Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 81)

4. Cấu trúc luận văn

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trƣớc thời kì đổi mới, nhân vật văn học vẫn còn ảnh hƣởng của kiểu xây dựng nhân vật trong văn học truyền thống: con ngƣời luôn gắn với những vấn đề chính trị - xã hội lớn lao của đất nƣớc. Trong văn học kháng chiến, nhân vật văn học luôn có tâm thế của những con ngƣời mang trên vai trọng trách của lịch sử. Bởi vậy, nhân vật văn học giai đoạn này bao giờ cũng là hình tƣợng trọn vẹn.

Bắt đầu từ những năm 1986, văn học chuyển tiếp sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Các cây bút thƣờng trầm tĩnh hơn để len lỏi vào các ngõ

76 ngách của đời sống tinh thần của con ngƣời. Văn học bắt đầu khám phá về con ngƣời trên cơ sở hệ thống quan niệm mới. Văn học đi sâu vào những giá trị nhân bản nhƣng bằng nhiều chiều của đời sống tâm lí con ngƣời trong đó có mặt tốt, mặt xấu, có cái tiêu cực, cái tích cực, cái thiện, cái ác…Càng về giai đoạn sau, văn học càng thể hiện khuynh hƣớng cụ thể. Dƣới cách nhìn nhận, đánh giá của một tầng lớp các cây bút trẻ, con ngƣời trở thành “đối tƣợng nghiên cứu của họ”. Các nhà văn khám phá góc độ đời tƣ của con ngƣời để lý giải đời sống tâm lý phức tạp của mỗi cá nhân.

Có ai đó nhận xét rằng: truyện ngắn sống bằng nhân vật. Việc xây dựng nhân vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu thành một tác phẩm văn học. Nó không chỉ góp phần hình thành cốt truyện, thể hiện chủ đề của tác phẩm mà còn làm nổi bật đƣợc phong cách sáng tác của nhà văn. Mỗi nhà văn đều xây dựng nhân vật của mình theo những cách khác nhau. Khảo sát truyện ngắn Dạ Ngân, ngƣời đọc thấy xuất hiện những phƣơng pháp xây dựng nhân vật sau:

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)