Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 76)

- Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp): Trong quá trình phát triển du lịch thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, đội ngũ lao động trong ngành du lịch Nam Định còn nhiều hạn chế về số lượng và trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, nhiều điểm tham quan du lịch ở thành phố Nam Định, ở các huyện Vụ Bản, Xuân Trường… Chất lượng lao động trong ngành du lịch còn thấp, đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở du lịch còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ. Điểm yếu này đã ảnh hưởng đến chất lượng, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa. Trong khi đó, để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cần có một đội ngũ chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực này một cách chuyên sâu. Bên cạnh đó cũng chưa có bất cứ một khóa học nào được tổ chức nhằm đào tạo lao động theo hướng chuyên sâu về sản phẩm cũng như thực hiện chương trình du lịch văn hóa tại địa phương.

- Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các dịch vụ ngân hàng, vui chơi giải trí chưa đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu phát triển du lịch (hạ tầng đến và trong các khu, điểm du lịch còn yếu, chưa có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn…).

- Hạn chế về sản phẩm du lịch văn hóa: Việc xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh du lịch. Mặc dù ngành du lịch Nam Định đã nhận

thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa còn nhiều hạn chế (nghèo nàn về chủng loại, hạn chế về chất lượng, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính đặc thù riêng của tỉnh mà chỉ mới sử dụng khai thác những sản phẩm du lịch sẵn có). Các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của khách du lịch (chủ yếu là khách du lịch nội địa) và nhân dân địa phương. Việc đầu tư để xây dựng một số sản phẩm du lịch văn hóa được xác định trong định hướng, mục tiêu phát triển của ngành như du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực vẫn chưa có được sự đầu tư phát triển như mong muốn Các tuyến du lịch nội tỉnh, nhất là liên tỉnh chưa được khai thác một cách triệt để.

- Hạn chế trong hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa so với yêu cầu phát triển: Ngành du lịch Nam Định chưa tổ chức được tuần du lịch văn hóa hoặc năm du lịch với chủ đề mang tính đặc trưng văn hóa riêng của tỉnh. Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa của Nam Định cho đến nay vẫn chưa có một chiến lược cụ thể. Vì vậy, các hoạt động xúc tiến quảng bá trong thời gian qua chỉ mang tính “tình thế” và dựa vào nguồn ngân sách hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch và ảnh hưởng đến việc quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa.

- Hạn chế trong quản lý, thực hiện quy hoạch du lịch, đặc biệt là việc quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thiếu đồng bộ và thống nhất giữa các ngành kinh tế khác. Do vậy, chưa khai thác được nét độc đáo của tài nguyên du lịch văn hóa. Điều này cũng làm cho tính liên kết của Nam Định với các tỉnh bạn trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

- Chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế du lịch đường sông: Mặc dù có sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ kết nối Nam Định với nhiều điểm du lịch. Tuy nhiên, tuyến du lịch đường sông vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng. Chính vì vậy, Nam Định cũng như các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng chưa phát huy được lợi thế và nét đặc sắc của tuyến giao thông tự nhiên, gắn kết các di tích lịch sử văn hóa vô cùng phong phú dọc các sông, gắn với nền văn minh lúa nước sông Hồng.

- Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thành sản phẩm du lịch văn hóa của các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh khi xây dựng và bán các chương trình du lịch cho khách đến Nam Định chủ yếu vẫn là sản phẩm du lịch biển mà chưa có sự chú trọng đến việc khai thác các giá trị văn hóa của nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vốn rất đặc sắc và mang đậm nét văn hóa địa phương thành sản phẩm du lịch văn hóa. Chính điều đó làm cho du khách chưa thấy được hết các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa ở từng địa phương trong tỉnh.

Tiểu kết Chương 2

Nam Định là một trong những địa phƣơng có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất phong phú và đa dạng để phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ: tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, lễ hội, làng nghề,… Đây là điều kiện tốt để ngành du lịch phát triển, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã hội.

Song trên thực tế, việc phát triển du lịch của tỉnh chƣa tận dụng và khai thác đƣợc những tiềm năng và thế mạnh vốn có của tài nguyên du lịch văn hóa của Nam Định. Lƣợng khách du lịch tăng

đều hàng năm nhƣng chƣa tỷ lệ thuận với mức tăng doanh thu du lịch, điều này đồng nghĩa với việc mức chi tiêu của khách du lịch đến Nam Định thấp, thời gian lƣu trú ngắn. Nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịch văn hóa của Nam Định còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lƣợng dịch vụ còn thấp, các sản phẩm du lịch chƣa có tính cạnh tranh cao, chƣa phát huy đƣợc ƣu thế về giá trị và tính độc đáo của sản phẩm và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trƣờng. Chính vì vậy, cần phải có giải pháp thiết thực và hữu hiệu hơn nữa để góp phần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)