Kiểu nhân vật người trí thức trong thời hậu chiến

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 63)

4. Cấu trúc luận văn

2.3.3.3. Kiểu nhân vật người trí thức trong thời hậu chiến

Nói tới trí thức là ta nói tới những ngƣời biết ít nhiều chữ nghĩa. Ngƣời tri thức trong mỗi thời đại lại mang những đặc điểm và hoàn cảnh khác nhau. Kiểu nhân vật ngƣời trí thức thời hậu chiến trong những sáng tác của Dạ Ngân đƣợc khai thác ở nhiều góc độ.

58 Đó là ngƣời trí thức có niềm trân trọng với những gì là hay, là đẹp. Trong Chuyện người bay, một anh biên tập viên đã phát hiện ra một bản

thảo rất tuyệt và đƣa vội cho ông giám đốc mà chƣa kịp lƣu lại bản nào. Bản thảo “Phải rời tàu” của một ngƣời “nét chữ đàn ông đứng tuổi chân phương rành mạch, càng đọc càng thấy ngỡ ngàng bởi sự chính xác của cảm xúc với từng cái dấu chấm, dấu phẩy”[21;24]. Ngƣời biên tập gọi đó là “tài năng”. Thế nhƣng tập bản thảo của con ngƣời tài năng ấy đã bị tên giám đốc có bệnh “yêu ghế” vùi dập cho vào sọt rác với thói vô trách nhiệm của hắn. Anh biên tập cảm thấy mình nhƣ nợ một món nợ ân tình.

Đó là một nhà tƣ vấn tình cảm trong Cùng trời cuối đất. Chị trăn trở vì một bức thƣ đầy thƣơng cảm của một độc giả. Chị quyết định đi tìm ngƣời viết lá thƣ ấy dù cho anh ta (anh Thực lâm nghiệp) ở tận sâu trong núi. Khi gặp, chị cảm thấy một tình yêu thƣơng mãnh liệt của anh đối với ngƣời yêu. Những con ngƣời yêu thƣơng nhau thật đáng trân trọng. Và cả chị, một ngƣời “đã khá đủ thương tích cuộc đời” [21;242] cũng thật đáng nâng niu. Bởi chị biết trân trọng và sẻ chia với những cảnh đời bất hạnh. Không phải bất cứ ai cũng có tấm lòng nhƣ thế.

Trong Xương hai nước, giấy hai gang, ta lại bắt gặp hình ảnh của một ngƣời trí thức với những yêu cầu khắt khe về hàm răng trong cái thời mà ngƣời ta không còn phải lo nhiều đến cái nhƣ thời của bà mẹ. Bởi anh có hàm răng mà có ngƣời gọi đó giống nhƣ linh cẩu. Nhƣng bà mẹ của anh ta sẽ có cách khác lo cho cái răng của cháu nội không nhƣ bố nó nói. Có thể nói đó là một anh mang tiếng trí thức nhƣng không hiểu đƣợc lí lẽ. Anh ta không biết nghĩ đến những khổ cực mà mẹ anh cùng cả gia đình phải gắng gƣợng, gồng mình trong cái thời mà xƣơng ăn hết phần thịt lại đổ vào nồi

59 hầm nƣớc hai để làm một nồi canh ngọt, giấy vệ sinh chỉ hai gang là đủ dùng.

Không chỉ gặp khó khăn về vật chất, những ngƣời trí thức còn phải chịu đựng những loại văn hóa lố lăng, kệch cỡm... Chưa phải ngày buồn nhất có một nữ nhà báo bị “bắt buộc” phải xem phim sex để rồi phê bình,

bàn luận về nó. Những cảm xúc đƣợc đem đến từ những “hành động” khiến ngƣời ta phải đỏ mặt trong phim khiến chị nhƣ bị lột trần dƣới bao nhiêu đôi mắt cử tọa đàn ông kia. Lòng chị tràn ngập giận dữ và đau buồn. Cái gọi là xem để phê bình kia thực chất là cái gì thì chỉ những ngƣời trong cuộc mới hiểu đƣợc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)