Nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 58)

Số lượng nguồn nhân lực và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch bao gồm nguồn nhân lực trực tiếp và nguồn nhân lực gián tiếp. Nguồn nhân lực trực tiếp là những nhân lực làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Nguồn nhân lực gián tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch.

Đối với Nam Định, nguồn nhân lực trong ngành du lịch cũng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định, năm 2006 lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh là 1.279, năm 2010 tăng lên 2.100 người, tốc độ tăng trưởng trung bình lao động giai đoạn 2006 –

2010 là 13,2%. Tuy vậy, so với các tỉnh phụ cận, số lượng lao động trong ngành du lịch còn tương đối ít.

Trong những năm qua, lao động trong ngành du lịch Nam Định đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành. Lao động đã qua đào tạo ở mức đại học và cao đẳng chiếm 8,8% trong tổng số lao động. Tuy nhiên, số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao chiếm 14,1%, trình độ trung cấp và sơ cấp nghề chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch đặt ra.

Bảng 2.3: Lao động trong ngành du lịch Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị tính: Người Năm Trình độ 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trƣởng Trình độ đại học, cao đẳng 106 132 150 179 198 16,91% Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề 94 215 275 308 425 45,82% Trình độ đào tạo khác - Đào tạo tại chỗ (học nghề) 1.079 385 1.243 460 1.351 500 1.213 625 1.277 673 4,30%

Chưa qua đào tạo 218 228 331 250 200 -2,13%

Tổng 1.279 1.590 1.776 1.950 2.100 13,20%

Nếu nghiên cứu về nhu cầu về lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch thì lao động trong ngành du lịch Nam Định đang thiếu cả về chất lượng và số lượng.

Chỉ tính riêng năm 2010, thực trạng lao động ngành du lịch cho thấy, chất lượng lao động trong quản lý và kinh doanh là chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ đại học tỷ lệ chưa cao so với tổng lao động (9,4%). Lực lượng lao động đào tạo ở các lĩnh vực khác không phải trong lĩnh vực đào tạo du lịch chiếm tỷ lệ rất cao 60,8% trong tổng số lao động. Lao động chưa qua đào tạo cũng đã giảm đi rất nhiều: nếu như năm 2008 số lao động này là 331 người thì đến năm 2010 con số này giảm xuống còn 200 người. Do phần lớn lao động của tỉnh chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của ngành trong đó có hoạt động du lịch văn hóa.

Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đã và đang sử dụng phần lớn lao động chưa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, do kiến thức, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm nghiệp vụ du lịch quốc tế còn hạn chế. Công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp nhà nước, các khách sạn đạt tiêu chuẩn của tỉnh quan tâm đến, còn các khách sạn tư nhân thì lao động tại đây thường là không qua đào tạo hoặc mới chỉ đào tạo ngắn hạn. Để khắc phục tình trạng này thì Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Nam Định đã cùng với UBND các huyện phối hợp với trường Cao đẳng du lịch Hà Nội mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng quản lý, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn. Chất lượng dịch vụ đã có phần nâng cao lên song nhìn chung vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. Lý do là người làm du lịch tại đây còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của lớp học, với họ hoạt động du lịch chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh doanh làm sao cho có lãi; chính quyền địa phương thì lại

cho rằng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của vùng chỉ chiếm một con số nhỏ, chưa được coi là ngành kinh tế trọng điểm của vùng và việc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch chỉ là “theo nghĩa vụ” mà không nhận thấy được “quyền lợi” của mình, điều này gây lãng phí cho ngân sách của tỉnh khi đầu tư mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ mà không nhận được sự ủng hộ của người làm du lịch tại đây. Do vậy để phát triển du lịch Nam Định một cách bền vững thì trước hết phải đào tạo nguồn nhân lực mà vấn đề đặt ra ở đây chính là làm thế nào để thay đổi được cách nhìn, quan điểm của họ về du lịch?

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, sự hiểu biết về lịch sử - xã hội, về tập quán địa phương và dân tộc còn hạn chế. Tại một số điểm, khu du lịch như: khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh… đã có thuyết minh viên nhưng số thuyết minh viên này lại có trình độ đào tạo về văn hóa chứ không phải là đào tạo về du lịch và chưa được cấp thẻ thuyết minh viên. Lực lượng hướng dẫn viên trong tỉnh chỉ có một người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chưa có hướng dẫn viên nào được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa và thuyết minh viên trong khi thị trường khách du lịch nội địa lại là thị trường chính của du lịch Nam Định. Đây là một hạn chế rất lớn đối với sự phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của tỉnh.

Về đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các khu di tích lịch sử văn hóa, các điểm du lịch văn hóa (khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy, Ban quản lý làng nghề huyện Ý Yên, Ban quản lý nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh,…) nhìn chung trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, số người có đào tạo qua chuyên ngành du lịch ít, phần lớn là trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo. Điều này ảnh hưởng tới năng lực quản lý điểm du lịch, do sự thiếu hiểu biết về du lịch của chính quyền địa phương, những

người đứng đầu Ban quản lý du lịch chưa có các hành động, chính sách, biện pháp nào để hướng phát triển du lịch bền vững, hoạt động du lịch trở nên hết sức thụ động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)