Thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 62)

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua du lịch Nam Định đã có những bước phát triển quan trọng về thị trường khách du lịch.

Bảng 2.4: Cơ cấu khách phân theo mục đích du lịch của Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng lượng khách Lượt khách 1.270.000 1.350.000 1.410.000 1.510.000 1.600.000 Khách đi công vụ hoặc mục đích khác kết hợp du lịch Lượt khách 158.225 180.195 185.500 190.263 195.250 Tỷ lệ % trong tổng số khách % 12,45 13,34 13,15 12,6 12,2 Khách du lịch biển Lượt khách 386.775 242.805 244.500 273.307 284.750 Tỷ lệ % trong tổng số khách % 30,45 17,98 17,34 18,1 17,7

Khách đi lễ hội Lượt khách 725.000 927.000 980.000 1.046.430 1.120.000 Tỷ lệ % trong tổng

số khách % 57,1 68,68 69,51 69,3 70,1

[Nguồn: 38]

Lượng khách du lịch đến Nam Định tăng khá đều hàng năm từ năm 2006 đến năm 2010, trung bình mỗi năm tăng khoảng 82.000 lượt

khách, trong đó khách đi lễ hội chiếm tỷ lệ lớn 70,1% vào năm 2010. Tuy nhiên, ở Nam Định có sự khác biệt rõ rệt so với các tỉnh khác là lượng khách không sử dụng các dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch chiếm tỷ lệ khá lớn. Nếu so sánh với lượng khách du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận thì lượng khách du lịch đến Nam Định chiếm tỷ lệ tương đối khiêm tốn, điều này cũng dễ hiểu vì trong vùng có những điểm có sức hút mạnh đối với khách du lịch như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… nhưng đồng thời lượng khách đến Nam Định cũng cao hơn so với các tỉnh lân cận: Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên.

Các hoạt động du lịch văn hóa ở Nam Định thường diễn ra vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu, khách du lịch chủ yếu đến vào mùa này để tham gia các lễ hội. Lượng khách tham gia vào các hoạt động du lịch văn hóa của Nam Định có tăng trong các năm gần đây nhưng không kéo dài được thời gian lưu trú của khách. Theo ông Nguyễn Công Khương – Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở VH – TT – DL Nam Định thì lý do dẫn đến hiện tượng trên là: Ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và của Việt Nam trong những năm gần đây buộc mọi người phải giảm chi tiêu của mình trong đó có việc đi du lịch. Thêm nữa hệ thống giao thông của tuyến quốc lộ 21 từ thành phố Nam Định chạy xuống các huyện đang trong giai đoạn thi công nên ảnh hưởng đến lượng khách về tham quan các điểm du lịch văn hóa ở tuyến huyện. Tuy nhiên, đó là lý do khách quan còn lý do chủ quan nhận thấy được đó là chất lượng phục vụ, sản phẩm du lịch tại đây còn nghèo nàn, chưa đủ sức cạnh tranh với các điểm du lịch văn hóa khác, hoạt động du lịch còn mang nhiều tính tự phát, điều này gây ảnh hưởng tới tâm lý của khách du lịch.

Về nguồn khách, thị trường khách du lịch văn hóa Nam Định chủ yếu là khách du lịch nội địa bao gồm khách trong tỉnh và khách đến từ các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh

Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng. Họ đến đây với mục đích chính là tham quan, tín ngưỡng, lễ hội (nhất là lễ hội đền Trần và lễ hội Phủ Giầy). Khách du lịch quốc tế đến Nam Định nhiều nhất vẫn là từ thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ như: Anh, Pháp, Mỹ; từ một số nước Châu Á: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan.

Bảng 2.5: Khách du lịch quốc tế đến Nam Định giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

Khách quốc tế Lượt khách 2.416 4.137 4.132 4.397 4.650

Ngày khách trung bình Ngày 1,82 1,8 1,8 2,0 2,1

Mức chi tiêu bình

quân/ngày/khách Triệu đồng 0,54 0,6 0,62 0,65 0,7 [Nguồn: 38]

Lượng khách du lịch quốc tế đến Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 có sự tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 toàn tỉnh đón được 2.416 lượt khách quốc tế thì đến năm 2010 đã tăng lên 4.650 lượt, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỷ lệ khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Nam Định tăng khá ổn định. Khách du lịch quốc tế đến Nam Định là khách đi công vụ kết hợp tham quan nghiên cứu tìm hiểu khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp và Vườn quốc gia Xuân Thủy, một số ít khách quốc tế đi lễ hội đền Trần, lễ hội Phủ Giầy và các làng nghề. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Nam Định còn hạn chế (năm 2006 là 1,82 ngày, năm 2010 là 2,1 ngày) và thấp hơn ngày lưu trú bình quân cả nước. Khách du lịch quốc tế cũng là khách có khả năng chi trả cao cho các sản phẩm du lịch văn hóa nhưng mức chi tiêu bình quân một khách trong một ngày tại Nam Định cũng rất thấp (năm 2006 là 540.000 đồng, năm 2010 là 700.000 đồng). Điều này được giải thích là

do Nam Định còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn trong đó có cả sản phẩm du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng để có thể giữ chân được khách du lịch quốc tế ở lại Nam Định lâu hơn.

Bảng 2.6: Khách du lịch nội địa đến Nam Định giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

Khách nội địa Lượt khách 233.350 261.845 244.393 269.763 293.800

Ngày khách trung bình Ngày 1,6 1,5 1,6 1,6 1,7

Mức chi tiêu bình

quân/ngày/khách Triệu đồng 0,22 0,25 0,27 0,3 0,35 [Nguồn: 38]

Khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chủ yếu của tỉnh. Ngoài khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy, làng hoa cây cảnh Vị Khê là ba nơi tập trung thu hút khách, các điểm di tích khác cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn. Nguyên nhân là do nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng trong cả nước đặc biệt là từ các thành phố lớn như Hà Nội ngày càng cao. Bên cạnh đó, ngành du lịch Nam Định cũng đã chú trọng phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa – lễ hội phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong nước. Điều đó cũng có nghĩa rằng trong tương lai gần thị trường khách du lịch nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Nam Định. Khách du lịch nội địa đến Nam Định thường đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Nam Định có lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, trong thực tế lượng khách du lịch nội địa đến và ở lại Nam Định còn hạn chế so với phần lớn các địa phương trong vùng. Ngày lưu trú bình quân và mức chi tiêu trung

bình trong một ngày của một khách rất thấp (năm 2010 khách lưu trú chưa đến 2 ngày và chi tiêu 350.000 đồng trong một ngày). Khách nội địa đến Nam Định phần lớn là khách đi về trong ngày. Có thể thấy rằng, nếu Nam Định không chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa mà chỉ dựa trên những lợi thế sẵn có thì trong những năm tới vẫn sẽ có sự tụt hậu về thu hút khách du lịch nói chung, khách du lịch nội địa nói riêng.

Mặc dù, lượng khách du lịch đến Nam Định vẫn tăng cao nhưng chất lượng nguồn khách hạn chế, hiệu quả khai thác du lịch kém, thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, chi tiêu cho mua sắm của cả khách quốc tế và khách nội địa thấp là do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Khách du lịch quốc tế đến Nam Định đều đi theo chương trình du lịch trọn gói của các công ty lữ hành ở Hà Nội, Hải Phòng,… tổ chức. Thời gian gần đây, các công ty này cắt ngắn dần thời gian lưu trú tại Nam Định. Khách du lịch nội địa có số lượng lớn nhưng lượng khách có thời gian lưu lại Nam Định tương đối ngắn lại chiếm tỷ trọng lớn nguồn khách nên làm giảm thời gian lưu trú bình quân của du khách.

- Sản phẩm du lịch và dịch vụ của Nam Định còn đơn điệu, chủ yếu khai thác những cái sẵn có, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo ra được các sản phẩm thực sự hấp dẫn du khách.

- Chưa nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp dẫn thành những chương trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)