4. Cấu trúc luận văn
2.3.3.1. Kiểu nhân vật gặp nhiều bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân và
đình.
Trong Cõi nhà, bức tranh về hạnh phúc gia đình tan vỡ, là ngƣời vợ với hai đứa con phải nuôi. Ngƣời mẹ đã rạc ngƣời vì những cố gắng vật chất cho hai con nhƣng không sao an tâm với đứa con trai luôn khích bác mẹ bằng những vật dụng trong nhà ba nó: “Coi nè, nhà vậy cũng là nhà. Vừa chật, vừa hổng lót gạch, làm trần. Dộng gót chân xuống, nền xi măng bể như bánh tráng nướng, còn thua cái chuồng heo đằng ba” [19; 121]. Vốn đã bất hạnh với ngƣời chồng “ngụy quân tử” nhƣng có lẽ điều làm ngƣời mẹ này day dứt, đau khổ hơn cả là đứa con trai ham công danh, vật chất đang ngày một sa ngã của mình.
Trong Vợ lính Dạ Ngân đã khắc họa chân dung của những ngƣời phụ nữ có chồng đi lính họp thành một đội để thỉnh thoảng cùng nhau đi thăm chồng: “Họ chung nhau những người chồng là lính trung đoàn, chung nhau tuổi trẻ, chung nhau nỗi niềm và chung nhau một cuộc chiến ở trên đầu” [21; 58]. Họ đã nhịn ăn, nhịn mặc để có quà mang cho chồng và đồng đội của họ, đã phải chiến đấu nhƣ những ngƣời lính thực thụ trên đƣờng đi thăm chồng. Tuy nhiên, cái đáng nói trong những chuyến đi không chỉ là những khó khăn, nguy hiểm của chiến tranh mà là những khoảnh khắc chồng vợ thoáng qua để rồi những ngƣời phụ nữ phải chịu cảnh “chưa hết đau thì đã khổ”.
Ở Người thương mến ta gặp Thuyên – một ngƣời đàn bà đã có một
đời chồng và hai đứa con. Cô gặp Nghĩa, trở thành bạn và thẳng thắn nói với anh về tình yêu của mình dành cho anh. Nghĩa suy nghĩ nhiều và quyết định tạm xa Thuyên một thời gian để đƣa ra câu trả lời. Sau ba tháng công
47 tác trở về, Nghĩa hay tin Thuyên đã làm lành với chồng và đang mang bầu. Phải chăng, đó là một cách để níu giữ lại cái gia đình vốn không hạnh phúc ấy của một ngƣời vợ.
Ta thấy tình cảnh đơn chiếc của những ngƣời phụ nữ có chồng hi sinh trong chiến tranh. Gặp ở Giáp Nước kể về hoàn cảnh ấy. Hai ngƣời phụ nữ bị góa chồng: Tƣ Tầm và Năm Gấm. Chiến tranh đã cƣớp đi của họ những ngƣời chồng (giờ chỉ còn là liệt sĩ). Họ sống nƣơng tựa vào nhau trong cuộc sống buồn tẻ. Một lần đi kiếm cá về làm mắm ở U Minh. Chiếc vỏ lãi bị lật úp giữa Giáp Nƣớc vào đêm tối mà không làm sao thoát khỏi vùng đó. Họ kêu cứu và may sao một ngƣời đàn ông cùng đứa con nhỏ cứu họ, cho ở nhờ. Sáng hôm sau, chính ngƣời đàn ông đó giúp họ vớt máy chìm xuống sông. Khi hai ngƣời quay trở lại cảm ơn thì không thấy hai cha con đâu. Từ đó, họ không đi kiếm cá nữa. Trong một buổi họ nhớ lại chuyện xƣa và nghĩ nếu không có ngƣời bạn kia thì có lẽ mình cũng đã nên đôi với ngƣời đàn ông bên Giáp Nƣớc ấy. Hai ngƣời phụ nữ gặp bất hạnh khi chồng của họ cùng bị chết trận. Nhƣng còn bất hạnh hơn khi không ai dám bỏ lại ngƣời kia để đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Phải chăng, đó chính là trách nhiệm. Trách nhiệm buộc họ phải lầm lũi bên nhau cho đến hết cuộc đời.
Rồi lại có ngƣời phụ nữ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Đó là ngƣời phụ nữ trong Tóc dài mấy lạng. Một ngƣời phụ nữ dám bỏ chồng rồi đem theo đứa con từ Sài Gòn ra Hà Nội sống vì chồng của cô đã phản bội hai tiếng thủy chung: “Em không tha thứ, em không dễ dàng tha thứ vì chính em cũng đang muốn thoát ra. Em đã tạo điều kiện cho anh dễ dàng tung hoành hơn bằng cách giắt lưng số tiền ít ỏi nói dối chồng từ cái khoản chi tiêu cho cái nhà lầu và cái phận vợ gần như ô-sin cho ông chủ”
48 [22; 235]. Để mƣu sinh, cô mở cửa hàng bán bánh xèo, tuy vất vả nhƣng đƣợc thoải mái hơn khi ở với ngƣời chồng mà nhƣ ô sin không công. Trong một buổi trƣa vắng, chị gặp một ngƣời đi mua tóc. Và duyên số đã để họ gặp nhau. Hóa ra ngƣời mua tóc ấy chính là vợ của ngƣời đàn ông róc mía thuê trƣớc quán của chị. Họ hạnh phúc trong cái tổ ấm nghèo nàn nhƣng còn hơn chị khi sống trong sung túc bên ngƣời chồng bội bạc. Chị đau xót cho phận mình. Nhớ lại ngày xƣa, khi hai ngƣời yêu nhau, cũng hạnh phúc lắm chứ. Ai ngờ...
Không chỉ phản ánh sự lỡ dở, bất hạnh trong tình yêu và hôn nhân ở ngƣời phụ nữ, Dạ Ngân còn khai thác cả ở những ngƣời đàn ông. Hôm ấy trời đẹp lắm chính là một trong số đó. Một ngƣời thanh niên yêu một cô gái
tên Tƣ Tím. Tình yêu say đắm nhƣng chiến tranh rồi hậu chiến đã làm họ chia lìa. Cô có chồng sau đó anh cũng lấy vợ rồi cùng gia đình vợ ra nƣớc ngoài. Mang tiếng là Việt kiều Mỹ nhƣng số tiền mà anh kiếm đƣợc phải đổi lấy bằng mồ hôi, nƣớc mắt và vợ con cũng bỏ. Trở về Việt Nam, anh tìm lại cô Tƣ Tím ngày xƣa. Những kí ức đẹp đẽ ngày xƣa không thể nào xóa đi hình ảnh tiều tụy đến không muốn nhìn lâu của Tím lúc này. Anh nghĩ, hôm ngỏ lời với Tím là ngày trời đẹp lắm. Anh sẽ mang nó đi suốt cuộc đời chứ không phải hình ảnh cô Tƣ Tím kia. Thực tại thật nghiệt ngã khiến cho con ngƣời ta không thể hoàn toàn sống với những kí ức đẹp đẽ xƣa cũ đƣợc.
Ngƣời phụ nữ trong Con chó và vụ li hôn (Đoan) lại phải chịu những đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống vợ chồng với ngƣời chồng thô kệch, cứng nhắc, thậm chí có phần tàn nhẫn. Đoan có thể chấp nhận anh chồng kĩ tính, có sở thích chùi xe đạp cả ngày không biết chán, không kết giao nhiều
49 bạn vì sợ tốn kém nhƣng việc đối xử thô bạo, tàn nhẫn với một con chó chỉ vì ghen tỵ lại là điều bất hạnh với chị. Bi kịch đƣợc đẩy lên đỉnh điểm khi ngƣời chồng giết thịt con chó Mực (nhƣ một ngƣời bạn thân của Đoan và con gái) và ném đàn con của nó xuống sông. Đoan đã phải lựa chon một sự thật mà không một ngƣời phụ nữ nào mong muốn: li hôn. Li hôn với một lý do tế nhị và thật khó để ngƣời ngoài hiểu: li hôn vì một con chó.
Truyện ngắn Trên mái nhà người phụ nữ lạilà bi kịch của ngƣời phụ nữ phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Những ngƣời đàn ông xuất hiện trong cuộc đời chị thoáng chốc rồi không bao giờ trở lại nữa. Hết lần này đến lần khác “giông bão chiến tranh đã cuốn mất cái bóng cây trên mái nhà của chị” [22; 54]. Để rồi đêm đêm ngƣời phụ nữ ấy vẫn “mở mắt thao láo nhìn lên mái nhà”, bởi ở đó “cuộc chiến tranh vẫn chưa hề nguội lạnh” [22; 55].
Truyện Người của mỗi người là nỗi bất hạnh của một ngƣời mẹ già
nhân hậu nhƣng cô đơn ngay trong chính ngôi nhà với những đứa con của mình. Những đứa con cảm thấy ngƣời mẹ nhƣ một gánh nặng, đùn đẩy nhau trách nhiệm. Và khi cảm thấy mình không còn sợi dây nào gắn kết với những đứa con, ngƣời mẹ ấy đã tìm đến cái chết nhƣ một sự giải thoát cho chính mình và cho các con mình. Thậm chí, bà còn suy nghĩ chu đáo tìm cho mình một cách chết để sao cho các con không bị mang tiếng, không tốn kém. Trong mọi hoàn cảnh ngƣời mẹ luôn luôn nhẫn nhịn và hi sinh cho các con mình.
Truyện Sống với nhớ thương kể về cuộc đời truân chuyên của Nhi - một ngƣời đàn bà đẹp trong chiến tranh. Với vẻ đẹp đằm thắm, mềm mại, đầy sức hút từ “đuôi mắt biết nói, đuôi mắt chết người” [22; 88], Nhi đã làm
50 xao xuyến bao trái tim. Thế nhƣng do hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh, Nhi đã phải sống trong căn hầm bí mật cùng ngƣời thủ trƣởng trong một thời gian dài. Chẳng ai có thể ngờ đƣợc, cái “không gian chật hẹp và ấm cúng” [22; 90] đó lại là nơi chôn vùi tuổi thanh xuân của Nhi, cƣớp mất của chị công sức phấn đấu bao năm và cả ngƣời đàn ông chị yêu thƣơng nhất.
Nhân vật Út Thơm trong Nhà không có đàn ông lại mang nỗi bất hạnh của một ngƣời không thoát ra đƣợc sự gò bó, khuôn phép của những định kiến, gia phong cổ hủ. Út Thơm đã không tìm đƣợc tiếng nói đồng cảm của chính ngƣời bà, ngƣời cô và chị gái mình: “Những người thân của cô đã thành công khi họ nhân danh đủ thứ, truyền thống và tiêu chuẩn, tình thương và sự hi sinh nhưng không ai để lộ một lẽ nhân danh khác, ấy là tính đàn bà” [27;114]. Cô trở nên cô đơn, lạc lõng ngay chính trong ngôi nhà với những ngƣời thân của mình, không đƣợc quyền tạo dựng cho mình một hạnh phúc giản đơn nhất đó là hạnh phúc lứa đôi.