4. Cấu trúc luận văn
3.3.2.1. Thời gian hồi tưởng
Thời gian hồi tƣởng “bị quy định bởi điểm mốc của điểm nhìn trần thuật” và là thời gian đƣợc kể lại. Trong truyện ngắn Trăng về, nhân vật tôi kể lại câu chuyện của mình trong những năm tháng chiến tranh: “Có bao giờ từ khung cửa sổ hay ban công nhà, bất chợt bạn ngước lên và nhìn thấy trăng? Chắc là có. Và những kỉ niệm, tôi đoán chắc là ai cũng có hình ảnh của ánh trăng trong quãng đời nào đó của mình. Bấy giờ, nhóm chúng tôi còn có năm người sau khi đã mất thêm bốn người nữa trong vòng hai năm
94
sau Tết Mậu Thân” [22; 110]. Theo dòng kí ức của nhân vật “tôi”, những sự kiện trong quá khứ lần lƣợt hiện về. Đó là kỉ niệm về những lần vƣợt chòi cứ của nhân vật tôi với đồng đội. Công việc hầu nhƣ phải tiến hành vào ban đêm và “trăng như người thắp đèn hỗ trợ, trăng động viên chúng tôi khi mỏi mệt, trăng làm cho lũ muỗi cũng bớt hung hãn hơn” [22; 111]; là kỉ niệm của nhân vật tôi với chị Nguyệt, một ngƣời chị thân thiết trong nhóm với những ngày ngủ chung, tắm chung, đƣợc bố trí chung một hầm bí mật: “Những buổi trưa, sau khi nằm chán, Nguyệt hay kéo tôi dậy dạy cắt, dạy may, tôi thích những lúc chị đặt đầu tôi dựa trên đầu gối để dùng lược “giết” gàu hoặc nặn mụn cám cho” [22; 118]. Những kỉ niệm đó đã theo nhân vật tôi trong suốt cuộc đời “cho tới hôm nay thỉnh thoảng tôi vẫn gặp chị nhìn tôi từ trên cao và tôi thấy chị như đang thăm hỏi tôi” [22; 122].
Trong Câu chuyện nhiều năm, phần lớn dung lƣợng truyện kể về quá khứ của nhân vật Thẩm bắt đầu bằng mốc thời gian “Vào cái năm gay go đó”. Theo dòng hồi tƣởng của Thẩm, những kỉ niệm về cuộc sống, chiến đấu của chị trong những năm tháng chiến tranh lần lƣợt hiện về. Đó là những lần đi thăm chồng trong cứ luôn luôn phải sống trong nguy hiểm rình rập, là cảm nhận về sự thiêng liêng biển cả của tình đoàn kết, cƣu mang của nhân dân. Kí ức của Thẩm đƣợc chia làm hai chặng chính. Chặng thứ nhất là “Vào cái năm gay go đó” là sự hồi tƣởng về những kỉ niệm của Thẩm trong những ngày chiến tranh ác liệt. Chặng thứ hai đƣợc đánh dấu bằng thời điểm “Lại một năm gay go khác”, là một bƣớc ngoặt lớn trong cuộc đời Thẩm. Khi chiến tranh đã qua đi, cuộc sống không còn khó khăn, thiếu thốn nhƣ trƣớc nữa thì cũng là lúc con ngƣời phải đối diện với những hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Chồng Thẩm không còn là ngƣời lính trung kiên,
95 gan lì ngày nào mà đã trở thành một vị Giám đốc công ty “xoay sở giỏi”, con trai một của Thẩm và chồng cũng là “một tay đua xe ngổ ngáo”. Thẩm đã phải “cúi gằm mặt dƣới cái nhìn bêu rếu của thiên hạ” [21; 16] khi đi nhận xác chồng “lịm đi trên người một cô điếm trong khách sạn” [21; 16] và xác con trai ở đồn công an. Chỉ với năm trang truyện nhƣng lại là quãng đời dài dằng dặc của ngƣời phụ nữ với biết bao thăng trầm, biến đổi của số phận.
Trƣớc những bế tắc trong hiện tại, nhân vật “nàng” trong Vòng tròn im lặng đã hồi tƣởng về quá khứ của mình để nhìn nhận, đánh giá và hơn cả
là thể hiện nỗi niềm đồng cảm, xót xa vô hạn của một ngƣời mẹ với cô con gái: “Mẹ nhớ những buổi sáng ẩm nước của mùa mưa, giữa chòi cứ được tướng đất bao quanh để tránh đạn…người đàn bà nằm co trên liếp sậy để mơ ước. Người đó đang mang đứa con gần ngày sinh trong bụng”, “Mẹ nhớ cái quán cóc dưới dốc cầu, một buổi tối trên chiếc xe đạp mới được phân phối, mẹ đèo con tới…”, “ Mẹ nhớ, khi người đàn bà từ bỏ anh chồng chức sắc, nàng ta mới tròn ba mươi tuổi”. Điệp từ “mẹ nhớ” lặp đi, lặp lại nhiều lần làm cho thời gian nhƣ ngừng lại. Ở những khoảnh khắc ấy, nhà văn đã để cho nhân vật tự sống với những kí ức của mình, tự giãi bày và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình.
Trong truyện ngắn Tường nhà mỏng quá, nhân vật ngƣời con gái khi đã có gia đình, làm mẹ hồi tƣởng lại quãng thời gian năm mƣời sáu tuổi của mình. Với giọng tâm sự trầm buồn nhƣng không giấu nổi sự giận dữ, chua chát, ngƣời con gái đã kể về cuộc sống đầy nỗi lo sợ, ám ảnh trong suốt những năm tháng thời thiếu nữ của mình mà ngƣời mẹ vì bận rộn mƣu sinh đã không hề biết: “Hồi ấy con mưởi sáu tuổi mẹ nhớ không?” [21; 29]; “Mẹ
96
có nhớ hôm con mừng đến phát khóc vì Quang Dũng đã được vào sách giáo khoa, căn hộ bên trái nhà mình đã có chủ mới” [21; 30].
Nhƣ vậy, từ điểm nhìn nghệ thuật của nhân vật trần thuật, thời gian hồi tƣởng trong truyện ngắn Dạ Ngân là một kiểu thời gian đặc trƣng của tác phẩm góp phần vào việc tái hiện cuộc sống, tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại, đào sâu thêm thế giới nội tâm của nhân vật.