Không gian

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 90)

4. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Không gian

Trong văn học nghệ thuật, không gian chính là “hình thức tồn tại chủ quan của hình tƣợng” [30; 209]. Từ văn học dân gian đến văn học hiện đại có thể nói đó là quá trình “hạ dần” của không gian: “Từ vũ trụ cao siêu xuống không gian sinh hoạt hàng ngày, từ một không gian mang ý nghĩa tƣợng trƣng có sẵn xuống không gian đời sống với ý nghĩa tƣợng trƣng mới”. [30; 209]. Không gian trong văn học dân gian gắn với đình làng, cây đa, giếng nƣớc…mà núi cao, sông dài đã là một trở ngại. Sự vắng vẻ, trầm tƣ, nhàn dật lại gần nhƣ chiếm lĩnh không gian nghệ thuật trong văn học trung đại. Đó là không gian vũ trụ vô cùng, vô tận mà trần thế chỉ là một phần bé nhỏ, trung tâm của không gian ấy chỉ là “ một con ngƣời hoặc một mình suy ngẫm hoặc chập chờn trong mộng, khi tựa gối trƣớc song, khi âu sầu dƣới bến”. Đến thế kỉ XVIII, XIX, không gian nghệ thuật đƣợc mở rộng

85 thêm đồng ruộng, làng cảnh, phố cao lâu, hiệu thuốc, bãi chợ…Càng về sau, không gian hiện thực trong văn học càng đƣợc mở rộng đến thế giới đời tƣ của con ngƣời. Đặc biệt, không gian còn đƣợc phát hiện ở chiều thứ tƣ – không gian tâm trạng.

Điều quan trọng nhất khi tìm hiểu không gian nghệ thuật là xem xét mối quan hệ của nó với thế giới, con ngƣời “nhƣ một phƣơng thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tƣ tƣởng thẩm mỹ của nhà văn” [30;211]. Vì vậy, không gian hiện thực hay không gian đời thƣờng trở thành một khái niệm đƣợc nhà văn nhắc đến nhiều nhất trong văn học hiện thực. Ở đó, bức tranh xã hội cũng nhƣ quan điểm thẩm mỹ, quan điểm sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời…của nhà văn đƣợc soi sáng bởi yếu tố không gian nghệ thuật.

Văn học thời kì đổi mới nở rộ các tác phẩm truyện ngắn hiện thực. Khuynh hƣớng văn học nghiêng về đời tƣ của con ngƣời và nó cần tiếng nói thực của cuộc sống hiện tại đã làm cho mỗi tác phẩm truyện ngắn là một bức tranh muôn màu sắc về cuộc sống hiện đại, về những vấn đề thực tế mà con ngƣời phải đối mặt. Không gian nghệ thuật của văn học giai đoạn này phổ biến là không gian sinh hoạt, không gian đời tƣ. Đó là “không gian xác định bắt buộc con ngƣời luôn phải bộc lộ hết bản chất của mình, không có cơ hội lảng tránh trách nhiệm cá nhân” [5;34 ]. Trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải…thời kì đổi mới, không gian nghệ thuật không còn bị bó hẹp bởi không gian cuộc chiến đẫm máu, ngòi bút của các nhà văn bắt đầu đi sâu vào các đề tài cuộc sống hiện thực của cá nhân con ngƣời thời hậu chiến. Ta thấy không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đƣợc mở rộng thêm không gian làng xóm ( Phiên chợ

86

Giát), không gian gia đình (Cỏ lau, Mùa trái cóc miền Nam), thậm chí là

bãi chợ, khu trạm xá…Tất cả đều xoay quanh vấn đề nhân cách và mối quan hệ của con ngƣời sau khi đất nƣớc lập lại hòa bình.

Đến thời kì văn học sau 1986, các cây bút trẻ đã thổi một luồng sinh khí mới cho văn học Việt Nam hiện đại. Nhu cầu bộc lộ cá nhân khiến cho mỗi tác phẩm văn học thời kì này trở thành một câu chuyện rất thực của cuộc sống hôm nay. Ngoài không gian hiện thực, các nhà văn còn mở rộng khái niệm không gian hiện thực ở nhiều chiều khác nhau: không gian tâm trạng, không gian tâm linh…Văn học hiện đại thƣờng gắn liền với kiểu không gian sinh hoạt, không gian gia đình…Trong đó, không gian động chiếm ƣu thế hơn so với không gian tĩnh. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân cũng có những đặc điểm chung này.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)