Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý về du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 84)

Nam Định có nhiều lợi thế để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, nếu khai thác đúng hướng và có hiệu quả sẽ tạo nền tảng tốt phục vụ phát triển du lịch. Để các lợi thế này phát huy được khả năng thì ngành du lịch Nam Định cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức quản lý về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Cụ thể là:

- Sở VH – TT – DL Nam Định thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; Tham mưu cho UBND tỉnh Nam Định xây dựng các quy hoạch, kế hoạch chiến lược đầu tư phát triển và ban hành những quy định quản lý đối với từng đối tượng, loại hình sản phẩm du lịch văn hoá trên địa bàn tỉnh Nam Định; Hoạt động du lịch mang tính liên ngành liên vùng trong quy hoạch, kế hoạch dự án trong vùng cũng như trong thực tế. Vì vậy cần có sự thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp các ngành trong toàn tỉnh. Sở VHTTDL Nam Định chủ trương phối hợp với các ngành các cấp, xây dựng quy chế phối hợp để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch và các hoạt động du lịch đạt hiệu quả đồng thời ngăn ngừa hạn chế được những yếu tố tiêu cực ảnh

hưởng đến an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục và môi trường để đảm bảo cho hoạt động du lịch bền vững trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt; Khởi xướng và hỗ trợ việc hình thành hiệp hội du lịch Nam Định, mạng lưới các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch (lữ hành, lưu trú, các khu vui chơi giải trí, làng nghề) nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, có khả năng phối kết hợp tổ chức các sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế và đảm bảo cạnh tranh kinh doanh lành mạnh. Bên cạnh việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước là việc xây dựng và kiện toàn hoạt động cơ quan đơn vị nhằm đến mục đích xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác và quản lý tốt nhất tiềm năng, tài nguyên phát triển thị trường và sản phẩm du lịch văn hoá, tạo sự thúc đẩy ngành phát triển ổn định và bền vững.

- Quy hoạch, khai thác tài nguyên du lịch văn hóa và lợi thế sẵn có để tạo điều kiện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Đối với công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, người dân không phải là người tự nghĩ ra các sản phẩm du lịch văn hóa mà cần phải có sự quản lý và định hướng chỉ đạo đúng đắn kịp thời của ngành du lịch tỉnh Nam Định. Trong đó, ngành du lịch Nam Định cần xác định: xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù cần phải có quy hoạch và khai thác thật hiệu quả các tài nguyên du lịch văn hóa và lợi thế sẵn có trên địa bàn. Để làm được điều đó, ngành du lịch Nam Định phải tăng cường hợp tác các bên liên quan như giữa chính quyền với cộng đồng dân cư, với các đơn vị lữ hành, với Trung ương và với các tổ chức trong và ngoài nước. Sự phối hợp phải đồng bộ giữa các bên liên quan và giữa các ban, ngành thì mới đạt hiệu quả.

- Quy hoạch tuyến điểm du lịch: Tăng cường hợp tác các bên liên quan như các đơn vị lữ hành, các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư... để nghiên cứu hình thành và phát triển các tua, tuyến điểm du

lịch. Các đơn vị lữ hành là người nắm bắt nhu cầu của khách du lịch một cách toàn diện và chính xác nhất, họ có thể đưa ra những ý kiến đóng góp xác đáng cho công tác quản lý và quy hoạch của chính quyền. Các tổ chức trong nước và ngoài nước là người có điều kiện hỗ trợ các nghiên cứu, điều tra, khảo sát trên quy mô rộng và chuyên nghiệp phục vụ lợi ích cộng đồng. Trong khi đó, các nhà đầu tư là người có thế mạnh về tài chính để cùng với ngân sách nhà nước góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch nhằm xác định các tuyến, điểm du lịch các di tích, danh lam thắng cảnh và phân loại những đối tượng cần phải được bảo vệ và đầu tư, tôn tạo. Các tài nguyên khác như sông, suối, động thực vật, hang động… cần phải được phục hồi. Từ đó có kế hoạch bảo vệ, đầu tư tôn tạo, khai thác sử dụng một cách hợp lý vừa phát huy được các giá trị của tài nguyên, phục vụ du lịch vừa đảm bảo được tính bền vững cho thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 84)