- Chính quyền địa phương cần nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình quản lý; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch văn hóa, đồng thời luôn nhắc nhở cộng đồng thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và giữ gìn nền văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường và tài nguyên.
- Tích cực và sáng tạo trong vai trò làm chủ đối với phát triển du lịch tại địa phương mình, thực hiện theo phương châm “từ dưới lên”, có nghĩa là dựa vào sự am hiểu thấu đáo địa phương mình quản lý mà chủ động đưa ra các sáng kiến đề xuất phát triển sản phẩm du lịch văn hóa để cấp trên cùng bàn bạc, xem xét và cùng quyết định; không quá trông chờ và phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho du khách; quản lý chặt chẽ số lượng khách đến thăm quan và số lượng khách lưu trú tại địa phương mình, điều tra sở thích và nhu cầu, mong muốn của từng thị trường khách để báo cáo tổng hợp lên Sở VH – TT – DL tỉnh Nam Định.
3.4.3. Kiến nghị với các công ty du lịch
- Có ý thức nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch văn hóa của Nam Định. Trên cơ sở đó chủ động tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp mình, tạo ra môi trường cạnh tranh hợp lý với các doanh nghiệp du lịch khác.
- Tạo điều kiện để nhân viên của công ty được tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn do Sở VHTTDL hoặc các cơ sỏ, trung tâm đào tạo du lịch tổ chức.
- Tăng cường hợp tác với chính quyền địa phương trong việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và tìm kiếm thị trường, đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội cho cả hai bên.
- Tuyên truyền cho khách du lịch ý thức bảo tồn và tôn trọng tài nguyên du lịch văn hóa tại địa phương.
3.4.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch
- Tăng cường tính liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên ngành du lịch được đi sâu tìm hiểu, được khảo sát thực tế các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu trong cả nước.
- Bổ sung thêm những môn học về du lịch văn hóa, về sản phẩm du lịch văn hóa.
Tiểu kết chương 3:
Đƣợc coi là một tiểu vùng văn hóa – du lịch đặc sắc của vùng văn hóa - du lịch Bắc Bộ, Nam Định đã cố gắng phát triển liên tục du lịch địa phƣơng phù hợp với sự phát triển chung của du lịch vùng miền. Con đƣờng đi ấy là lấy nguồn lực tài nguyên văn hóa của tỉnh làm điểm tựa với mục tiêu là phát triển sản phẩm du lịch văn hóa phong phú, đa dạng cả về chất lƣợng và số lƣợng. Căn cứ vào cơ sở lý luận đã đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 1 và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đã đƣợc trình bày và phân tích tại chƣơng 2, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của Nam Định còn
rất lớn cần khai thác hiệu quả tối ƣu hơn nữa để góp phần vào phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh. Để tạo điều kiện cho các giải pháp trên có tính khả thi, luận văn đƣa ra một số đề xuất và kiến nghị đối với UBND tỉnh Nam Định, Sở VHTTDL và chính quyền địa phƣơng để có định hƣớng phát triển đúng đắn và kịp thời trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển nhanh của du lịch toàn cầu và xu hướng du lịch văn hóa xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch. Để nâng cao vị thế điểm đến trên thị trường du lịch quốc tế, yếu tố sản phẩm du lịch văn hóa chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Sản phẩm du lịch văn hóa chính là sự trải nghiệm của khách du lịch về điểm đến du lịch. Vì vậy, điểm đến nào mang lại sự trải nghiệm càng đa dạng, càng thú vị cho khách du lịch sẽ quyết định sự thành công trong việc thu hút khách du lịch.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung, Nam Định nói riêng thì nhu cầu đi du lịch của người dân đã ngày một tăng cao. Là một tỉnh giàu tiềm năng du lịch văn hóa, có đủ các điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề này tồn tại là do ngành du lịch Nam Định chưa có sự đầu tư đúng mức và trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch văn hóa còn chưa được tính đến. Do vậy, để nâng cao để nâng cao hiệu quả việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định thì các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cấp, các ngành có liên quan cũng như các doanh nghiệp lữ hành cần phải có sự đầu tư và nỗ lực phát huy trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương.
Muốn phát triển du lịch văn hóa tại Nam Định, trước hết cần phải hoàn thiện công tác tổ chức quản lý du lịch. Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường khách du lịch. Ngoài ra, việc lựa chọn mô hình để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cũng cần
phải tính đến. Ở Việt Nam, rất nhiều địa phương có điều kiện và tiềm năng để triển khai mô hình phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, cần phải định hướng đúng đắn phương thức phát triển để làm sao đạt được hiệu quả cao, từ việc lựa chọn mô hình phù hợp đến việc lựa chọn sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của địa phương để giới thiệu và quảng bá với du khách.
Trên cơ sở lần lượt hệ thống lại cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch văn hóa, bài học kinh nghiệm của một số nước về phát triển du lịch văn hóa, căn cứ thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, Luận văn với đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định” là một công trình nghiên cứu với mong muốn cố gắng đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra đó là phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế và điều kiện sẵn có để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa góp phần thúc đẩy du lịch Nam Định phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông tin.
2. Trần Thúy Anh (Chủ biên), (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa (Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ), NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Trần Thúy Anh (Chủ biên), (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Tái bản năm 2010.
4. Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nam Định (2008), Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Nam Định, NXB Văn hóa Dân tộc.
5. Vũ Thế Bình (2008), Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam
(trong Một con đường tiếp cận di sản văn hóa), Cục Di sản Văn hóa. 6. Đoàn Mạnh Cương (2010), Mối quan hệ du lịch và văn hóa, Tạp chí du lịch Việt Nam tháng 1/2010.
7. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1996), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê.
10. Nguyễn Thu Hạnh (2005), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc Bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
11. Nguyễn Quang Huyên (2009), Hành Thiện quê ta, NXB Thanh Niên. 12. Nguyễn Trùng Khánh (Chủ biên), (2008), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Lao động Xã hội.
13. Nguyễn Công Khương (2011), Thế mạnh để phát triển du lịch Nam Định trong thời kỳ tới, Tạp chí Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định số 2/2011.
14. Khúc Mạnh Kiên (2011), Một số vấn đề về công tác quản lý lễ hội đầu xuân năm 2011, Tạp chí Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định số 1/2011.
15. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Du lịch (2005). 16. Phạm Trung Lương (Chủ biên), (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.
17. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Vũ Ngọc Lý (1995), Thành Nam xưa, Sở VHTT Nam Hà.
19. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
20. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Xuân Năm (2007), Nam Định đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Sở Văn hóa Thông tin Nam Định.
22.Trịnh Thị Nga (2010), Di tích lịch sử văn hóa đền Trần chùa Tháp,
NXB Văn hóa Dân tộc.
23. Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/ 2010.
24. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2006), Báo cáo kết quả công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007.
25. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2007), Báo cáo kết quả công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008. 26. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2008), Báo cáo kết quả công tác năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009. 27. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2009), Báo cáo kết quả công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010.
28. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2010), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011. 29. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2010.
30. Trần Hữu Sơn (2008), Xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2008, Sở VH - TT - DL Lào Cai.
31.Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
33. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, NXB Văn hóa Thông tin.
34. Nguyễn Thu Thủy, Bài giảng Xúc tiến Du lịch, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
35. Tổng cục du lịch (2009), Bản tin Du lịch Quý III, Hà Nội.
36. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), (1997), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
37. UBND tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo tình hình phát triển du lịch dịch vụ giai đoạn 2005 – 2010 và phương hướng phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2015, Nam Định.
38. Trần Quốc Vượng (Chủ biên), (2005), Cơ sở Văn hóa Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
39. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long(2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.
40. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.
42. Website: - http://vi.wikipedia.org/ - www.unwto.org - www.vietnamtourism.com - www.dulichnamdinh.com - www.baonamdinh.com - www.namdinh.gov.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản đồ du lịch tỉnh Nam Định
Phụ lục 2. Một số hình ảnh lễ hội tại Nam Định Phụ lục 3. Một số hình ảnh làng nghề tại Nam Định
Phụ lục 4. Một số hình ảnh di tích lịch sử văn hóa cách mạng tại Nam Định Phụ lục 5. Một số hình ảnh ẩm thực tại Nam Định
Phụ lục 6. Các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia tại Nam Định Phụ lục 7. Một số lễ hội tiêu biểu của Nam Định
Phụ lục 2: Một số hình ảnh lễ hội tại Nam Định
Lễ hội chợ Viềng Lễ khai ấn đền Trần
Làng nghề đúc đồng Tống Xá
Đền thờ trạng nguyên Lương Thế Vinh
Chùa tháp Phổ Minh
Tháp cửu phẩm liên hoa – chùa Cổ Lễ
Kẹo Sìu Châu
Phở bò Nam Định
Phụ lục 6: Các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia tại Nam Định
STT Tên di tích Địa điểm
1 Đền Thiên Trường Phường Lộc Vượng TP Nam Định 2 Đền Cố Trạch Phường Lộc Vượng TP Nam Định 3 Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp) Phường Lộc Vượng TP Nam Định 4 Cột cờ Đường Tô Hiệu phường Ngô Quyền 5 Chùa Keo Xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường 6 Đình Cao Đài Xã Mỹ Thành huyện Mỹ Lộc 7 Chùa Đại Bi (Chùa Bi) Xã Nam Giang huyện Nam Trực 8 Đền Din Xã Nam Dương huyện Nam Trực 9 Đền Xám (Đình Hát) Xã Hồng Quang huyện Nam Trực 10 Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Giầy Xã Kim Thái huyện Vụ Bản
11 Cửa hàng cắt tóc dưới hầm Số nhà 94 phường Nguyễn Du thành phố Nam Định
13 Khu chỉ huy sở của nhà máy Dệt Khu Quân Nhân phường Cửa Bắc
14 Khu di tích phố hàng Thao - nơi ghi lại tội ác của giặc Mỹ Phố Hàng Thao phường Trần Hưng Đạo thành phố Nam Định 16 Đền Bảo Lộc Xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc
17 Chùa Cổ Lễ Thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh 18 Đền An Lá Xã Nghĩa An huyện Nam Trực 19 Đền Xuân Bảng Xã Xuân Hùng huyện Xuân Trường 20 Chùa Đệ Tứ Phường Lộc Hạ thành phố Nam Định 21 Đền thờ cụ Phạm Văn Nghị Xã Nghĩa Lâm huyện Nghĩa Hưng 22 Đền Giáp Nhất Xã Quang Trung huyện Vụ Bản 23 Chùa Cự Trữ Xã Phương Định huyện Trực Ninh 24 Đền Xuân Hy Xã Xuân Thuỷ huyện Xuân Trường 25 Chùa Xuân Trung Xã Xuân Trung huyện Xuân Trường 26 Cầu Ngói - Chợ Lương Xã Hải Anh huyện Hải Hậu
27 Đền Tứ tổ và Chùa Lương Xã Hải Anh huyện Hải Hậu 28 Đình Thượng Đồng Xã Yên Tiến huyện Ý Yên 29 Đền Giao Cù Xã Đồng Sơn huyện Nam Trực 30 Đền thờ Lương Thế Vinh Xã Liên Bảo huyện Vụ Bản 31 Chùa Phúc Chỉ Xã Yên Thắng huyện Ý Yên
32 Nhà số 7 phố Bến Ngự Phường Phan Đình Phùng thành phố Nam Định 33 Chùa Nghĩa Xá Xã Xuân Ninh huyện Xuân Trường
34 Đền Ninh Xá Xã Yên Ninh huyện Ý Yên 35 Chùa Cổ Nhất Xã Phương Định huyện Trực Ninh 36 Đền An Cư Xã Xuân Vinh huyện Xuân Trường 37 Đình Cát Đằng Xã Yên Tiến huyện Ý Yên
38 Đền Đá Xã Tân Thịnh huyện Nam Trực