4. Cấu trúc luận văn
3.3.2.2. Nhịp thời gian
Nhà văn cũng đặc biệt chú ý đến nhịp thời gian trong tác phẩm. Tính chất co duỗi của thời gian đƣợc nhà văn sử dụng nhƣ một biện pháp nghệ thuật để thể hiện tâm lí nhân vật. Nhịp thời gian trong Câu chuyện nhiều
năm là một ví dụ. Toàn bộ tác phẩm đậm đặc thời gian theo một nhịp chậm
chạp, ngƣng đọng. Cuộc đời Thẩm là chuỗi dài những khó khăn, bất hạnh từ khi còn là một ngƣời vợ có chồng đi chiến đấu xa nhà đến một ngƣời mẹ có đứa con hƣ và ngƣời chồng quan chức bội bạc. Thời gian xê dịch từng bƣớc, nhỏ giọt khiến cho nỗi bất hạnh, cô đơn càng đƣợc tô đậm: “Vào cái năm gay go đó”; “Đêm đầu tiên của sáu tháng xa cách”; “Lại một năm gay go khác”; “Trong những ngày không hứa hẹn điều gì”. Có thể nói, trong truyện ngắn này thì thủ pháp thời gian chính là phƣơng thức nghệ thuật góp phần quan trọng trong việc thể hiện số phận, tâm lí của nhân vật.
Trinh nữ muộn lại có cách sắp xếp thời gian theo một nhịp tuần hoàn
chậm rãi: “Tối đầu tiên”, “Tối thứ hai”, “Ngày thứ ba”, Giữa khuya”, “Sáng ra” để làm nổi bật tâm trạng hồi hộp, chờ đợi của ngƣời phụ nữ khi tìm thấy tình yêu của cuộc đời mình. Với những tác phẩm nhƣ vậy, thời gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật chủ yếu mà nhà văn sử dụng để miêu tả tâm lí nhân vật.
97 Dạ Ngân đã vận dụng khá thành công và linh hoạt các thủ pháp về thời gian để miêu tả đƣợc một cách tinh tế nhất những diễn biến trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Không chỉ ở trong truyện ngắn mà với tiểu thuyết, ngƣời đọc cũng nhận thấy sự tỉ mỉ của nhà văn trong việc lựa chọn các thủ pháp thời gian để miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn, thời gian rong ruổi xuôi ngƣợc, co giãn, đồng hiện giữa thời gian quá khứ và hiện tại và tƣơng lai thông qua câu chuyện gia đình nhân vật Mỹ Tiệp. Thời gian trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của nhà văn Dạ Ngân đóng một vai trò quan trọng, đồng thời đây là yếu tố nghệ thuật để hình tƣợng nghệ thuật sâu sắc hơn, có sức nặng hơn. Thời gian trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn đó là cảm xúc với ý nghĩa nhân sinh khách quan kết hợp chủ quan của Dạ Ngân.
98
KếT LUậN
Văn học Việt Nam sau năm 1975 chứng kiến nhiều thay đổi từ thể loại đến quan niệm sáng tác, tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn. Trong đó truyện ngắn là thể loại gặt hái đƣợc nhiều thành công nhất. Sự khởi sắc của thể loại này là minh chứng cho sự phát triển của văn học hiện đại. Trong những thành tựu đó phải kể đến các nhà văn nữ, khi tác phẩm của họ gần nhƣ chiếm lĩnh văn đàn. Dạ Ngân là một trong những cây bút đƣợc biết đến với những đóng góp về mặt cách tân nghệ thuật. Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn này giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát hơn về sự phát triển chung của văn học thời kỳ đổi mới.
Cảm hứng nghệ thuật của Dạ Ngân bắt nguồn từ những vấn đề của cuộc sống hôm nay. Từ cảm hứng bi kịch đến cảm hứng triết luận, tác phẩm của chị thƣờng đề cập tới những vấn đề nhân sinh. Đó là nỗi đau của những ngƣời phụ nữ đi ra từ cuộc chiến, phải chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến không phải bởi những hi sinh xƣơng máu mà là bởi sự mất mát ngƣời thân, là cảm giác lạc lõng, cô đơn. Đó là những bi kịch vẫn thƣờng xảy ra trong tình yêu, hôn nhân, gia đình và trong bản thân mỗi cá nhân con ngƣời. Hay đó chính là những trăn trở, băn khoăn của nhà văn về vấn đề nhân sinh trong cuộc sống. Văn phong của Dạ Ngân mang phong cách của một ngƣời phụ nữ viết văn nên nhẹ nhàng mà tinh tế, dung dị mà sâu sắc. Giọng điệu trong các sáng tác của chị khi lạnh lùng, khách quan, khi lại đầy xót xa, đồng cảm, sẻ chia.
Con ngƣời xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới bắt đầu có những khuôn mặt khác nhau, tạo thành sự phong phú, sinh động trong thế giới
99 nhân vật mà văn học đề cập đến. Số phận cá nhân đƣợc văn học giai đoạn này quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là đời sống tinh thần của con ngƣời hiện đại vốn phức tạp và khó nắm bắt. Nhân vật văn học bắt đầu đƣợc nhắc đến với các đại từ xƣng hô: “tôi”, “hắn”, “nó”…nhiều hơn những danh từ chung mà văn học giai đoạn trƣớc lựa chọn để khắc họa những hình tƣợng nhân vật mang sắc thái biểu tƣợng cho cả một thế hệ, một dân tộc ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Dạ Ngân dù là trong tiểu thuyết hay truyện ngắn đều thể hiện đầy đủ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn.
Nhân vật trong sáng tác của Dạ Ngân thƣờng mang bi kịch và cảm xúc chân thực của con ngƣời hiện đại, đặc biệt là giới nữ. Bi kịch ấy bắt nguồn từ hoàn cảnh và tính cách cũng nhƣ những ƣớc mơ, khát vọng của con ngƣời. Những mâu thuẫn, xung đột trong thế giới nhân vật mà nhà văn đề cập đến chứa đựng yếu tố điển hình và có tính xã hội sâu sắc. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Dạ Ngân khá phong phú: có kiểu nhân vật cô đơn, nhân vật gặp bất hạnh trong cuộc sống gia đình… Mỗi kiểu nhân vật đƣợc thể hiện bằng những phƣơng thức nghệ thuật khác nhau nhƣng đều góp phần thể hiện đầy đủ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Dạ Ngân. Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Dạ Ngân, ngƣời đọc có thể hình dung về cuộc sống cũng nhƣ tâm lí của cả một thể hệ vừa đi ra từ chiến tranh, cũng nhƣ của con ngƣời hiện đại nói chung, đặc biệt là thế giới tinh thần của ngƣời phụ nữ (vốn là nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại).
Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân cũng có những nét độc đáo riêng, tạo nên một phong cách nghệ thuật có nhiều dấu ấn trên Văn đàn Văn
100 học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975, nhất là sau năm 1986. Từ cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật đến các hình tƣợng nghệ thuật nhƣ không gian, thời gian nghệ thuật hay các thủ pháp nghệ thuật thƣờng sử dụng trong sáng tác truyện ngắn của nhà văn đều có những cách tân mới mẻ bên cạnh những yếu tố kế thừa của văn học truyền thống. Khi tiếp cận tác phẩm nghệ thuật của Dạ Ngân, thông qua những hình thức nghệ thuật trên, ngƣời đọc có thể mở rộng bình diện khám phá giá trị của tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau. Đây là một trong những đóng góp của nhà văn về tri thức đọc cho bạn đọc hiện đại hôm nay. Đồng thời, dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng đƣợc thể hiện khá rõ thông qua thế giới nghệ thuật phong phú này.
Qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân, chúng tôi hi vọng sẽ phác thảo những đặc trƣng nghệ thuật của một cây bút nữ tiêu biểu của văn học giai đoạn đổi mới (sau 1986). Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng sẽ giúp ngƣời đọc có thể mở rộng bình diện khám phá tác phẩm văn học, đặc biệt là khám phá những truyện ngắn hiện đại vốn đƣợc xem là khó hiểu, khó nắm bắt. Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà văn này là những bƣớc đầu để tìm hiểu những đặc điểm chung của văn học những thập niên gần đây. Những phát hiện và cảm nhận ban đầu này đƣợc xuất phát từ sự yêu mến đối với các sáng tác của Dạ Ngân nói riêng cũng nhƣ đối với những tác phẩm của các nhà văn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, những cách hiểu chƣa đầy đủ là điều khó tránh khỏi khi thực hiện công trình nghiên cứu này. Vì vậy, những đóng góp ý kiến của bạn đọc là nguồn khích lện, động viên lớn để chúng tôi tiếp tục con đƣờng nghiên cứu đầy khó khăn phía trƣớc.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh, Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí Văn hóa, số 4, 1995
2. Vũ Tuấn Anh, Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí văn hóa, số 9, 1996
3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003
4. Lại Nguyên Ân, Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí Văn học, (3), tr 42 – 54
5. Nguyễn Thị Bình, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn ĐHSPHN, 1996
6. Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học 1999
7. Trần Thanh Đạm, Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương hiện nay, Báo Văn nghệ, số 1, 1989
8. Đặng Anh Đào, Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay, Tạp chí khoa học văn học, số 3, 1993
9. Trần Thanh Định, Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb tác phẩm mới, 1998 10. Hà Minh Đức, chủ biên, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2008
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2000
12. Nguyễn Thị Thu Huệ, Hậu thiên đường, tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 1994.
13. Phong Lê, Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, 1994 14. Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
102 15. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, Văn học Việt Nam sau 1975,
những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, 2006
16. Nguyễn Văn Lƣu, Thử nhìn lại văn học Việt Nam sau 10 năm đổi mới,
Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 6, 1997
17. Dạ Ngân, Quãng đời ấm áp, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1986
18. Dạ Ngân, Con chó và vụ li hôn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1990 19. Dạ Ngân, Cõi nhà, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1993
20. Dạ Ngân, Chưa phải ngày buồn nhất, Nxb Phụ nữ, 2000 21. Dạ Ngân, Nhìn từ phía khác, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2002 22. Dạ Ngân, Nước nguồn xuôi mãi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2008
23. Vƣơng Trí Nhàn, Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học, số 6, 1996
24. Nhiều tác giả, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 2001
25. Hoàng Ngọc Phiến, Truyện ngắn trẻ hôm nay, Văn nghệ số 48, 1995 26. Hoàng Lan Phƣơng, Gia đình hiện đại trong truyện ngắn một số cây
bút nữ Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV
27. Nguyễn Hoàng Sơn, Dạ Ngân, Nguyễn Quang Thân, hai mươi năm tình yêu và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, 2007
28. Trần Đình Sử, Lí luận, phê bình văn học, Nxb Giáo dục 2000 29. Trần Đình Sử, Thi pháp học, Nxb Văn học, 2001
30. Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, 1999 31. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn bốn tác giả nữ, Nxb Văn học, 2002
32. Bích Thu, Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Tạp chí văn học, số 9, 1996
103
Trang web
33. Thu Hà, Dạ Ngân, mỗi người có một miền sáng tác, Vnexpress.net,
truy cập http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/da- ngan-moi-nguoi-co-mot-mien-sang-tac-1882206.html ngày 15/12/2013 34. hoasen.edu.vn, Chiến tranh từ cái nhìn của Dạ Ngân, truy cập
http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/ghi-chep-chien-tranh-tu-cach- nhin-cua-nha-van-da-ngan
35. VanVn.net, Chùm truyện ngắn của Dạ Ngân, truy cập http://vanvn.net/news/5/1664-chum-truyen-ngan-cua-da-ngan.html ngày 15/12/2013