Người phụ nữ giàu tình thương yêu, đức hi sinh, thủy chung

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 56)

4. Cấu trúc luận văn

2.3.3.2.Người phụ nữ giàu tình thương yêu, đức hi sinh, thủy chung

Gia đình dù vận động, biến đổi ra sao trong cuộc sống hiện đại vẫn không thể mất đi chức năng thiêng liêng của nó là mái ấm. Văn học cũng vậy, với chức năng cao đẹp của mình, dẫu phản ánh những mặt trái xã hội với nhiều cách thức khác nhau song “văn học đích thực bao giờ cũng là thứ văn học ấm nóng tình người” [13; 15]. Trong quan niệm sáng tác của mình, Dạ Ngân cũng luôn khẳng định: “Văn chương hoàn toàn xứng đáng được coi như đạo, bởi có nói gì, nó vẫn có ý nghĩa cứu rỗi, hướng thiện cho con người. Tôi chấp nhận nó cày xới mặt trái của xã hội loài người và mảnh đất tâm linh của kiếp người… Sống với tất cả các cung bậc của tình cảm, với sự nhạy cảm của từng tế bào nguyên liệu sẽ sinh ra từ giây phút ấy…” [27; 11]

51 Trong truyện ngắn Dạ Ngân, bên cạnh những vết nứt, những nguy cơ ngày càng lớn, thƣờng trực, hiện hữu trong đời sống gia đình hiện đại dƣới tác động từ bên ngoài và từ mối quan hệ tự thân bên trong nó gây ra, ngƣời đọc vẫn nhận thấy những giá trị truyền thống tốt đẹp, ẩn chứa trong đó những mầm hi vọng để nâng đỡ, vực dậy mái ấm gia đình. Đó là đức hi sinh, sự nhẫn nhịn, bao dung của những ngƣời phụ nữ Á Đông đối với mỗi thành viên trong gia đình; là ý thức giữ gìn để gia đình vẫn là nơi bao dung, trú ngụ của con ngƣời lầm lạc trƣớc cuộc đời, là sự hƣớng thiện, cứu rỗi mỗi con ngƣời bé nhỏ cần che chở.

Nhƣ một thiên định, ngƣời phụ nữ từ khi sinh ra đã đầy ắp những yêu thƣơng và trách nhiệm, chăm lo đời sống gia đình. Từ ngƣời phụ nữ nhọc nhằn hi sinh cho chồng con đƣợc gửi gắm qua thân phận con cò trong ca dao xƣa:

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

Đến nàng Kiều bán mình cứu cha và em (Truyện Kiều - Nguyễn Du); chị Dậu tảo tần vì chồng, vì con (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)… ngƣời phụ nữ muôn đời mang trong mình một sứ mệnh đặc biệt: ngƣời giữ lửa trong gia đình.

Trong số những ngƣời phụ nữ ấy, đầu tiên phải nhắc đến những ngƣời mẹ trong gia đình. Trong truyện ngắn Dạ Ngân, ta gặp những ngƣời mẹ lặng lẽ làm tròn thiên chức ngay cả với những đứa con đang dần khƣớc từ mình. Nhân vật ngƣời mẹ trong Người của mỗi người là một ví dụ. Xây

dựng nhân vật với khuynh hƣớng độc thoại nội tâm là chủ yếu, ngƣời mẹ hiện diện với tất cả nỗi băn khoăn, trăn trở làm sao giữ đƣợc sự yên ổn

52 trong gia đình mỗi đứa con. Nghịch lí trong truyện là thay vì địa vị của một bà mẹ chồng vốn phải đƣợc tôn trọng; ở đây, nhân vật ngƣời mẹ lại thƣờng dè dặt, khúm núm và để ý từng cử chỉ, thái độ của con dâu. Giữa cái gia đình mỗi ngƣời chỉ biết sống cho chính mình, chỉ có ngƣời mẹ là vẫn nặng lòng làm nhịp cầu nối và giữ gìn mối quan hệ bên trong. Bà làm tất cả những gì có thể để con cháu mình đƣợc hạnh phúc, đoàn tụ. Bà đã dùng tất cả những đồng tiền ít ỏi đƣợc đút nhét từ đứa con gái để mua vẻ mặt tƣơi cƣời của con dâu trong mỗi bữa ăn bởi con dâu bà “không có thói quen đi chợ sớm để mẹ chỉ việc ở nhà làm bếp, càng không có thói quen hỏi bà còn tiền không.” [27;71]Nhƣng bi kịch thay, sự tồn tại của bà lại là chƣớng ngại vật lớn nhất trong vết rạn nứt gia đình ngƣời con. Vậy là, ngƣời mẹ nghĩ thấu đáo đủ điều để lựa chọn giải pháp ra đi vẹn toàn, ít ảnh hƣởng đến con cái mình nhất. Bà đã từng nghĩ tới việc ra đi trong cái bể nƣớc đồ sộ ở sân sau nhà ngƣời con trai lớn nhƣng vì nghĩ tới sự êm ấm của các con, không muốn chúng phải bỏ nhà, phải ly dị nên bà đành thôi; từng nghĩ đến cách ra đi bằng việc lao vào một chiếc xe nhƣng lại sợ mình bị thƣơng, tàn tật, trở thành gánh nặng cho con cái nên bà cũng lại tìm một cách khác. Giải pháp cuối cùng mà bà chọn là dựng nên việc: “một bà già sơ ý té phà vì chóng mặt” [27; 81]. Nhƣ vậy, các con bà sẽ không ai tốn kém, cực khổ để an táng cho bà linh đình. Ngƣời mẹ đã chở che cho con cái khi bé thơ, đến lúc về già chợt nhận ra mình nhƣ một gánh nặng gia đình của chúng. Song, ngƣời mẹ với bản chất đôn hậu không bao giờ tính toán thiệt hơn với những đứa con, lúc nào ngƣời mẹ cũng bao bọc, che chở và tha thứ cho những đứa con tội lỗi của mình.

53 Nhân vật ngƣời mẹ trong Vòng tròn im lặng lại có cách thể hiện tình

yêu thƣơng con cái thật đơn giản và chân thành: “Con cái có thể hư, có thể bất hiếu nhưng người mẹ thì vẫn phải vô biên trong đại dương của mình”. Hơn nữa, đối với con cái “người mẹ nào cũng muốn san sẻ nhiều nhất cho những đứa con yếm thế, thua thiệt, nghèo khó” [22; 450] nhƣ một sự bù đắp tình thƣơng yêu.

Dạ Ngân viết khá nhiều và thành công về đề tài này nhƣ một sở trƣờng. Tình mẫu tử trong truyện ngắn Dạ Ngân luôn đƣợc hiện lên và soi chiếu giữa hai thế hệ mẹ - con. Nhân vật ngƣời mẹ già của Dị trong truyện ngắn Nước nguồn xuôi mãi của nhà văn là một ví dụ nhƣ thế: “Dù má chị không biết chữ, má không đọc được những câu chuyện bù khú của đám bạn bè hay kéo đến nhà làm hao tốn cà phê của chị nhưng bà đã khái quát một cách thần kì cuộc sống khổ ải của con gái mình bằng sự mẫn cảm của một bà mẹ” [27; 454]. Ngƣời mẹ già ấy đã hằng đêm lặng lẽ dùng đôi bàn tay ân cần chăm sóc Dị. Rồi đến lƣợt Dị cũng là một ngƣời đàn bà góa sớm ở vậy nuôi con, những ngƣời đàn bà có: “đôi tay chai sần trong thau quần áo, trong thau bột hay như những món cần nhồi ướp (...) lúc đó trông bà thật tận tụy, say mê và tâm huyết”. Ngƣời đọc lại thấy một Dị tảo tần, khắc khổ trong nghiệp viết văn dƣờng nhƣ ngày càng tách biệt hơn với lối sống hiện đại của đứa con gái và chàng rể. Trong ngôi nhà hình ống nhỏ bé, nhiều thế hệ sống chung, cảnh sống chật hẹp và thói quen khác nhau của hai thế hệ hình thành. Dị ƣa thích làm việc khuya còn vợ chồng cô con gái muốn ngủ sớm. Dị hiền lành, cam chịu và bất lực, thƣờng “cảm thấy mình có lỗi với con dù chị đã làm hết sức mình mấy chục năm nay, cái công việc yêu thích của mình để tồn tại, để nuôi dưỡng con trong môi trường lành tính chữ

54

nghĩa, để làm một tấm gương nghị lực, để tiếp tục độc lập với chính con mình khi đã về già, tất cả chung một lý lẽ làm mẹ và làm người. Nhưng quả là chị vẫn chật vật và sự chật vật ấy đã gây thua thiệt cho con” [22; 173]. Những khoảng cách đời sống không sao khắc phục đƣợc về tính cách, thói quen, đặc biệt là nhu cầu về kinh tế; tạo nên những tiếng thở dài khắc khoải, u hoài của Dạ Ngân trƣớc cuộc đời. Những ngƣời phụ nữ cứ mải miết lo cho những đứa con của mình nhƣ thể đó là tất cả sự sống của họ trên Trái đất này: “Ba con người, má chị, chị và con gái như đang đứng trong cùng một đội hình, người này chỉ thấy cái ót của người kia mà phía trước là thời gian và những nỗi lo muôn đời” [22; 177] .Tình thƣơng ấy cứ lan truyền, tiếp nối từ thế hệ này tới thế hệ kia, nhƣ nƣớc nguồn xuôi mãi.

Con ngƣời với bản tính hƣớng thiện của mình, dẫu trong môi trƣờng mới với nhiều biến động thì ít nhiều họ vẫn luôn hƣớng về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Với nhiều phƣơng thức biểu hiện nghệ thuật khác nhau, truyện ngắn Dạ Ngân đã xây dựng lnên hình ảnh những ngƣời phụ nữ đầy đức hi sinh, vị tha:

Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên Trái đất Quen với công việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày

Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay Càng không có hạt nhân nguyên tử

Chúng tôi chỉ có chậu, có nồi, có lửa Có tình yêu và những lời ru

Những con cò, con vạc thời xưa Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp

55

Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày

(Thơ vui về phái yếu – Xuân Quỳnh)

Sự thủy chung, son sắt đƣợc thể hiện ngay trong tình yêu của ngƣời phụ nữ. Người duy nhất là nhan đề của một truyện ngắn kể về Duệ - một giảng viên đại học ở Sài Gòn về thăm má ở Cần Thơ. Trên chuyến về nhà lần này, chị gặp một ngƣời đàn ông làm kiến trúc sƣ có vẻ ngoài rất giống Liêm – ngƣời yêu cô đang chờ đợi. Họ bắt chuyện với nhau và quen nhau. Anh ta ngỏ ý đƣợc đƣa cô về bằng xe máy sau khi xuống ô tô. Khi vào tới ngôi nhà của anh ta để lấy xe, những gì Duệ linh cảm sau cánh cửa đã xảy ra. Nhƣng cô gái đã choàng tỉnh và nhận ra rằng chỉ có Liêm mới có thể đốt cháy chị đƣợc chứ không phải là ngƣời này hay ngƣời khác. Không bị cám dỗ trƣớc mùi hƣơng là lạ của ngƣời đàn ông kia, ấy chính là lúc Duệ khẳng định đƣợc sự thủy chung trong tình yêu của mình. Không phải điều đó ai cũng có thể dễ dàng làm đƣợc nhƣ vậy.

Trong truyện ngắn Xuân nữ, một ngƣời đàn bà đẹp tên Xuân bám trụ ở vùng kháng chiến cùng mẹ già. Nhà cô là một địa điểm đƣợc nhiều chiến sĩ lui tới. Chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn, chị lần lƣợt gặp gỡ những ngƣời đàn ông chinh chiến và trở thành vợ của họ. Họ ra đi và đều chết ngoài chiến trận bỏ lại ngƣời vợ. Nhiều ngƣời ác miệng cho rằng chị có số sát phu nhƣng chị bỏ mặc ngoài tai. Chị nghĩ một cách đơn giản hơn: những ngƣời lính hƣởng đƣợc cuộc đời là bao lâu mà khắt khe với họ. Sau khi ngƣời chồng thứ bảy ngã xuống cũng là ngày đất nƣớc đƣợc giải phóng, chị đã biến mất không để lại dấu vết. Chị biến mất vì đất nƣớc đã hòa bình, vì chị không phải lo những ngƣời lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc kia luôn bị cái

56 chết rình rập và họ sẽ có một cuộc sống yên bình hay vì chị sợ xã hội không hiểu đƣợc tấm lòng của chị?

Rồi Nàng ở đâu ra lại là một kiểu hi sinh riêng. Một phụ nữ phải tạm vừa lòng với địa vị giảng viên môn folklore ở trƣờng Tổng hợp, nàng đã có hai đời chồng. Cả hai ngƣời chồng đều có gia đình theo kiểu “môn đăng hộ đối” với nhà nàng và đều “sống rất có trách nhiệm với nhau”. Với ngƣời chồng thứ nhất, một nàng dâu nhƣ nàng luôn phải gồng mình để gánh lấy cái trách nhiệm nặng nề ấy bởi bao nhiêu thời gian và sức lực còn phải đầu tƣ cho cái bếp thƣờng xuyên quây quần mƣời lăm miệng ăn: “Trách nhiệm gói gói ghém ghém chia cơm chia cá, ăn phải ngồi đầu nồi để đảo xới, để nhận lấy nụ cười tình cảm của đám em, tắm cũng phải tắm sau cùng để giặt giũ, cọ rửa nhà cầu luôn thể” [22; 79]; “Trách nhiệm sau tấm ri đô dành cho vợ chồng nàng, khuya khuya khi lũ em nằm la liệt trên đám chiếu nền gạch bắt đầu nói mớ thì nàng vùng dậy chạy ào vào phòng tắm nhờ vòi nước lạnh hòa giải cơn ẩn ức già trong người đàn bà trẻ” [22; 79]. Và với ngƣời chồng thứ hai, nàng lại càng không đƣợc sống là chính mình, luôn luôn phải để ý đến từng thái độ của các em chồng. Có lẽ trong cả cuộc đời, nàng luôn phải nhận lấy phần thua thiệt về phần mình bởi nàng không thể thoát ra khỏi cái vòng kiềm tỏa của nề nếp, gia phong mà chính ngƣời mẹ của nàng là đại diện. Trong nàng luôn bị ám ảnh bởi cái giọng buộc tội của ngƣời mẹ: “Cái ngữ cạn tàu ráo máng nhà mày thì ở đâu ra,hử, ở đâu ra?” [22; 86].

Làm vợ, rồi làm mẹ - đó là những thiên chức của ngƣời phụ nữ. Thế nhƣng có những con ngƣời suốt cuộc đời của mình dƣờng nhƣ chƣa từng lúc nào thực sự có tiền. Đó là hình ảnh ngƣời mẹ trong Tiền của má. Ngƣời

57 mẹ có ba ngƣời con, hai gái, một trai. Cả cuộc đời của bà chịu cực nhọc, chắt chiu, dành dụm nuôi các con. Cuối đời, khi bị ốm liệt giƣờng, bà thƣờng đƣợc mọi ngƣời cho tiền thêm giúi vào túi ngoài phần đƣờng sữa. Số tiền ngày càng dầy thêm và đƣợc bà cất giữ rất cẩn thận. Trƣớc khi mất, bà trao cho anh cả túi tiền nhờ đƣa cho cô út. Số tiền nhỏ nhƣng thật có giá trị đối với những ngƣời nghèo. Đó có lẽ chính là triết lí mà bà mẹ muốn nói với con mình. Bởi hơn ai hết, bà thấm thía sự quý giá của những đồng tiền đối với những ngƣời không có tiền, đối với những ngƣời nghèo nhƣ thế nào. Tình thƣơng bao la mẹ dành cho con ngay cả khi sắp trút hơi thở cuối cùng.

Truyện ngắn Làm mẹ lại có sự khai thác hoàn toàn khác. Truyện

không đề cập trực tiếp tới những vấn đề của con ngƣời mà chủ yếu miêu tả về tình huống le le mẹ phải đối mặt với ả linh cẩu đang đe dọa tình mạng của đàn con. Với sự thông minh và dũng cảm, le le mẹ đã bảo vệ đàn con khỏi sự truy bắt của kẻ thù. Qua đó, ngƣời đọc thấy đƣợc tình thƣơng bao la của le le mẹ dành cho con. Tình mẫu tử có ở muôn loài: “Cho dù sẽ có những đứa con sút nôi. Cho dù sẽ có những đứa con lìa đời do hoàn cảnh khắc nghiệt. Nhưng một bà mẹ thì mãi mãi tuyệt vời ở thiên năng mẫu tử mà con người đừng vội khoe, rằng chỉ riêng giống loài mình mới dày công và phi thường” [22; 104].

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 56)