Không gian sinh hoạt thường ngày

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 94)

4. Cấu trúc luận văn

3.3.1.2. Không gian sinh hoạt thường ngày

Không gian sinh hoạt trong truyện ngắn Dạ Ngân thƣờng là không gian ồn ào, bề bộn với những ngôi nhà chật hẹp, quán cà phê, vỉa hè, bệnh viện. Đó là một không gian chật hẹp, nhiều bóng tối, ngột ngạt, tù túng nhƣ chính cuộc đời của nhân vật trong tác phẩm. Một căn phòng tập thể (chƣa đủ để đƣợc gọi là một căn nhà) với bức tƣờng mỏng dính, không cách âm vì bị ăn cắp vật liệu, những vuông sân đƣợc khung sắt và lƣới B40 ngăn ra (Tường nhà mỏng quá) thì cũng đủ cảm nhận đƣợc sự chật chội, tù túng của cuộc sống gia đình. Chính không gian eo hẹp, bị bớt xén đó là nguyên nhân gây ra nỗi khổ tâm không thể nói đƣợc thành lời trong suốt thời thiếu nữ của ngƣời con gái. Hay đó là cái ban công của căn nhà nơi phố chợ của Hoành (Cái ban công trống) cũng ngột ngạt và bí bức không kém cuộc sống của anh: “Tầm mắt tôi cứ phải nhìn thấy cái ban công dưới tán cây trứng cá của anh, cái ban công hình chữ nhật đơn giản như bao căn hộ chấp nhận kiểu nhà hình ống phố chợ, khác với những căn hộ khác, nó chỉ có vách ngăn với hàng xóm chứ không có thanh sắt hay tấm bửng phía ngoài. Trông xa nó như móm vào khiến cả dãy phố như bị sún đi một chút” [22; 196]. Nếu nhƣ, cái ban công ấy không tạm bợ, đƣợc che chắn cẩn thận thì vợ Hoành đã không sảy chân ngã chết và Hoành cũng không phải sống trong đau đớn với sự nghi ngờ của những ngƣời xung quanh.

Rộng hơn không gian của những căn phòng tập thể, căn nhà cơi nới là cảnh vỉa hè: “có nhiều người đàn ông quần đùi mốc thếch đứng ôm nhau trong mùa đông chờ có người đến nhặt đi làm công nhật”; “những đoạn phố miên man bê tông cơi nới với tiếng rao lanh lảnh, bất thần”; đã gắn chặt với kiếp sống lầm lũi, mƣu sinh của biết bao số phận: một ngƣời phụ

89 nữ bỏ ngƣời chồng bội bạc đem con ra Hà Nội bán bánh xèo; ngƣời đàn ông làm nghề róc mía và cô vợ đi mua tóc dạo…(Tóc dài mấy lạng).

Không gian bệnh viện trong truyện ngắn Phòng chờ hiện lên cũng

không kém phần bề bộn, ngột ngạt với “bức tường còn cao hơn cả tường nhà tù hoặc nhà thờ mà ta thường thấy”; “những đống gạch vụn, vôi và vữa la liệt dưới chân tường cũng những thứ rác lặt vặt” [22; 137]; khu vệ sinh là nơi mà ai cũng ngần ngại khi không đừng đƣợc: “những khung cửa gỗ mục chân cho thấy những cái râu ngọ nguậy của bầy gián, nền gạch vàng úa, lở lói, những cái la-va-bô bẩn thỉu, què quặt và những cái bệ xổm thời bao cấp rơi rớt, tàn tạ” [22;138]. Phải sống trong môi trƣờng đó hàng ngày, hàng giờ là những hoàn cảnh sống vất vả, đáng thƣơng: mẹ con ngƣời phụ nữ trẻ sạm đen phải ngủ trong nhà vệ sinh bởi giám đốc bệnh viện không cho ngủ ngoài hành lang; là cậu bé hồn nhiên phải bỏ học để vào viện chăm nom ngƣời bà đang chờ mổ…

Không gian sinh hoạt thƣờng ngày đƣợc Dạ Ngân khai thác không nhiều: khi chật chội, bức bối; khi bề bộn, u ám những tất cả đều gợi sự ám ảnh về thân phận con ngƣời, về hoàn cảnh sống của nhân vật và tâm trạng của con ngƣời sống trong môi trƣờng đó.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)