Nhân vật người lính

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 66)

4. Cấu trúc luận văn

2.3.3.5.Nhân vật người lính

Trong chiến tranh có những ngƣời lính đã rất dũng cảm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thế nhƣng, Dạ Ngân không miêu tả những

61 ngƣời lính ở góc độ đó. Nhà văn đã đi khai thác ngƣời lính ở những góc độ rất bình thƣờng, thậm chí là tầm thƣờng. Những cái chết tới một cách bất ngờ.Sự bất cẩn của một ngƣời lính khi đã làm lên tới chức trung đội trƣởng trong Một lát cát là một ví dụ. “Trung đội trưởng cầm theo trái pháo dù đi vào giữa vườn cây. Một chàng trai U Minh cao lớn điển hình, những chàng tân binh nói anh có cái uy của người ít nói. Nhưng anh đang háo hức không yên với trái pháo chống tăng trong tay...” [21; 18].Thế nhƣng “khi buộc phải tồn tại từng ngày một với súng đạn thì việc rọc rạch tò mò với chúng đôi khi lại là sự thư giãn hồn nhiên mà họ luôn thấy thiếu” [21; 18]. Chính “sự thƣ giãn hồn nhiên” ấy đã cƣớp đi ba mạng ngƣời. Anh trung đội trƣởng dạn dày kinh nghiệm đã giật chốt trái pháo dù. Quả thật, “không có những cái chết giống hệt nhau nhưng luôn có những cái chết từ bất cẩn hay ngờ nghệch” [21; 18]. Một lát cắt, một khoảnh khắc ngắn ngủi thế thôi nhƣng đó chính là hồi chuông cảnh tỉnh về sự bất cẩn của những ngƣời lính. Điều mà không thể cho phép xảy ra trong họ. Ba vong hồn ngơ ngác không biết mình có đƣợc gọi là liệt sĩ hay không?

Đó là sự hi sinh một cách bất ngờ của Nguyệt khi chuyển sang cứ mới.

Trăng về kể về một đội thông tin hoạt động trong vùng sông nƣớc mà cả hai đầu đều bị địch chiếm đóng. Trong đội có một cô gái tên Nguyệt rất đẹp và thƣờng là trung tâm chú ý của mọi ngƣời. Khi nƣớc lên, đội phải chuyển

cứ và chị Nguyệt muốn làm một chỗ tắm riêng cho hai chị em tại cứ mới. Nhƣng trong quá trình dựng nhà tắm, Nguyệt đã vƣớng phải một trái nổ (có thể của những ngƣời đến đây trƣớc để lại hoặc không thể trở về) và chết. Mọi thứ diễn ra thật bất ngờ và vẻ đẹp cũng bị vùi dập một cách bất ngờ. Không ai nghĩ tới cái chết đó với một ngƣời nhƣ Nguyệt cả.

62 Đó là sự bất lực trƣớc gia đình tan vỡ của Hoành trong Cái ban công trống. Hoành là một quân nhân đã nghỉ hƣu. Trong một lần vợ chồng xảy ra

bất hòa, vợ anh vô tình bị ngã ban công chết. Mọi nghi vấn đƣợc dồn vào ngƣời chồng. Hoành tìm ngƣời em nuôi để phân trần. Cuộc đời của Hoành là cuộc đời của một ngƣời lính từng chiến đấu anh dũng, kiên cƣờng nhƣng khi về nhà thì lại gặp phải bi kịch: cả vợ và con đều không tôn trọng mình: “Sắp tới, trong nhà có chồng của con, từ rày ba má đừng như chó mèo nữa, nhục con lắm nghen”; “Ông tưởng tui đầu hàng ông hả? Lấy đám các ông thì chỉ đau với khổ thôi” [21; 212].

Qua suy ngẫm của nhân vật tôi trong Chỗ ngồi ưa thích, cuộc đời của

cả bốn ngƣời đƣợc hiện lên trong chiến tranh rồi đến thời hậu chiến. Nếu nhƣ trong chiến tranh, họ chiến đấu anh dũng, quên mình vì lí tƣởng thì ngày nay, trong cuộc sống hiện tại, những vật lộn, vất vả rồi những toan tính đời thƣờng đã khiến họ nhƣ không đƣợc sống cho chính mình. Đó là cuộc đời của Biên, Lƣơng, Quảng và nhân vật tôi (nữ). Họ chọn đƣợc chỗ ngồi ƣa thích để thi thoảng tụ tập trong nhà của một viên tƣớng Ngụy trƣớc đây (giờ đƣợc cải tạo thành địa điểm kinh doanh).

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ đƣợc quan niệm của mình về con ngƣời và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con ngƣời trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời nhƣng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là

63 một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tƣ tƣởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Becton Brec cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".

Tóm lại, nhân vật trong truyện ngắn của Dạ Ngân khá đa dạng, phong phú. Một truyện ngắn có thể có nhiều kiểu nhân vật, nhƣng ở đây chúng tôi chỉ khai thác các kiểu nhân vật mang tính chất tiêu biểu nhất của mỗi truyện.

64

Chƣơng 3

PHƢƠNG THứC BIểU HIệN 3.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là đơn vị cơ sở đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng thể hiện những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Với truyện ngắn, ngôn ngữ phải phát huy tối đa chức năng của mình do yêu cầu tính ngắn gọn của thể loại. Ngôn ngữ truyện ngắn cần đƣợc cô đặc, có sức nặng và sức chứa bắt buộc và nó cũng có những khoảng trống gợi mở. Sự chọn lọc và biểu hiện câu chữ trong truyện ngắn mang dụng ý và phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gƣơng sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ” [11;186].

Trong tác phẩm tự sự, trần thuật chính là thành phần lời sáng tạo của tác giả, ngƣời trần thuật. Vì vậy, ngôn ngữ trần thuật chính là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. “Ngôn ngữ ngƣời trần thuật là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của ngƣời kể chuyện đối với cuộc sống đƣợc miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phƣơng tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ” [11; 184]

Ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, cá thể hóa. Mỗi câu, mỗi chữ trong tác phẩm có thể chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách giải thích. Nhƣng mỗi từ dù mang sắc thái ý nghĩa đa tầng thì cũng phải đƣợc thống nhất trên cơ sở chủ thể sáng tạo. Điều này làm cho ngôn ngữ trần

65 thuật có tính đa thanh. Đó là sự tác động qua lại phức tạp giữa tiếng nói của tác giả, ngƣời kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ đƣợc miêu tả.

Trong văn học hiện đại, ngôn ngữ trần thuật có vị trí nổi trội, nó là linh hồn của tác phẩm cũng nhƣ định hình đƣợc phong cách độc đáo của mỗi nhà văn. Việc tìm tòi, đổi mới, cách tân trong ngôn ngữ trần thuật cũng là hƣớng đi của văn xuôi đƣơng đại nhằm thúc đẩy cách sáng tạo, cách hiểu, cách tiếp nhận về gần với đặc trƣng thẩm mỹ của văn học. Văn học sau 1975 là văn học của đời tƣ, thế sự. Vì vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thời kì này cũng có nhiều đặc điểm khác so với ngôn ngữ nghệ thuật của các giai đoạn văn học trƣớc đây. Đó là thứ ngôn ngữ đời thƣờng, không trau chuốt, không nhiều mỹ từ nhƣ văn học giai đoạn 1945 – 1975. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn nữ giai đoạn đổi mới thƣờng sắc sảo, tinh tế nhƣng chi tiết, tỉ mỉ nhƣ chính bản tính vốn có của họ. Dung dị, đời thƣờng hay viết bằng triết lí của sự chiêm nghiệm là những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ sáng tác của Dạ Ngân. Khám phá vẻ đẹp ngôn từ trong truyện ngắn của Dạ Ngân, ngƣời đọc thấy chị sử dụng đắc địa những hình thức ngôn ngữ khác nhau.

3.1.1. Ngôn ngữ mang sắc thái nữ tính

Mỗi tác giả có một đặc trƣng ngôn ngữ riêng. Nếu Nguyễn Thị Thu Huệ “có một lối văn thẳng băng, dấn tới” [31; 112], ngôn ngữ và tƣ duy mang đầy chất “bụi” của đời thƣờng, đôi khi pha lẫn chút mỉa mai, bông đùa mà đầy đau xót; ngôn ngữ của Võ Thị Hảo chứa nhiều tầng suy tƣởng, Đỗ Hoàng Diệu dùng nhiều tới ngôn ngữ trần trụi nhƣ hiện thực cuộc sống thì ngôn ngữ trong các sáng tác của Dạ Ngân lại mang đậm chất “nữ tính”.

66 Ngôn ngữ ấy có khi nhẹ nhàng, trầm lắng; khi lại chan chứa yêu thƣơng. Ngƣời đọc dễ dàng nhận ra, bên cạnh những hiện thực bề bộn của cuộc sống đời thƣờng đƣợc phản ánh trong các tác phẩm là chất văn bình dị, nhẹ nhàng, “trực cảm” nhƣng không kém phần sâu sắc của một nhà văn nữ. Điều này đã tạo nên đặc điểm và sức hấp dẫn riêng cho các sáng tác của Dạ Ngân.

Đặc điểm đầu tiên biểu hiện cho ngôn ngữ mang sắc thái “nữ tính” trong truyện ngắn Dạ Ngân là loại ngôn ngữ mang tính trực cảm của ngƣời phụ nữ. Truyện ngắn Nhìn từ phía khác để lại dấu ấn trong lòng ngƣời đọc không chỉ bởi câu chuyện tình yêu trắc trở nhƣng đầy cảm động của nhân vật tôi và ngƣời đàn ông tàn tật mà còn bởi ngôn ngữ mang đậm tính trực cảm của ngƣời phụ nữ: “Sao tôi thương bản thân tôi thương anh thương nửa cái chân tàn dại dưới tấm mền và muốn được vòng tay ôm hết thảy mọi người?”; “Tôi nhắm mắt lại, âm thanh và mùi vị chiến tranh tôi nào có lạ nhưng trước nỗi đau của một người như con người nầy, có cần tồn tại giữa chúng tôi đường biên khắc nghiệt nào không? Ấy là tôi đang nghĩ bằng trái tim ừ thì nhi nữ thường tình, bằng không, tôi sẽ phải đóng kịch thế nào và bao lâu để lôi kéo được anh nhảy sang cùng phía với tôi nếu tôi làm được việc đó? Tôi thương anh vô cùng, và tha thiết muốn anh được đứng bên lề, anh cứ việc đứng bên lề với cái chân ruỡi ấy, dù gì anh cũng đã đưa đầu vào cuộc, nói theo cách nói của Tổ chức thì anh đã phải trả giá cho tội nợ của mình” [22; 64].

Viết về những ngƣời mẹ giàu tình yêu thƣơng, đức hi sinh trong gia đình Dạ Ngân đã sử dụng ngôn ngữ mang đầy tình mẫu tử. Ngƣời mẹ dù sống trong hoàn cảnh nào cũng tràn ngập yêu thƣơng, bao dung với những

67 đứa con. Ngƣời mẹ trong truyện ngắn Xương hai nước, giấy hai gang dù luôn bị ngƣời con trai nơi xa gọi điện cật vấn, trách móc về chuyện sáng, trƣa, chiều, tối đánh răng cho đứa cháu trai nhƣng không vì thế mà hờn giận, ghét bỏ con. Khi nhớ lại hình ảnh của cậu con trai khi còn thơ trẻ, ngƣời mẹ vẫn tràn ngập yêu thƣơng, trìu mến: “Mẹ nhớ những lúc con thập thò bên cửa buồng mỗi khi nhà có khách”; “Dạo ấy con đã thay răng đủ, những chiếc răng ngắn tăm tắp làm cho nụ cười đã bớt ngộ nghĩnh. May mà con không đau nặng lần nào để chịu đựng thứ kháng sinh làm vàng hết men răng con trẻ. Mắt đen mướt, răng lấp lánh tươi, con cho mẹ một hình dung mãnh liệt” [21; 70]; hay “Mẹ vừa thương con vừa nhớ lâu nụ cười của con khi ấy. Nó thông báo với mẹ những phẩm chất mà mẹ mong chờ. Con hồn nhiên, rất ngoan, dễ dạy và biết thích nghi hoàn cảnh” [21; 72].

Trong Vòng tròn im lặng, ngƣời mẹ dù không còn nữa nhƣng khi

nghe những lời thì thầm, cầu nguyện của ngƣời con gái, ngƣời mẹ vẫn thấu hiểu và dành cho con những lời chỉ dạy âu yếm, đầy sức cảm hóa lòng ngƣời: “Nàng giục vào tai con: Nào, con hãy gạt nước mắt mà bước ra đón con và cháu của chồng con đi, đừng vì lời gièm xiểm của đứa con xa mà ghẻ lạnh đứa con gần. Hãy đứng trên tất cả và ôm lấy hết lũ con. Con cái có thể hư, có thể bất hiếu nhưng người mẹ thì vẫn phải vô biên trong đại dương của mình” [27;146]. Những lời khuyên ý nghĩa, tràn đầy tình yêu thƣơng, bao dung mà ngƣời mẹ đã khuất dành cho ngƣời con gái phải chăng cũng chính là những tình cảm mà ngƣời mẹ ấy đã từng và mãi mãi dành cho những đứa con của mình. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ mang đầy tình mẫu tử, Dạ Ngân đã thể hiện rất thành công hình ảnh những ngƣời mẹ giàu tình

68 yêu thƣơng, đức hi sinh, bao dung; là ngƣời giữ lửa hạnh phúc trong mỗi gia đình.

Mỗi ngƣời phụ nữ trong gia đình cho dù có những công việc, địa vị khác nhau song công việc thƣờng ngày và gắn bó với họ nhất vẫn là nội trợ. Có lẽ bởi vậy mà trong lời ăn, tiếng nói hay những câu chuyện thƣờng ngày của họ cũng mang hơi hƣớng của công việc này. Đọc truyện ngắn Nước nguồn xuôi mãi ngƣời đọc đã có thêm hình dung rõ nét về đặc điểm này:

Chị nhìn dán vào hai bàn tay má. Bà đang phân một con vịt xiêm trên thớt sao cho những chỗ nạc thì kho được một nồi với củ cải xá bấu, bộ lòng thì làm món xào gì đó, còn đầu giò, cổ cánh thì bằm ra được một món khổ qua dồn thịt làm canh. Bà sẽ đặt những chỗ thịt bằm lên thớt rồi nện bằng búa cho xương tơi ra, sau đó mới dùng tới dao băm. Rồi bà sẽ ngồi bệt xuống nền nhà, dùng cả hai tay nhồi nặn thật lâu để thịt thấm tiêu, hành, mắm, muối”; “mỗi khi nhắm mắt lại để nhớ má thì bao giờ Dị cũng nhìn thấy đôi tay chai sần trong thau quần áo, trong thau bột hay trong những món cần nhồi và ướp” [22; 174]. Những câu văn nhƣ một đoạn phim quay chậm đem đến cho ngƣời đọc hình dung rõ nét về hình ảnh một ngƣời mẹ với công việc nội trợ hàng ngày tƣởng nhƣ giản đơn, quen thuộc song lại vô cùng vất vả. Ngƣời mẹ già với bản tính thƣơng con, thƣơng cháu đã không quản công sức thu vén việc nhà, chăm lo cho gia đình những bữa ăn đủ đầy mà tiết kiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Dạ Ngân mang đậm chất “nữ tính” và cái trực cảm mà có lẽ chỉ thấy ở những ngƣời đàn bà. Tác giả không sử dụng nhiều cái kết bất ngờ, thậm chí lần theo mạch cốt truyện ngƣời đọc cũng có thể dự cảm đƣợc điều gì sẽ xảy ra với nhân vật nhƣng tác phẩm không vì

69 thế mà mất đi tính hấp dẫn. Sự sâu lắng, bình dị nhƣng không kém phần sắc sảo trong ngòi bút Dạ Ngân đã chinh phục đƣợc nhiều độc giả.

3.1.2. Ngôn ngữ đời thường, dung dị nhưng phong phú và sống động

Tƣ duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đổi mới khiến cho ngôn ngữ cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Một trong những xu hƣớng ấy là việc sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng. Để đƣa tác phẩm đến gần với bạn đọc, Dạ Ngân đã sử dụng những ngôn ngữ đời thƣờng dung dị nhƣng vô cùng phong phú, sống động. Trƣớc hết đó là việc nhà văn đƣa vào trong tác phẩm những lời ăn, tiếng nói hàng ngày, dung nạp nhiều khẩu ngữ nhƣ: “Ái chà, cái quá khứ ấy như đã áp sát lưng nàng”, “Mầy ở đâu ra, hử, cái con này, mầy ở đâu ra, hử” (Nàng ở đâu ra), “Làm cái nghề gì moi tim, moi óc, chết sớm có ngày(Nước nguồn xuôi mãi); “Cụ mặc nguyên thế, vào tới Đà Nẵng mới ấm, lúc đó hẵng hay, cụ nhá”, “Gớm, cẩn thận thì không thừa nhưng hơi lộ liễu đấy ông anh ơi!”, “Cô ngủ tốt hở cô?” (Khoang tàu chật quá); “Quái, sao vẫn nguyên xi tâm trạng thanh tân, chao đảo như vậy mỗi khi gặp mình?” (Lòng tốt đàn bà); “Nàng lại yêu rồi. Ối dà, nàng lại yêu được rồi.”, “Chà, lại con cáo với chùm cho nữa hả ?” (Trinh nữ muộn); “Ê, bà con, xắt thịt rắn trên thớt bằng cây me phải không? Coi chừng lát nữa ngã lăn quay hết, mất công chôn lắm nghe.” (Thi

vị cuộc đời)

Trong truyện ngắn Dạ Ngân chúng ta còn thấy cả sự suồng sã thậm chí

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 66)