sự.

Theo logic, cấu trúc (28a) là không hợp lý. Hiểu câu này theo cấu trúc (28b) mới phù hợp với logic. So sánh ví dụ (28) với (28b) ta có thể thấy rằng

người viết ví dụ (28) đã gắn phần bổ ngữ (7 – 8 tiếng luyện tập/ngày, say mê

thực sự) của vế câu có chủ ngữ là những người học nhảy vào vế câu có chủ

ngữ là người dạy nhảy. Do vậy, (26) là một câu sai ngữ pháp do chập cấu trúc.

Căn cứ vào cấu trúc lôgíc của (28b), ta có thể sửa ví dụ (28) thành các câu như sau:

+ Trung bình để đào tạo được một nhóm nhảy giỏi, người dạy phải mất 3 năm; người học phải say mê thực sự, phải luyện tập 7 – 8 tiếng/ngày.

+ Trung bình để đào tạo được một nhóm nhảy giỏi, người dạy phải mất 3 năm. Người học phải mất 7 – 8 tiếng luyện tập/ngày và phải say mê thực sự. Kiểu câu sai do chập cấu trúc tương tự như trường hợp ví dụ (28) xuất hiện phổ biến trên các báo Thanh Niên, Tiền Phong.

Ví dụ (29): “Một văn bản đẹp, bắt mắt và gây ấn tượng cho người đọc,

ngoài cách trình bày ra thì việc sử dụng đúng loại font chữ là rất quan trọng”. (Bài “Những font chữ đẹp để trình diễn”, TN 235, tr.10).

Ví dụ (30): “Căn nhà trống rỗng, đồ đạc luộm thuộm, nhếch nhác

chẳng buồn dọn vệ sinh”. (Bài “Nghệ An: Có một đường dây buôn bán người ngoài vòng pháp luật?”, TP 119, tr.11).

Ví dụ (31): “Khi mắc bệnh, trẻ thường có những biểu hiện sốt cao, đến

39 – 400C, xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu

động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè nhiều đờm nhớt,

nôn mửa và mê man, để lại nhiều di chứng và có tỷ lệ tử vong cao do suy

hô hấp, trụy tim mạch” (TN121, tr.12).

Đối với các câu sai do chập cấu trúc, nên sửa câu theo các bước như sau: + Miêu tả cấu trúc câu bằng sơ đồ cấu trúc theo quan hệ ngữ nghĩa câu sai.

+ Xác định cách hiểu đúng câu đó, sao cho phù hợp với logic. + Miêu tả cách hiểu đúng bằng sơ đồ cấu trúc

+ So sánh sơ đồ cấu trúc của câu sai với sơ đồ của câu biểu đạt cách hiểu phù hợp với logic, chỉ ra các bộ phận bị gắn nhầm vào cấu trúc câu. Từ đó, xác định được cách sửa phù hợp (tách bộ phận bị gắn nhầm, thêm chủ ngữ, thêm bổ ngữ cho bộ phận đó…) để có được một câu đúng ngữ pháp và rõ nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về câu sai trên báo in tiếng Việt năm 2005 (Trang 64)