Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 54)

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm việc đánh giá về chất lượng và số lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất

kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

♦ Cơ sở lưu trú

Trong giai đoạn 2006 – 2010, hệ thống cơ sở lưu trú của Nam Định phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, cả tỉnh Nam Định chỉ có 162 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 2.259 phòng, thì đến năm 2010 số cơ sở lưu trú toàn tỉnh tăng lên 254 cơ sở với 6.448 phòng. Tốc độ tăng trưởng trung bình về số phòng khách sạn giai đoạn 2006 – 2010 là 10,86%. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khá thuận lợi.

Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2010 của hệ thống cơ sở lưu trú ở Nam Định đạt khoảng 52%.

Bảng 2.1 : Các cơ sở lưu trú du lịch Nam Định giai đoạn 2006 – 2010

Năm Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trƣởng Số cơ sở lưu trú 162 180 229 241 254 11,90% Tổng số phòng 2.259 2.629 3.004 3.171 3.412 10,86% Tổng số giường 4.050 4.489 5.202 5.985 6.448 12,33% [Nguồn: 38]

Sự phân bố các khách sạn tập trung chủ yếu ở thành phố Nam Định và hai khu du lịch biển Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thủy). Ở một số thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện cũng có cơ sở lưu trú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.

Hiện nay, ở Nam Định có 16 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao với 641 phòng (chiếm 6,3% số cơ sở lưu trú, 18,8% số phòng). 16 cơ sở lưu trú này tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố Nam Định và hai khu du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm. Hiện trên địa bàn tỉnh chưa

có khách sạn 4, 5 sao và “resort” (khu nghỉ dưỡng, làng du lịch). Đồng thời, ở Nam Định đã xuất hiện hiện tượng thừa thiếu cục bộ đối với các buồng phòng khách sạn, thiếu những khách sạn với các phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn xếp hạng, có đầy đủ các trang thiết bị - điều này có thể thấy rõ ở thành phố Nam Định mỗi khi có các sự kiện lớn thì thường thiếu buồng khách sạn cho các đoàn về tham dự; thừa những buồng phòng của các cơ sở kinh doanh lưu trú bình dân. Điều này đòi hỏi phải có định hướng cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ.

Bảng 2.2: Cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Nam Định năm 2010

Số cơ sở lƣu trú Số phòng

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng số 254 100 3.412 100

Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao 01 0,4 90 2,6

Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 sao 05 1,9 230 6,8 Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 1 sao 10 4,0 321 9,4

Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 111 43,7 1.459 42,7

Cơ sở lưu trú chưa xếp hạng 127 50,0 1.312 38,5

[Nguồn: 38]

Chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Nam Định nhìn chung còn kém và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ, không đồng bộ và cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân có diện tích hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như: massage, karaoke, bể bơi,…

♦ Cơ sở phục vụ ăn uống

Mạng lưới phục vụ ăn uống tư nhân khá phát triển và đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, số của hàng có quy mô lớn, trang thiết bị tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn ít.

♦ Cơ sở vui chơi giải trí

Các cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Nam Định nhìn chung còn rất hạn chế. Ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn, những dịch vụ bổ xung thường chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke. Trên địa bàn tỉnh chỉ có 6 sân tennis, dịch vụ giải trí chủ yếu là karaoke tập trung gần hồ Vị Xuyên nên không hấp dẫn du khách. Không chỉ tại các khu du lịch, các điểm du lịch, trung tâm các huyện trong tỉnh mà ngay tại trung tâm thành phố Nam Định cũng chưa có một cơ sở vui chơi giải trí quy mô nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và nhu cầu của du khách. Sự hạn chế này, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác hạn chế thời gian lưu trú của họ. Đây là nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày và có mức chi tiêu thấp.

♦ Phương tiện vận chuyển khách du lịch

Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2006, toàn tỉnh có 5 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch và một số hộ cá thể với tổng số 200 xe, đến năm 2010 đã có 27 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch với trên 800 xe. Hiện nay, Nam Định cũng đã có 04 tuyến xe buýt chạy từ thành phố Nam Định xuống các huyện:

- Tuyến xe buýt số 01 chạy từ cầu Tân Đệ qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ.

- Tuyến xe buýt số 02 chạy từ bến xe Nam Định qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu.

- Tuyến xe buýt số 03 chạy từ ngã ba đường mới qua thành phố Nam Định và các huyện ngoại thành Nam Định, huyện Nghĩa Hưng.

- Tuyến xe buýt số 04 chạy từ bến xe Nam Định qua thành phố Nam Định và các huyện ngoại thành Nam Định, huyện Vụ Bản, Ý Yên.

Các tuyến xe buýt này đều đi qua các điểm du lịch (khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy, các làng nghề ở huyện Ý Yên, làng hoa cây cảnh Vị Khê,…) nên rất thuận tiện cho du khách tham quan có thể đi về trong ngày với điểm xuất phát từ thành phố Nam Định.

Nhìn chung, các phương tiện vận chuyển khách du lịch của Nam Định đều đảm bảo chất lượng, tiện lợi và an toàn, góp phần hoàn thiện thêm hệ thống dịch vụ ở Nam Định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 54)