Nghiên cứu phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 90)

Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường, đặc biệt chú trọng phát triển thị trường nội địa vì đây là thị trường chính của du lịch Nam Định cả về hiện tại lẫn về lâu dài:

- Thị trường khách du lịch nội địa: Lượng khách du lịch nội địa của Nam Định trong những năm qua có mức tăng ổn định và trở thành thị trường chủ đạo của du lịch Nam Định. Vì thế, đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt thị trường này. Khách du lịch nội địa chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận, từ Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, họ đến với mục đích đi du lịch, công vụ, tham quan các di tích lịch văn hóa, tham dự các lễ hội. Ngành du lịch Nam Định cần tiến hành với các công ty lữ hành hoặc mở văn phòng địa diện ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Ngoài ra, ngành du lịch Nam Định cần quan tâm đến thị trường miền Nam và miền Trung đặc biệt là Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phân đoạn thị trường lớn, có khả năng chi trả tương đối cao, sản phẩm chính cho phân đoạn thị trường này là các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội. Mục đích chính của khách du lịch nội địa đến Nam Định là tham gia vào các loại hình du lịch sau: du lịch lễ hội, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch làng nghề:

+ Khách du lịch lễ hội: Trong thời gian gần đây, khách du lịch lễ hội tín ngưỡng phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh,… Họ tham gia vào các lễ hội này để cầu may, cầu phúc, cầu lộc. Loại hình du lịch này thường diễn ra vào mùa xuân, khi mà các lễ hội được tổ chức hàng năm. Địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này thường tập trung chủ yếu ở lễ hôi chợ Viềng, lễ hội Phủ Giầy, lễ hội Khai ấn, lễ hội đền Trần.

+ Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: Đối tượng chính trong loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp,… Họ thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao nên họ

thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này thường diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và thường tập trung chủ yếu ở thành phố Nam Định.

+ Khách du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa: Đối tượng khách tham quan di tích lịch sử văn hóa cũng chiếm một lượng đáng kể. Họ đến từ khắp mọi miền đất nước với đủ các thành phần xã hôi, nghề nghiệp và lứa tuổi. Mục đích chính của đối tượng khách này là tham quan các di tích lịch sử văn hóa như nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh, lăng mộ nhà thơ Tú Xương…

- Thị trường khách du lịch quốc tế: Dựa trên nét đặc thù về tài nguyên du lịch văn hóa, dựa trên một số tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc tế đến Nam Định như Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á, có thể hình thành và xây dựng một số sản phẩm du lịch văn hóa tương ứng với đặc điểm về sở thích của những thị trường trên.

+ Đối với thị trường Châu Âu, ngành du lịch Nam Định cần tập trung vào thị trường khách Pháp. Đây là thị trường chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách Châu Âu đến trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận. Các sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định có thể đáp ứng cho thị trường Pháp bao gồm: du lịch lịch sử văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh…), du lịch làng nghề (làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê, làng nghề dệt thủ công Cổ Chất…).

+ Đối với thị trường Châu Á, tập trung vào thị trường Nhật Bản. Đây cũng là thị trường có khả năng chi trả cao cho chuyến đi du lịch. Tuy nhiên cũng yêu cầu rất cao về chất lượng của các sản phẩm du lịch, chú trọng đến các vấn đề về an ninh, môi trường, an toàn vệ sinh thự phẩm. Khách du lịch Nhật Bản quan tâm nhiều đến các sản phẩm du lịch

văn hóa và thích mua sắm hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. Nam Định có khả năng cung cấp một số sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu sau: du lịch tham quan kết hợp nghiên cứu văn hóa lịch sử (tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy và nghiên cứu tìm hiểu khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp), thưởng thức văn nghệ dân gian (rối nước làng Rạch) kết hợp với du khảo đồng quê (du lịch nông thôn tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường), mua sắm các sản phẩm lưu niệm. Bên cạnh thị trường khách Nhật Bản là thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và thị trường các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 90)