4. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Nỗi đau chiến tranh trong mỗi gia đình giữa nhịp sống hiện đại
Nói tới chiến tranh, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay tới thời điểm của những cái hôm qua. Có thể nói, bƣớc ra từ chiến tranh, những con ngƣời đã từng sống và nếm trải nó đều có những hồi ức vừa đẹp đẽ vừa cay đắng về cuộc chiến. Phần đông trong số họ không khỏi ám ảnh về kỉ niệm chiến
27 tranh trong một khoảnh khắc nào đó của cuộc sống hôm nay. Đối với nhà văn Dạ Ngân, chiến tranh có một ý nghĩa khá lớn bởi bà là ngƣời đã từng sống và viết trong cuộc chiến tranh đầy gian khổ nhƣng vẻ vang và hào hùng của dân tộc. Trong truyện ngắn Dạ Ngân những năm sau 1986, hình ảnh chiến tranh đƣợc nhìn nhận theo một khía cạnh mới, riêng tƣ hơn, gần với cuộc sống con ngƣời và với mỗi gia đình hơn. Đó không đơn thuần còn là cảm hứng ca ngợi theo nguyên tắc “ôn cố tri tân” mà chủ yếu đƣợc đề cập dƣới hai vấn đề cơ bản là nói về những nỗi đau, sự cô đơn mà chiến tranh để lại trong mỗi gia đình.
Điều dễ nhận thấy trong những truyện ngắn Dạ Ngân viết về chiến tranh giai đoạn sau 1986 là vấn đề “nhà không có đàn ông”. Một hệ quả tất yếu của chiến tranh, khá nhiều gia đình tồn tại ở dạng khuyết các thành viên mà đặc biệt là những ngƣời đàn ông: ngƣời cha, ngƣời chồng, ngƣời anh… Sự ra đi của họ đã để lại một sự thiếu hụt lớn trong cuộc sống của mỗi gia đình. Nhân vật chị hai Mận (Trên mái nhà người phụ nữ) cả cuộc đời mòn mỏi nhìn lên mái nhà từng đêm, chƣa từng biết đến dƣ vị và sự ân ái vợ chồng một lần. Gia đình Hai Mận chỉ bao gồm hai ngƣời phụ nữ: Hai Mận và bé Thảo (con nuôi). Ba ngƣời đàn ông xuất hiện trong cuộc đời Hai Mận đều là những ngƣời lính; Cƣờng, Tráng, ba Thảo. Họ đến rồi đi, hứa hẹn – chờ đợi và đã không bao giờ trở lại. Nếu nhƣ trong chiến tranh ngƣời phụ nữ ấy còn có lí do để ngóng chờ, hy vọng mong manh, còn niềm tin để sống thì đến hòa bình, giữa nhịp sống mới chị càng lạc lõng, cô đơn hơn bởi tất cả tình yêu chị đã gửi lại trong quá khứ: “Chị chợt hiểu và cảm thấy hoảng sợ với ý nghĩ không bao lâu nữa mình sẽ làm bà ngoại. Đã trù tính hết mọi chuyện nhưng khi nó đến chị lại bất ngờ như là nó ập đến. Thời gian mới
28
nghiệt ngã làm sao! Chị vẫn còn trinh nguyên mà con gái chị sắp không còn con gái nữa” [27;42]. Gia đình của Hai Mận toát lên sự cô đơn kỳ lạ. Nó buồn và lặng lẽ đến nao lòng trong sự ngóng trông tuyệt vọng. Nó thiếu đi một ngƣời chồng, ngƣời cha để làm thành một mái ấm thực sự.