4. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Ngôn ngữ đời thường, dung dị nhưng phong phú và sống động
Tƣ duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đổi mới khiến cho ngôn ngữ cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Một trong những xu hƣớng ấy là việc sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng. Để đƣa tác phẩm đến gần với bạn đọc, Dạ Ngân đã sử dụng những ngôn ngữ đời thƣờng dung dị nhƣng vô cùng phong phú, sống động. Trƣớc hết đó là việc nhà văn đƣa vào trong tác phẩm những lời ăn, tiếng nói hàng ngày, dung nạp nhiều khẩu ngữ nhƣ: “Ái chà, cái quá khứ ấy như đã áp sát lưng nàng”, “Mầy ở đâu ra, hử, cái con này, mầy ở đâu ra, hử” (Nàng ở đâu ra), “Làm cái nghề gì moi tim, moi óc, chết sớm có ngày” (Nước nguồn xuôi mãi); “Cụ mặc nguyên thế, vào tới Đà Nẵng mới ấm, lúc đó hẵng hay, cụ nhá”, “Gớm, cẩn thận thì không thừa nhưng hơi lộ liễu đấy ông anh ơi!”, “Cô ngủ tốt hở cô?” (Khoang tàu chật quá); “Quái, sao vẫn nguyên xi tâm trạng thanh tân, chao đảo như vậy mỗi khi gặp mình?” (Lòng tốt đàn bà); “Nàng lại yêu rồi. Ối dà, nàng lại yêu được rồi.”, “Chà, lại con cáo với chùm cho nữa hả bà?” (Trinh nữ muộn); “Ê, bà con, xắt thịt rắn trên thớt bằng cây me phải không? Coi chừng lát nữa ngã lăn quay hết, mất công chôn lắm nghe.” (Thi
vị cuộc đời)
Trong truyện ngắn Dạ Ngân chúng ta còn thấy cả sự suồng sã thậm chí bỗ bã của lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhà văn đƣa vào truyện của mình một cách rất tự nhiên nhƣ: “Chó ta! Chó quê mùa thấy mẹ chớ phải tây tàu gì”, “Buông ra! Nó đái vô quần bây giờ. Bộ xà bông rẻ lắm hả?”, “Đồ rượng đực” (Con chó và vụ li hôn); “Muốn gì nói đại đi, vòng vo mẹ gì!” (Cõi
70
nhà); “Theo chú, số bốn hay số tám cứt chồn đều như nhau cả. Từ rày về sau, hễ thấy ba ông muối tiêu đi với một bà sồn sồn thì cứ cà phê đen số bốn mà bê ra, cháu nhá!”, “Ba mụ mà chỉ có hai lão thì thu xếp làm sao nhỉ?”, “Hai cái lão ấy là khán giả của các bà, nếu không các bà cắn nhau chứ ở đó mà tâm với sự!” (Tách cà phê số 8); “Chết còn lo gì nữa, ai hổng chôn thì để vậy hửi, thúi ráng chịu” (Đường dây một người); “Ông bố giàu nứt đố của con bị bà vợ xỏ mũi, ông không nhả tiền cho con nữa đâu” (Vòng tròn im lặng).