Ngôn ngữ giàu chất triết lý

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 76)

4. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Ngôn ngữ giàu chất triết lý

Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Dạ Ngân đã dần khẳng định là một cây bút triển vọng và có trách nhiệm với nghề. Chị luôn trăn trở, băn khoăn về những mặt trái, ẩn ức trong cuộc sống và khát khao đi tìm vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con ngƣời. Trái tim mẫn cảm của một nhà văn nữ đã khiến chị sớm nhận thấy những phần đa đoan của cuộc đời, về góc khuất trong tâm hồn mỗi ngƣời và về những nỗi đau phía sau chiến tranh…

Sau ngày giải phóng, đời sống xã hội hƣớng theo con đƣờng mới đòi hỏi văn học có sự chiếm lĩnh cuộc sống sâu sắc hơn. Ngƣời đọc có thể thấy rõ sự gia tăng chất triết luận trong ngôn ngữ văn học sau 1975 nói chung và trong ngôn ngữ truyện ngắn nói riêng. Ngôn ngữ truyện ngắn Dạ Ngân cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong truyện ngắn Dạ Ngân, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra chất triết lí nhẹ nhàng, mộc mạc qua những suy tƣ của mỗi nhân vật hay của chính nhà văn. Trong truyện ngắn Ai người Hà Nội, nhân vật ngƣời vợ sau những trải nghiệm về cuộc sống giản dị, thanh bình bên ngƣời chồng thân yêu tại nơi chôn rau cắt rốn của ông để trở về với cuộc sống thƣờng ngày ở Hà Nội; đƣợc cảm nhận tình yêu bền bỉ mãnh liệt mà

71 ngƣời chồng dành cho quê hƣơng đã có những suy ngẫm thật xúc động: “Chính những viên ngọc như ông đã làm cho Hà Nội nặng hơn, sáng hơn và hấp dẫn hơn. Hà Nội của ông, của bà nhưng Hà Nội không của riêng ai cả” [21; 15]. Những cảm nhận của nhân vật ngƣời vợ phải chăng cũng chính là tình cảm yêu thƣơng, gắn bó đối với quê hƣơng, đất nƣớc trong mỗi ngƣời đọc chúng ta. Nói nhƣ nhà thơ Chế Lan Viên thì:

Khi ta ở, đất chỉ là đất ở

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn

(Tiếng hát con tàu)

Trong truyện ngắn Một lát cắt, ngƣời đọc lại bắt gặp những triết lí thật thấm thía của Dạ Ngân: “Chiến tranh hay cướp đi những người ưu tú nhưng nó thường chừa lại cho người sống sót khả năng trưởng thành vượt bậc” [21; 20] hay “Luôn có những chàng trai từ nhỏ đã say mê bẻ đôi món đồ chơi mình có trong tay để xem trong ấy là gì. Và khi buộc phải tồn tại từng ngày với súng đạn thì việc rọc rạch, tò mò với chúng đôi khi lại là sự thư giãn hồn nhiên mà họ luôn thấy thiếu” [21; 21]. Một góc khuất của chiến tranh mà nhà văn đề cập tới ở đây đó là có những sự ra đi không phải bởi bom đạn của kẻ thù mà bởi chính sự bất cẩn, ngờ nghệch của ngƣời trong cuộc. Chính những năm tháng đƣợc sống, chiến đấu trong cuộc chiến tranh gian khổ, trƣờng kì của dân tộc đã mang lại cho Dạ Ngân những chiêm nghiệm thật sâu sắc, thấm thía.

Truyện ngắn Chuyện người bay mang nặng những tâm sự, trăn trở của nhân vật tôi – một ngƣời làm nghề biên tập truyện về một truyện ngắn của một tác giả đầy triển vọng nhƣng vì một lí do tế nhị, nhạy cảm nào đó mà truyện ngắn đó đã không đƣợc đăng. Nhân vật tôi đã rút ra một chiêm

72 nghiệm tuy muộn màng nhƣng đầy ám ảnh: “Những người đến muộn thường xem văn chương như thiền. Chỉ một lần lỡ ngồi với nơi nhốn nháo và không được tôn trọng, họ sẽ rút êm vào bóng tối và vẫn thiền đều, chắc chắn là như vậy” [21; 27]. Có lẽ đây cũng chính là những chiêm nghiệm của nhà văn sau những năm tháng gắn bó với nghiệp văn chƣơng.

Nhân vật ngƣời con gái trong truyện Tường nhà mỏng quá sau những nỗi sợ hãi, hao mòn mỗi đêm khi phải nghe “tiếng rên và cả tiếng nấc của cô vợ trẻ ấy, nhƣ van cầu, nhƣ khiếp sợ, nhƣ của một tù nhân kéo dài trong suốt những năm tháng thiếu nữ sống trong cảnh chung cƣ nhà nhà sát vách cho đến khi “trở thành vợ, trở thành một người mẹ và thành láng giềng gần của rất nhiều đôi đủ sắc màu, tâm tính” [21; 35] đã rút ra những kết luận: “Khi con người ta hạnh phúc quá thì người ta cũng có thể khóc lên mới thỏa. Hạnh phúc trong đau đớn cũng là một kiểu hạnh phúc khác người” [21; 35].

Câu chuyện của một nữ nhà báo tên Thiêm trong Người lau kính cũng đƣợc dồn nén biết bao chiêm nghiệm giản dị mà sâu sắc: “Cuộc đời là những cái chớp mắt, không nhanh tâm hóa giải để hận thù nó gặm nhấm mình thì rồi cũng sẽ gặp nhau ở dưới hỏa ngục” [21; 43], “Người Việt mình hay cười và cũng hay khóc. Khóc thầm, khóc riêng và khóc cùng nhau. Cười để vượt biển dâu mà khóc cũng vì biển dâu” [21; 44].

Ngƣời kể chuyện giấu mặt trong Làm mẹ khi chứng kiến cuộc chiến

quyết liệt của le le mẹ với ả linh cẩu để bảo vệ đàn con đã đƣa ra kết luận: “Cho dù sẽ có những đứa con sút nôi. Cho dù sẽ có những đứa con lìa đời do hoàn cảnh khắc nghiệt. Nhưng một bà mẹ thì mãi mãi tuyệt vời ở thiên

73

năng mẫu tử mà con người đừng vội khoe, rằng chỉ riêng giống loài của mình mới dày công và phi thường” [21; 104].

Truyện ngắn Người của mỗi người lại chứa đựng triết lí đầy xót xa về sự vô tâm, bội bạc của những đứa con với ngƣời sinh thành ra chúng: “Hóa ra khi đứa con còn nhỏ, mẹ là cái cây tỏa bóng, lớn chút nữa mẹ là quả ngọt, là chỗ dựa tin cậy, khi hết đời cây bỗng thành chướng ngại. Và cuối cùng chúng chỉ muốn bứng đi cho rảnh nợ!” [27; 69].

Trong truyện ngắn Hài kịch cuối đời, qua bi kịch con ngƣời không giữ đƣợc sự trong sạch của mình trƣớc sự cám dỗ của đồng tiền, Dạ Ngân đã nêu lên một triết lí thấm thía, nhƣng cũng thật xót xa: “Ôi thể diện, nếu nó là cái bánh tráng để con người lật qua, lật lại thì ngọn lửa làm nó nở nang, phổng phao. Nhưng thói thường, không có tiền thì thiện chí cũng đành bất lực và chữ hiếu cũng thành nỗi khổ cho người nghèo” [27; 96]

Với ngôn ngữ giàu chất triết lí, nhân vật của Dạ Ngân đƣợc soi chiếu từ nhiều bình diện, tầng bậc. Mỗi nhận vật tuy có một hoàn cảnh khác nhau nhƣng giống nhau ở một điểm là đã có đƣợc những trải nghiệm sâu sắc, thấm thía trong cuộc sống. Triết lí của họ có thể không hoàn toàn phù hợp với số đông nhƣng là một phần có thực trong cuộc sống. Đằng sau mỗi triết lí ấy là những trăn trở, suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống. Bằng việc sử dụng hình thức ngôn ngữ mang đậm chất triết lí, nhà văn đã bộc lộ đƣợc thế giới quan, nhân sinh quan của mình đồng thời làm tăng tính khái quát cho hình tƣợng nghệ thuật.

74

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)