Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 93)

Do nhiều nguyên nhân mà hoạt động du lịch văn hóa ở Nam Định chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá chưa được triển khai có hiệu quả nên hạn chế trong hợp tác đầu tư và phát triển thị trường. Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa, trong thời gian tới Nam Định cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch văn hóa. Xúc tiến, quảng bá cần trở thành nội dung quan trọng không chỉ đối với hoạt động kinh doanh du lịch mà với cả quản lý nhà nước ở các cấp các ngành, người dân có ý thức tự hào về đất nước,con người và thiên nhiên của địa phương mình.

Đối với sản phẩm du lịch văn hóa, Nam Định cần phải triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch sau:

- Tiến hành nghiên cứu đặc điểm thị trường trọng điểm của du lịch văn hóa Nam Định và khả năng “cung” để có kế hoạch xúc tiến phù hợp.

- Biên soạn và phát hành các ấn phẩm với những thông tin chính thức về sản phẩm du lịch văn hóa và những thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển du lịch văn hóa của tỉnh. Trên cơ sở đó xây dựng các hỉnh ảnh, tư

liệu về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, làng nghề, các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù làm tư liệu cho du khách.

- Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các hội nghị, sự kiện, hội thảo, triển lãm nhằm kết hợp tốt với nhiệm vụ quảng bá du lịch văn hóa Nam Định. Đồng thời thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện văn hóa sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh đặc biệt là tại thành phố Nam Định như triển lãm, hội chợ, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống.

- Xây dựng các kênh thông tin về sản phẩm du lịch văn hóa để đưa thông tin tới thị trường trọng điểm của du lịch Nam Định. Tiến hành hoạt động phát hành các ấn phẩm quảng bá, tổ chức các chuyến FAM trip (các chuyến đi tìm hiểu, khảo sát thực tế tài nguyên du lịch văn hóa Nam Định cho các phóng viên, nhà báo, các công ty lữ hành…); tham dự các hội chợ, triển lãm để tiếp thị sản phẩm du lịch văn hóa với thị trường trong và ngoài nước; xây dựng trung tâm du khách tại thành phố Nam Định; nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch Nam Định (có thể đặt phòng, mua tour qua mạng, liên kết với các trang web về du lịch của các tỉnh, thường xuyên cập nhật các bài viết mới về du lịch Nam Định); xây dựng các panô về hình ảnh sản phẩm du lịch văn hóa tại các điểm quan trọng để thu hút sự chú ý của du khách, địa điểm đầu tiên cần đặt panô quảng cáo này là địa giới hành chính giữa Nam Định với các tỉnh bạn như Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình; xây dựng mỗi tháng một chuyên mục về du lịch văn hóa để phát trên kênh truyền hình địa phương.

- Thiết lập mối quan hệ giữa du lịch văn hóa Nam Định với du lịch văn hóa của các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng nhằm tạo sự tương trợ, giúp đỡ nhau bằng những sản phẩm du lịch văn hóa có sức hấp dẫn đối với khách trên địa bàn cũng như các địa phương trong vùng.

- Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh du lịch tại các trung tâm du lịch trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế tiến tới kết hợp với các cơ quan, tổ chức (ngoại giao, hàng không, lữ hành…) mở văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.

- Thu hút các công ty du lịch có uy tín đầu tư phát triển du lịch tại Nam Định để qua đó có thêm được kênh quảng bá hữu hiệu vể sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)